Nghiên cứu nhằm khảo sát hiện trạng bệnh chân móng và ảnh hưởng của nó lên năng suất sữa của bò tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018. Tổng cộng 150 hộ được phỏng vấn theo ba qui mô: (1) nhỏ dưới 20 con, (2) vừa 20 - 50 con, (3) lớn trên 50 con. Mỗi qui mô điều tra 50 hộ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều tra hiện trạng bệnh chân móng và ảnh hưởng của nó lên năng suất và chất lượng sữa của bò tại thành phố Hồ Chí Minh
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG BỆNH CHÂN MÓNG VÀ ẢNH HƢỞNG
CỦA NÓ LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG SỮA CỦA BÒ TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Dƣơng Nguyên Khang1, Đặng Hoàng Đạo1,
Nguyễn Thanh Hải2, Nguyễn Văn Chánh2
1
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao KHCN, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
2
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Email: duongnguyenkhang@gmail.com
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm khảo sát hiện trạng bệnh chân móng và ảnh hưởng của nó lên năng suất sữa của bò tại
huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018. Tổng cộng 150 hộ
được phỏng vấn theo ba qui mô: (1) nhỏ dưới 20 con, (2) vừa 20 - 50 con, (3) lớn trên 50 con. Mỗi qui mô
điều tra 50 hộ. Kết quả cho thấy tỉ lệ bò bị yếu chân ở tháng cho sữa đầu tiên và cả năm lần lượt là 25,27
và 74,73%. Tỉ lệ bò bị bệnh chân móng ở tháng cho sữa đầu tiên và cả năm thấp hơn lần lượt là 66,26 và
33,74%. Bò đi đứng khó khăn ở mức thường là cao nhất, rất thường và thấp nhất đi đứng khó khăn lần
lượt là 56,7; 22,6 và 20,7% (P = 0,001). Khi bò bệnh chân móng có biểu hiện nằm chiếm đến 61,3%; bớt
nằm là 27,3%; thấp nhất ít nằm là 11,3% (P = 0,001). Bò không được gọt móng chiếm đến 51,33%; bò
được gọt móng là 48,67%; và không áp dụng gọt chân móng một hoặc hai lần trong năm là 100% (P =
0,001). Tỉ lệ bò bệnh chân móng cao nhất ở hộ qui mô lớn là 39,84%, hộ qui mô nhỏ là 34,35%, thấp nhất
ở hộ qui mô trung bình là 29,33% (P = 0,002). Số bò trung bình ở hộ khảo sát là 41,8 con/hộ; qui mô lớn
là 74,8 con/hộ, qui mô trung bình là 37,5 con/hộ; và thấp nhất qui mô nhỏ là 13,1 con/hộ (P= 0,001).
Năng suất sữa trung bình đạt 19,1 kg/con/ngày. Tỉ lệ thức ăn thô/tinh trong khẩu phần là 42,76/57,24; thấp
nhất ở qui mô lớn là 39,86/60,14; kế tiếp qui mô trung bình là 43,32/56,68; cao nhất ở qui mô và nhỏ
45,09/54,91 (P = 0,032).
Từ khóa: Chân móng, năng suất sữa, tỉ lệ tinh thô.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm chân móng trên bò sữa là một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng nhất hiện nay. Bệnh này biểu
hiện không nghiêm trọng như các bệnh truyền nhiễm, nhưng ảnh hưởng của nó đối với bò sữa trên sức
khỏe, giảm trọng, giảm sản xuất sữa, giảm chất khô sữa, giảm tuổi thọ đàn, tăng viêm vú và tế bào bản
thể, sinh sản kém, và đặc biệt là làm giảm sức đề kháng sẽ gây ảnh hưởng và tạo điều kiện cho phát triển
các bệnh truyền nhiễm khác làm thiệt hại kinh tế nặng nề hơn như năng suất thấp, tăng phí chăm sóc chữa
trị, tốn công sức suy nghĩ để quản lý đàn và điều trị, loại thải nhanh (Lê Đăng Đảnh, 2015). Theo Green và
ctv (2002), nếu bò bị đau chân móng sản lượng sữa có thể giảm 360 kg/chu kỳ 305 ngày. Tương tự với kết
quả của L.V. Randall và ctv (2016), năng suất sữa bò giảm trung bình 2,68 kg/ngày khi bò bị đau chân
móng. Thiệt hại kinh tế xảy ra trong trường hợp bò bị đau chân móng là rất lớn, có thể từ 250 Euro/bò
sữa/năm (Jan Van Geest, 2012) đến 302 đô la/trường hợp (Kelton và ctv, 1998). Hơn nữa, can thiệp của
1098
bác sĩ thú y sẽ thay đổi (từ chẩn đoán đến điều trị) qua tham khảo ý kiến với chủ hộ chăn nuôi bò sữa,
người quản lý, kỹ thuật viên tại trại để có kế hoạch chuẩn xác cho xử lý, kiểm soát và phòng ngừa. Đối với
tổng đàn lớn, khi số lượng bò viêm chân móng bị què vượt quá khả năng xử lý của bác sĩ thú y, thì hiện
trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn tại trại. Vì vậy, chăm sóc bàn chân và móng, bằng cách cắt tỉa bằng máy mài
từ bác sĩ thú y bên ngoài hoặc từ nhân viên của trại là rất cần thiết để ngăn chặn bệnh này. Muốn vậy, bất
kể người nào thực hiện các nhiệm vụ này, chìa khóa đạt được thành công của điều trị là phải kiểm tra kịp
thời, chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị chính xác bệnh viêm chân móng. Ngoài việc giảm thiệt hại
què quặt, chẩn đoán và điều trị sớm sẽ hạn chế đau đớn và phòng ngừa rối loạn viêm chân móng mà có thể
dẫn tới là phải yêu cầu phẫu thuật và cần một thời gian dài mới có thể phục hồi (Lê Đăng Đảnh, 2012).
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương chăn nuôi bò sữa lớn nhất cả nước với tổng số đàn bò sữa đạt được
90.132 con, chiếm 30% tổng số bò sữa cả nước tính đến đầu năm 2016 (Chăn nuôi Việt Nam, 2016). Mặc
dù có khó khăn về tiêu thụ sữa nhưng tổng đàn bò sữa vẫn tăng lên 95.298 con (bò sữa cái 74.313 con)
tính đến đầu năm 2018 (Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 3, 2018). Nhưng nước ta
có rất ít nghiên cứu đầy đủ về bệnh chân trên bò sữa. Theo khảo sát của Phan Việt Thành (2010), tỉ lệ bò
mắc bệnh chân móng là 10,6% trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương; tại Đan Mạch của
Thomsen (2009) là 24,25% và tại Canada là 28,5% (Ito và ctv, 2010). Bình quân chăn nuôi bò sữa là 14,2
con/hộ, trong đó chăn nuôi dưới 10 con/hộ chiếm 51,2%; quy mô chăn nuôi trên 50 con/hộ chiếm 1,2%.
Năng suất sữa bình quân đạt gần 6.000 kg/bò/năm, tương đương 18 kg/bò/ngày. Tuy nhiên, diện tích chăn
nuôi trung bình mỗi hộ khoảng 500 m2 do đó tình trạng thiếu cỏ tươi trong mùa khô thường xuyên xảy ra.
Đàn bò sữa chủ yếu là các giống lai HF từ F1 đến F4, không có hộ nào chăn nuôi bò thuần HF. Giống bò
lai thích nghi tốt với điều kiện khí hậu môi trường nhưng sản lượng sữa tương đối thấp so với tiềm năng
của giống. Thu nhập từ bò sữa tương đối ổn định trong những năm gần đây. Vì thế, việc phòng trị các
bệnh trên bò sữa, đặc biệt là bệnh chân móng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chăn nuôi bò sữa
bền vững của bà con chăn nuôi Thành phố. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra nguyên nhân,
đánh giá hậu quả và đưa qui trình phòng trị tổng hợp cho bệnh viêm chân móng trên bò sữa nuôi tại nông
hộ quanh khu vực TP. Hồ Chí Minh.
2. VẬT LIỆU ...