Danh mục

ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ NƯỚC NGA VÀ TƯ DUY DÂN TỘC NGA

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 267.19 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư duy dân tộc là một bộ phận cấu thành của văn hoá dân tộc. Nghiên cứu tư duy dân tộc rất cần thiết cho việc hiểu mối tương quan thiên nhiên, lịch sử, văn hoá và xã hội trên một lãnh thổ nhất định. Và đối tượng quan tâm trước hết đó là con người. Nghiên cứu tư duy dân tộc Nga giúp cho người học tìm ra những cách tiếp cận đúng để hiểu nhiều vấn đề trong lĩnh vực kinh tế – xã hội và chính trị, dự đoán được những nét chính yếu của tương lai...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ NƯỚC NGA VÀ TƯ DUY DÂN TỘC NGA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ NƯỚC NGA VÀ TƯ DUY DÂN TỘC NGA Tư duy dân tộc là một bộ phận cấu thành của văn hoá dân tộc. Nghiên cứu tưduy dân tộc rất cần thiết cho việc hiểu mối tương quan thiên nhiên, lịch sử, văn hoá vàxã hội trên một lãnh thổ nhất định. Và đối tượng quan tâm trước hết đó là con người. Nghiên cứu tư duy dân tộc Nga giúp cho người học tìm ra những cáchtiếp cận đúng để hiểu nhiều vấn đề trong lĩnh vực kinh tế – xã hội và chính trị, dự đoánđược những nét chính yếu của tương lai nước Nga. Nhà văn Nga nổi tiếng M.A.Sholokhov từng nói: “Khắc nghiệt, hoang dã – biển và núi đá. Không có gì nhân tạocả, và con người phải đối mặt với thiên nhiên. Thiên nhiên này đã đặt dấu ấn sức khỏevà tính tự kiềm chế sáng suốt lên người lao động – ngư dân và nông dân”[3]. Nghiêncứu chi tiết những quy luật thiên nhiên, ta có thể hiểu được cả tính quy luật thái độ ứngxử và tính cách của con người. Có thể thấy trong rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật cũng như cáccông trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành địa lý, tâm lý những đoạn nói về sự ảnhhưởng to lớn của điều kiện địa lý nước Nga lên tính cách, tư duy dân tộc Nga. Ví dụnhư I.A. Iliyn viết: “Nước Nga đặt chúng ta mặt đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt vàbao quát với mùa đông giá lạnh và mùa hè thiêu đốt, với mùa thu tuyệt vọng và mùaxuân bão táp khủng khiếp. Thiên nhiên làm ta phải do dự, buộc ta phải sống bằngquyền lực và độ sâu của nó. Chính vì vậy mà tính cách Nga rất mâu thuẫn”[2]. CònS.N. Bulgakov thì viết về khí hậu lục địa (sự cách biệt nhiệt độ ở Oimiakon đạt đến104 0C) có lẽ là tác nhân làm cho tính cách Nga có đặc trưng là mâu thuẫn: vừa khaokhát tự do tuyệt đối vừa thuần phục kiểu nô lệ, vừa tín ngưỡng vừa vô thần – nhữngtính chất này của nếp nghĩ, tư duy Nga rất khó hiểu đối với người châu Âu, tạo chonước Nga vòng bí ẩn, thách đố và không thể đạt đến được. Bài viết này trình bày một số yếu tố địa lý – cụ thể là: (1) vị trí địa lý, (2) khíhậu, (3) cảnh quan và độ rộng lãnh thổ nước Nga – ảnh hưởng đến tư duy, tính cáchdân tộc Nga. 1. Vị trí địa lý Các sự kiện nói nên rằng quốc gia Nga (Xô Viết) và dân tộc Nga từng được“lập trình sẵn” về lịch sử, địa lý và tâm lý để đối trọng với sự ép buộc khắc nghiệt nhấttừ bên ngoài. Dân tộc Nga được sinh ra ở trung tâm lục địa Á – Âu, ở đồng bằngkhông được biển cũng như núi che chở cả ở phía tây và phía đông để chống lại xâmnhập quân sự từ Bắc Á và từ Tây Âu. Phương pháp duy nhất để bảo tồn tính tự chủtrong điều kiện này là chiếm càng nhiều đất càng tốt để buộc chân được quân đội củakẻ thù. Không gian bao la và sự cần thiết đối mặt bằng sức mạnh liên kết đồngthời của nhiều dân tộc từ tây sang đông đã nảy sinh một dạng tư duy tâm lý tiềm thứcvà có ý thức (“chuẩn bị chậm nhưng đi nhanh” – dạng tâm lý lý tính hướng nội), tậptrung quyền lực ở một nhà nước chuyên chế (quân chủ tuyệt đối hay chuyên chế kiểuĐông phương). Tính chất Bắc Á – Âu của nước Nga đã tạo nên dạng tâm lý dân tộckhông chỉ phù hợp với những xu hướng thịnh hành trên thế giới, mà còn đối lập trựctiếp với chúng. Từ đó, thay vì phát triển sản xuất hàng hoá là tâm lý kinh tế tự nhiên(từng là cứu cánh trong những năm bị nước ngoài vây hãm, nhưng không hiệu quả chovịêc xây dựng một nền kinh tế mạnh), thay vì tính tự chủ là thói quen được bảo hộ,thay vì những đòi hỏi vật chất cao là tính dễ dãi với điều kiện sống. 2. Khí hậu Người học cần được đưa đến kết luận rằng tính khắc nghiệt của khí hậu Nga đãảnh hưởng mạnh đến tư duy dân tộc Nga. Sinh sống trên lãnh thổ nơi mùa đông kéodài đến gần nửa năm, người Nga đã tạo cho mình một sức mạnh ý chí lớn lao, tínhkiên trì trong tranh đấu vì sự sống còn trong điều kiện khí hậu giá lạnh. Nhiệt độ thấptrong suốt phần lớn của năm đã ảnh hưởng đến khí tính dân tộc. Người Nga thường đasầu, chậm chạp hơn người Tây Âu, do người Nga phải bảo tồn và tích lũy năng lượngcủa mình, nguồn năng lượng cần thiết cho cuộc đấu tranh chống cái lạnh. “Dân Ngaphải tiêu tốn biết bao sức mạnh, tiền bạc và thời gian để bảo vệ mình chống cái lạnh,giữ gìn những gì khai thác được và vận chuyển chất đốt, bảo quản hệ thống sưởi ấmnhà cửa, củng cố các công trình xây dựng, cứu nạn tàu thuyền, bến cảng, cầu cống,dọn tuyết trên các con đường, chống lũ lụt, may quần áo ấm”[3]. Mùa đông Nga kéodài và lạnh giá được phản ảnh bằng dấu ấn khốn khó trong tâm hồn người Nga. Mùa đông Nga khắc nghiệt ảnh hưởng đến truyền thống hiếu khách của ngườiNga. Từ chối người đi đường trong điều kiện khí hậu mùa đông có nghĩa là đẩy họ vàocái chết lạnh. Vì vậy, tính hiếu khách được người Nga hiểu là nghĩa vụ. Tính khắcnghiệt và hà khắc của thiên nhiên dạy cho người Nga tính chịu đựng và biết lắngnghe. Nhưng có ý nghĩa hơn cả là cuộc đấu tranh không ngừng và bền bỉ với t ...

Tài liệu được xem nhiều: