Điều kiện sống và thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở hai bản người dân tộc mông tại huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, năm 2011
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều kiện sống và thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở hai bản người dân tộc mông tại huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, năm 2011 Điều kiện sống và thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở hai bản người dân tộc mông tại huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, năm 2011 Lê Minh Chính1, Nguyễn Thị Bình2, Nguyễn Thị Hồng3, Tạ Quốc Bản4 Chọn toàn bộ phụ nữ có thai (PNCT) và phụ nữ tuổi sinh đẻ 15-49, nghiên cứu mô tả cắt ngang, vào tháng 6/ 2011, nhằm: mô tả những bất cập trong đời sống kinh tế, xã hội và thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở 2 bản dân tộc Mông, ở huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, nơi khó khăn nhất về kinh tế và công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) và làm mẹ an toàn (LMAT). Kết quả: 100% là hộ nghèo và cận nghèo. Thói quen không dùng hố xí chiếm 46,4%. Tỷ lệ mù chữ của phụ nữ 15-49 là 27,1%, TH 47,1% và THCS 24,7%. Tỷ lệ khám thai đủ số lần là 20,4%, PNCT uống sắt nhiều hơn 150 viên chỉ có 17,1% và tiêm phòng UV đủ mũi 48,1%. Tỷ lệ dưới 25,0% hiểu biết đúng về CSSKSS và LMAT. Sử dụng dịch vụ CSSKSS và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) chiếm 20 - 30%. Từ khóa: điều kiện sống; sức khỏe sinh sản; người Mông; Lân Vai; Khe Cạn; Thái Nguyên Living condition and the status of reproductive health in two ethnic Mong villages in Dong Hy and Vo Nhai district, Thai Nguyen province in 2011 Le Minh Chinh1, Nguyen Thi Binh2, Nguyen Thi Hong3, Ta Quoc Ban4 Living conditions and the status of reproductive health in two ethnic Mong villages in Dong Hy and Vo Nhai district, Thai Nguyen province - 2011. Select all pregnancy women (PW) and women of childbearing age 15-49, cross-sectional descriptive study, in May/2011, to describe the gaps in economic life, society and the status of reproductive health in two villages of ethnic Mongolia, in Dong Hy & Vo Nhai districts, Thai Nguyen Pro, where the most difficult on economic, safe motherhood and reproductive health work. Results: 100% households are poor and near poor. People do not have the habit of using toilet the rate of 46.4%. Illiteracy rate of women 15-49 is 27.1%, 47.1% Primary and secondary 24.7%. Prenatal care enough times the rate of 20.4%, PW take iron only 17.1% fully, vaccinated against tetanus 48.1% full nose. Knowledge of RHC and Safe Motherhood rate of 25.0% from the correct understanding. Use of family planning & RHC services accounted for 20- 30%. Keywords: Living condition; status of reproductive health; ethnic; Thai Nguyen province; 2011 Tác giả: 1 Ts. Lê Minh Chính, Giảng viên chính Bộ Môn Phụ Sản, Trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên. Địa chỉ: SN 284 Đường Lương Ngọc Quyến Thành phố Thái Nguyên. ĐTDĐ: 0912257863. Email: minhchinhyk@yahoo.com.vn. 2 Ths. Nguyễn Thị Bình, Giảng viên Bộ môn Phụ Sản, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên 3 Ths. Nguyễn Thị Hồng, Giảng viên Bộ môn Phụ Sản, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên 4 BS. Tạ Quốc Bản, Giảng viên Bộ môn Phụ Sản, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bản Lân Vai thuộc xóm Đồng Chuối, xã Dân Tiến huyện Võ Nhai và bản Khe Cạn, xã Văn Lăng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên là hai bản của bà con dân tộc Mông ở Hà Quảng và Trà Lĩnh Cao Bằng chuyển đến từ 1980 - 1988. Các hộ gia đình tại hai bản đều ở trên các sườn núi đất và núi đá dốc, bốn bề là núi cao, ở giữa là thung lũng nhỏ hẹp, bị ngăn cách bởi núi cao, đèo dốc, đường độc đạo qua lại rất khó khăn. Hai bản cách trung tâm xã 5km và xa huyện lỵ gần 40 km. Điều kiện kinh tế, xã hội đều khó khăn vào bậc nhất của 2 huyện. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS), thực hiện làm mẹ an toàn (LMAT) ở nơi đây còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu nhằm mục tiêu: Mô tả những bất cập trong đời sống kinh tế, xã hội và thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở 2 bản dân tộc Mông. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng, phương pháp và cỡ mẫu: Chọn toàn bộ phụ nữ có thai (PNCT) và phụ nữ tuổi sinh đẻ 15-49 người dân tộc Mông ở 2 bản Lân Vai và Khe Cạn. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, vào tháng 6/ 2011. Phỏng vấn các đối tượng theo bộ câu hỏi. Kết hợp khảo sát nhà ở, chăn nuôi và các công trình nguồn nước, nhà tắm, hố xí. - Chỉ số nghiên cứu: Tỷ lệ các loại nhà ở, chăn nuôi và vật nuôi, 3 công trình. Chỉ số tiếp cận các dịch vụ CSSKSS, LMAT. Xử lý số liệu trên phần mềm Epi Info 6.04V. - Các chỉ tiêu đánh giá: Hố xí hợp vệ sinh là tự hoại hoặc hai ngăn, đảm bảo diệt mầm bệnh, không phát sinh ruồi nhặng, không làm bẩn đất xung quanh và tránh được thấm rỉ, không gây mùi hôi thối. Nước hợp vệ sinh: Trong, không mùi, xa chuồng gia súc, xa nhà vệ sinh > 20m [4]. Lấy chuẩn hộ nghèo theo quy định hiện hành. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng về đời sống kinh tế Bảng 1. Thực trạng nhà ở của nhân dân ở mỗi bản và tỷ lệ chung Bản Lân Vai (n = 53) Khe Cạn (n = 31) Cả 2 bản (n = 84) Nhà kiên cố n % 6 11,3 9 29,0 15 17,9 Nhà bán kiên cố n % 29 54,7 14 45,2 43 51,2 Nhà tạm n 18 8 2 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí y tế công cộng Điều kiện sống chăm sóc sức khỏe sinh sản Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản Chăm sóc sức khỏe sinh sản Tỉnh Thái NguyênGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân - BSCKII Dương Văn Dũng
110 trang 138 0 0 -
7 trang 105 0 0
-
5 trang 98 0 0
-
Quyết định số 54/2012/QĐ-UBND
5 trang 86 0 0 -
8 trang 84 0 0
-
Kiến thức, thái độ của phụ nữ về biện pháp tránh thai bằng que cấy Implanon NXT®
5 trang 76 0 0 -
6 trang 72 0 0
-
Đánh giá kết quả xử trí thai kỳ ở sản phụ từ 35 tuổi trở lên tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau
7 trang 48 0 0 -
Quan điểm và nhu cầu của cộng đồng về nhà hàng không khói thuốc ở Hà Nội
7 trang 47 0 0 -
8 trang 47 0 0
-
8 trang 38 0 0
-
Sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở Tây Nguyên hiện nay
7 trang 35 0 0 -
Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2015
317 trang 35 0 0 -
Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về vấn đề sức khỏe sinh sản
9 trang 35 0 0 -
Giáo trình Dân số - Chăm sóc sức khỏe sinh sản: Phần 1
82 trang 35 1 0 -
Già hóa dân số: Cơ hội và thách thức cho ngành Du lịch
10 trang 35 0 0 -
Nghiên cứu thực trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe trước mang thai tại thành phố Đà Nẵng
12 trang 33 0 0 -
Thực trạng quản lý rừng tại huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
7 trang 33 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên
27 trang 33 0 0 -
5 trang 32 0 0