Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại huyện Quốc Oai, Hà Nội năm 2017
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 420.11 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nhằm mô tả thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại huyện Quốc Oai năm 2017 và xác định một số yếu tố liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại huyện Quốc Oai, Hà Nội năm 2017 Nghiên cứu khoa học ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CƠ SỞ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TẠI HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI NĂM 2017 Lưu Quốc Toản1*, Nguyễn Thanh Tâm2, NguyễnThị Minh Lợi3, Lê Thị Hồng Hảo4 1 Trường Đại học Y tế công cộng 2 Trung tâm Y tế huyện Quốc Oai, Hà Nội 3 Trường Đại học Quảng Bình 4 Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Ngày đến tòa soạn: 20/01/2020; Ngày sửa bài sau phản biện: 29/02/2020; Ngày chấp nhận đăng: 16/03/2020) Tóm tắt Kinh doanh thức ăn đường phố góp phần đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng đối với thực phẩm nhưng cũng mang những mối nguy tiềm ẩn đối với sức khỏe nếu không đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 119 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại huyện Quốc Oai, Hà Nội từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2017. Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại huyện Quốc Oai năm 2017 và xác định một số yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 14,3% các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại huyện Quốc Oai đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm. Yếu tố học vấn, trình độ đào tạo nấu ăn, thâm niên của người kinh doanh thức ăn đường phố, vị trí kinh doanh của các cơ sở, công tác kiểm tra của cơ quan quản lý là các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Từ khóa: an toàn thực phẩm, thức ăn đường phố, Quốc Oai Hà Nội. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thức ăn đường phố (TĂĐP) là một phần quan trọng đảm bảo nhu cầu thực phẩm, thị hiếu của con người và đóng góp sinh kế cho xã hội. Với các đặc thù về hình thức chế biến, kinh doanh không cố định và đối tượng, mục đích sử dụng đa dạng nên TĂĐP đòi hỏi một chính sách toàn diện trong quản lý nhằm đảm bào an toàn thực phẩm (ATTP) [1]. Một trong các chính sách đó là đảm bảo các điều kiện ATTP của hoạt động chế biến, kinh doanh để giảm thiểu các mối nguy từ TĂĐP ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, TĂĐP có thể bị nhiễm nhiều loại tác nhân từ vi sinh vật đến các hóa chất, đặc biệt ở các nước đang phát triển [2, 3]. Sử dụng công cụ đánh giá nhanh tại Malaysia năm 2019, các cơ sở kinh doanh TĂĐP có điều kiện vệ sinh tốt, trung bình, kém và rất kém lần lượt là 33,4%, 51,3%, 14,3% và 1,0% [4]. Tại Việt Nam, TĂĐP là một trong những lựa chọn phổ biến của người tiêu dùng với nhiều mục đích và điều kiện sử dụng. Những năm qua, công tác quản lý ATTP đối với loại hình kinh doanh TĂĐP được các cơ quan quản lý nhà nước rất chú trọng thực hiện. Tại Hà Nội đã triển khai thí điểm quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, đến nay, công tác quản lý đã triển khai ở 100% xã, phường, thị trấn tại Hà Nội [5]. Kết quả của một số nghiên cứu tại Hà Nội cũng cho thấy 22% cơ sở không đạt điều kiện về thùng rác và tỷ lệ đạt các điều kiện chung về ATTP là 54% [6, 7]. * Điện thoại: 0912227295 Email: qt@huph.edu.vn54 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm, Tập 3, Số 1, 2020 Lưu Quốc Toản, Nguyễn Thanh Tâm, Nguyễn Thị Minh Lợi, Lê Thị Hồng Hảo Quốc Oai là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phốkhoảng 20 km. Huyện có 20 xã và 01 thị trấn, với diện tích 147,01 km2 và dân số khoảng 1người [8]. Loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm nói chung và kinh doanh dịch vụ ănuống nói riêng rất phong phú, trong đó có 119 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Công tácquản lý ATTP luôn đặt ra các thách thức đối với các cơ quan quản lý tại địa phương, trong đóviệc cập nhật thực trạng điều kiện ATTP của các cơ sở kinh doanh TĂĐP là yêu cầu cấp thiếtđể xây dựng và điều chỉnh các chính sách quản lý phù hợp. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiêncứu này nhằm mô tả thực trạng điều kiện ATTP của các cơ sở kinh doanh TĂĐP tại huyệnQuốc Oai, thành phố Hà Nội năm 2017 và một số yếu tố liên quan.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang, phương pháp định lượng và được thực hiện từtháng 2 năm 2017 đến tháng 5 năm 2017 tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu sử dụng toàn bộ 119 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố (TĂĐP)nằm tr ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại huyện Quốc Oai, Hà Nội năm 2017 Nghiên cứu khoa học ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CƠ SỞ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TẠI HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI NĂM 2017 Lưu Quốc Toản1*, Nguyễn Thanh Tâm2, NguyễnThị Minh Lợi3, Lê Thị Hồng Hảo4 1 Trường Đại học Y tế công cộng 2 Trung tâm Y tế huyện Quốc Oai, Hà Nội 3 Trường Đại học Quảng Bình 4 Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Ngày đến tòa soạn: 20/01/2020; Ngày sửa bài sau phản biện: 29/02/2020; Ngày chấp nhận đăng: 16/03/2020) Tóm tắt Kinh doanh thức ăn đường phố góp phần đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng đối với thực phẩm nhưng cũng mang những mối nguy tiềm ẩn đối với sức khỏe nếu không đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 119 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại huyện Quốc Oai, Hà Nội từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2017. Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại huyện Quốc Oai năm 2017 và xác định một số yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 14,3% các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại huyện Quốc Oai đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm. Yếu tố học vấn, trình độ đào tạo nấu ăn, thâm niên của người kinh doanh thức ăn đường phố, vị trí kinh doanh của các cơ sở, công tác kiểm tra của cơ quan quản lý là các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Từ khóa: an toàn thực phẩm, thức ăn đường phố, Quốc Oai Hà Nội. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thức ăn đường phố (TĂĐP) là một phần quan trọng đảm bảo nhu cầu thực phẩm, thị hiếu của con người và đóng góp sinh kế cho xã hội. Với các đặc thù về hình thức chế biến, kinh doanh không cố định và đối tượng, mục đích sử dụng đa dạng nên TĂĐP đòi hỏi một chính sách toàn diện trong quản lý nhằm đảm bào an toàn thực phẩm (ATTP) [1]. Một trong các chính sách đó là đảm bảo các điều kiện ATTP của hoạt động chế biến, kinh doanh để giảm thiểu các mối nguy từ TĂĐP ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, TĂĐP có thể bị nhiễm nhiều loại tác nhân từ vi sinh vật đến các hóa chất, đặc biệt ở các nước đang phát triển [2, 3]. Sử dụng công cụ đánh giá nhanh tại Malaysia năm 2019, các cơ sở kinh doanh TĂĐP có điều kiện vệ sinh tốt, trung bình, kém và rất kém lần lượt là 33,4%, 51,3%, 14,3% và 1,0% [4]. Tại Việt Nam, TĂĐP là một trong những lựa chọn phổ biến của người tiêu dùng với nhiều mục đích và điều kiện sử dụng. Những năm qua, công tác quản lý ATTP đối với loại hình kinh doanh TĂĐP được các cơ quan quản lý nhà nước rất chú trọng thực hiện. Tại Hà Nội đã triển khai thí điểm quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, đến nay, công tác quản lý đã triển khai ở 100% xã, phường, thị trấn tại Hà Nội [5]. Kết quả của một số nghiên cứu tại Hà Nội cũng cho thấy 22% cơ sở không đạt điều kiện về thùng rác và tỷ lệ đạt các điều kiện chung về ATTP là 54% [6, 7]. * Điện thoại: 0912227295 Email: qt@huph.edu.vn54 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm, Tập 3, Số 1, 2020 Lưu Quốc Toản, Nguyễn Thanh Tâm, Nguyễn Thị Minh Lợi, Lê Thị Hồng Hảo Quốc Oai là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phốkhoảng 20 km. Huyện có 20 xã và 01 thị trấn, với diện tích 147,01 km2 và dân số khoảng 1người [8]. Loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm nói chung và kinh doanh dịch vụ ănuống nói riêng rất phong phú, trong đó có 119 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Công tácquản lý ATTP luôn đặt ra các thách thức đối với các cơ quan quản lý tại địa phương, trong đóviệc cập nhật thực trạng điều kiện ATTP của các cơ sở kinh doanh TĂĐP là yêu cầu cấp thiếtđể xây dựng và điều chỉnh các chính sách quản lý phù hợp. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiêncứu này nhằm mô tả thực trạng điều kiện ATTP của các cơ sở kinh doanh TĂĐP tại huyệnQuốc Oai, thành phố Hà Nội năm 2017 và một số yếu tố liên quan.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang, phương pháp định lượng và được thực hiện từtháng 2 năm 2017 đến tháng 5 năm 2017 tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu sử dụng toàn bộ 119 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố (TĂĐP)nằm tr ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Điều kiện an toàn thực phẩm Cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố Thức ăn đường phố Kiểm soát an toàn thực phẩm Nguyên liệu thực phẩm an toànGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 32 0 0
-
9 trang 28 0 0
-
6 trang 28 0 0
-
17 trang 26 0 0
-
59 trang 23 0 0
-
10 trang 22 0 0
-
An toàn thực phẩm - Sổ tay hỏi đáp về pháp luật: Phần 2
48 trang 21 0 0 -
Đề tài: AN TOÀN VỆ SINH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ
33 trang 20 0 0 -
7 trang 18 0 0
-
Tập huấn An toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế
27 trang 16 0 0