Danh mục

Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.51 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổng quan về chất thải rắn y tế; tác động của chất thải rắn y tế với môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng; tình hình quản lý chất thải rắn y tế trong và ngoài nƣớc; các văn bản pháp lý có liên quan đến quản lý chất thải y tế. Trình bày về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Thanh Hóa cũng nhƣ hiện trạng hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn (CTR) y tế tại tỉnh. Nghiên cứu về mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu quản lý chất rắn y tế tại Thanh Hóa. Phân tích, đánh giá về khối lƣợng, quy trình phân loại, thu gom, lƣu giữ, xử lý CTR y tế tại tỉnh. Đƣa ra kết quả nghiên cứu: điều tra đánh giá bổ sung về hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại tỉnh Thanh Hóa; đánh giá hiện trạng hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn y tế (CTRYT) tại tỉnh. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do CTR y tế của tỉnh trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Nguyễn Thị Vân Anh Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên; Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng; Mã số: 608502 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Ngô Kim Chi Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Tổng quan về chất thải rắn y tế; tác động của chất thải rắn y tế với môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng; tình hình quản lý chất thải rắn y tế trong và ngoài nƣớc; các văn bản pháp lý có liên quan đến quản lý chất thải y tế. Trình bày về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Thanh Hóa cũng nhƣ hiện trạng hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn (CTR) y tế tại tỉnh. Nghiên cứu về mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu quản lý chất rắn y tế tại Thanh Hóa. Phân tích, đánh giá về khối lƣợng, quy trình phân loại, thu gom, lƣu giữ, xử lý CTR y tế tại tỉnh. Đƣa ra kết quả nghiên cứu: điều tra đánh giá bổ sung về hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại tỉnh Thanh Hóa; đánh giá hiện trạng hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn y tế (CTRYT) tại tỉnh. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do CTR y tế của tỉnh trong thời gian tới. Keywords: Khoa học môi trƣờng; Quản lý chất thải; Chất thải rắn; Thanh Hóa; Y tế Content Hiện nay, sự phát triển hơn nữa các loại hình công nghiệp, dịch vụ, gia tăng nhu cầu tiêu dùng, hƣởng thụ vật chất… đã làm gia tăng lƣợng lớn chất thải nguy hại đƣợc thải ra môi trƣờng, đặc biệt là chất thải rắn y tế. Chất thải rắn y tế nguy hại tiềm ẩn cao hơn khả năng lây nhiễm, gây tổn thƣơng hơn bất kỳ loại chất thải khác, có thể truyền các bệnh nguy hiểm cho những ngƣời phơi nhiễm (nhƣ HIV, HBV, HCV). Thanh Hóa là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế xã hội khá cao, đứng thứ 3 về dân số trong các đơn vị hành chính trực thuộc trung ƣơng. Cùng với chất lƣợng đời sống đƣợc nâng lên thì nhu cầu về y tế của ngƣời dân cũng ngày một tăng. Dẫn đến lƣợng rác thải y tế của Thanh Hóa tăng cao. Hầu hết các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đƣợc xây dựng từ lâu, trong quy hoạch không có hệ thống xử lý chất thải hoặc nếu có cũng không phù hợp và hoạt động kém hiệu quả. Các điểm tập trung chất thải đều nằm trong khuôn viên bệnh viện, không đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó nhận thức về thực hành xử lý chất thải trong các bộ y tế, nhân viên làm công tác xử lý chất thải và bệnh nhân còn chƣa cao. Đề tài “Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện” đƣợc thực hiện nhằm bƣớc đầu đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa, từ đó đề xuất ra biện pháp quản lý phù hợp, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và các nguồn lây lan bệnh truyền nhiễm Cấu trúc luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm về chất thải rắn y tế 1.1.1. Định nghĩa chất thải rắn y tế Chất thải rắn y tế đƣợc định nghĩa trong Quyết định 43/2007/QĐ-BYT bao gồm tất cả chất thải rắn đƣợc thải ra từ các cơ sở y tế. Định nghĩa chất thải rắn y tế của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO thêm vào đó là bao gồm cả những chất thải có nguồn gốc từ các nguồn nhỏ hơn nhƣ đƣợc tạo ra trong quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà (lọc máu, tiêm…) Chất thải rắn y tế (CTRYT) nguy hại là chất thải rắn (CTR) y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng nhƣ dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không đƣợc tiêu hủy an toàn. 1.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế Khoảng 75-90% chất thải bệnh viện là chất thải thông thƣờng, tƣơng tự nhƣ chất thải sinh hoạt, không có nguy cơ gì. Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, CTR trong cơ sở y tế đƣợc phân thành 5 nhóm, trong đó nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 là CTRYT nguy hại chiếm khoảng 10-25%: 1. Chất thải lây nhiễm 2. Chất thải hóa học nguy hại 3. Chất thải phóng xạ 4. Bình chứa áp suất 5. Chất thải thông thƣờng 1.2. Tác động của chất thải rắn y tế với môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng 1.2.1. Đối với sức khỏe cộng đồng - Nguy cơ của các vật sắc nhọn (chất thải lây nhiễm): Các vật sắc nhọn không những có nguy cơ gây thƣơng tích cho những ngƣời phơi nhiễm mà qua đó còn có thể truyền các bệnh nguy hiểm. - Nguy cơ của các chất thải rắn hóa học và dƣợc phẩm: Các chất thải hóa học có thể gây hại cho sức khỏe con ngƣời do các tính chất: ăn mòn, gây độc, dễ cháy, gây nổ, gây sốc hoặc ản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: