Trong miệng có hơn 500 vi khuẩn gây bệnh Một số thường được phân lập trong nhiễm khuẩn do răng và được xem là vi khuẩn gây bệnh như S.viridans, staphylococcus, peptostreptococcus, fusobacterium, prevotella…Theo nghiên cứu của TS.BS. Nguyễn Thị Hồng, nhiễm khuẩn quanh chóp răng hay mô nha chu tiến triển có thể lan vào trong mô mềm vùng hốc miệng, mặt, cổ dẫn đến viêm mô tế bào. Viêm mô tế bào xảy ra ở nam nhiều hơn nữ, thường gặp nhất từ 20 - 40 tuổi (52,6%). Đa số răng nguyên nhân ở hàm dưới (73,7%), vùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều trị kháng sinh… chủ yếu theo kinh nghiệm!Điều trị kháng sinh… chủ yếu theo kinh nghiệm!Trong miệng có hơn 500 vi khuẩn gây bệnhMột số thường được phân lập trong nhiễm khuẩn dorăng và được xem là vi khuẩn gây bệnh nhưS.viridans, staphylococcus, peptostreptococcus,fusobacterium, prevotella…Theo nghiên cứu củaTS.BS. Nguyễn Thị Hồng, nhiễm khuẩn quanh chóprăng hay mô nha chu tiến triển có thể lan vào trongmô mềm vùng hốc miệng, mặt, cổ dẫn đến viêm môtế bào. Viêm mô tế bào xảy ra ở nam nhiều hơn nữ,thường gặp nhất từ 20 - 40 tuổi (52,6%). Đa số răngnguyên nhân ở hàm dưới (73,7%), vùng răng sau(94,7%) phổ biến nhất của viêm mô tế bào (57,9%),xảy ra ở răng bị chết tủy thường do sâu răng hoặc cóthể do chấn thương. Ngoài ra, viêm mô tế bào còndo áp-xe quanh thân răng (42,1%), hầu hết ở răng 8dưới do thường mọc lệch hay kẹt. Ảnh minh họaViệc điều trị kháng sinh đối với viêm mô tế bào dorăng và NKDR thường dựa theo kinh nghiệm, vì xétnghiệm vi khuẩn và kháng sinh đồ phải chờ nhiềungày mới có kết quả. Việc điều trị kháng sinh chủyếu dựa theo kinh nghiệm đã dẫn đến nhiều loạikháng sinh đã bị kháng. Cụ thể, hiệu quả điều trị củathuốc metronidazole giảm 54%, spiramycin giảm41,8%, azithromycin giảm 53,8% nếu sử dụng riênglẻ. Đáng chú ý là trực khuẩn kỵ khí thường kết hợpvới vi khuẩn hiếu khí đã đề kháng cao vớiampicillin, penecilin (hiệu quả giảm trên 71%). TheoBS. Huỳnh Anh Lan, nguyên nhân khiến vi khuẩnkháng thuốc kháng sinh là do người dân lạm dụngkháng sinh, một số bác sĩ kê toa tùy tiện hoặc khônghợp lý…Kháng sinh: cho dư còn hơn thiếu!Theo BS. Huỳnh Anh Lan, kháng sinh là một nhómthuốc chủ lực trong ngành y tế nói chung và trongthực hành răng hàm mặt đó là một vũ khí không thểthiếu để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng. Ghi toathuốc kháng sinh là công việc thường ngày của bácsĩ răng hàm mặt. Tuy nhiên, những điều tra trên thếgiới và tại Việt Nam cho thấy việc này chưa hẳnđược thực hiện một cách đúng đắn. Trong nhữngnăm gần đây trên thế giới đã có sự báo động một sốchủng vi khuẩn gây bệnh vùng miệng đã bớt nhạycảm với các kháng sinh thông dụng trong răng hàmmặt và bên cạnh đó một số kháng sinh đã nhanhchóng bị kháng thuốc mặc dù mới đưa vào điều trị.Bác sĩ răng hàm mặt ghi toa thuốc kháng sinh trongthực hành hàng ngày nhưng có khi chưa ý thức đúngmức kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt so vớinhững thuốc khác. BS. Anh Lan nói rõ, trong thựchành răng hàm mặt, kháng sinh chỉ được sử dụngtrong 2 chỉ định là kháng sinh điều trị và kháng sinhdự phòng. Có nghĩa là chỉ sử dụng kháng sinh khi cónhiễm khuẩn hay thực sự có nguy cơ nhiễm khuẩn.Không phải mọi trường hợp sốt hay viêm nhiễm đềudo vi khuẩn. Đối với nhiễm virút, cho đến nay vẫnchưa có chứng cứ nào cho thấy kháng sinh có khảnăng ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ cấp. Mặt khác,trong thực hành răng hàm mặt không phải trườnghợp nhiễm khuẩn nào cũng giải quyết bằng khángsinh mà cần nghĩ nhiều hơn đến vai trò rất quantrọng của những thủ thuật mở tháo, dẫn lưu và sửdụng những tác nhân kháng khuẩn tác dụng tại chỗ(nước súc miệng, thuốc thoa, dung dịch bơm rửa,thuốc đặt trong rãnh nướu…).BS. Huỳnh Anh Lan cho rằng, trong trường hợpkháng sinh điều trị, chọn lựa kháng sinh thích hợpnhất cho từng trường hợp tùy thuộc rất nhiều yếu tố.Nhưng có thể gộp lại thành 4 nhóm yếu tố: yếu tốthuộc tác nhân gây bệnh, tác nhân thuộc cơ địangười bệnh, yếu tố thuộc về thuốc kháng sinh và yếutố thuộc về môi sinh xã hội. Riêng về kháng sinhphòng ngừa, BS. Anh Lan nói thẳng, các bác sĩ rănghàm mặt thường lúng túng đối với việc ghi toa thuốckháng sinh phòng ngừa: chỉ định trong tình huốngnào, liều lượng, thời gian, loại kháng sinh nào… chonên có xu hướng cho dư còn hơn thiếu để “chắc ăn”.Kháng sinh phòng ngừa khác với kháng sinh điều trị,không phụ thuộc vào tác nhân gây nhiễm khuẩn vàkhông cần chọn lựa kháng sinh thích hợp mà chủyếu theo mô thức. Mô thức này được quy định do cơđịa người bệnh và tính chất xâm lấn (hay gây chảymáu) của can thiệp. Các mô thức của kháng sinhphòng ngừa được chọn tùy theo 3 loại cơ địa: khỏemạnh, có nguy cơ nhiễm khuẩn tại chỗ và nguy cơnhiễm khuẩn ở xa. Các loại can thiệp được xem làxâm lấn trong thực hành răng hàm mặt bao gồm: nhổrăng, điều trị nha chu, đặt implant/tái cấy ghép răng,thao tác nội nha quá chóp, đặt kháng sinh tại chỗdưới nước… BS. Lan cũng cho biết, hiện nay khángsinh phòng ngừa đang được xem xét lại về hiệu quả,có thực sự bảo vệ người bệnh hay chỉ có tác dụnglàm cho thầy thuốc an tâm và ngược lại có khi trởthành ỷ lại và bớt chú trọng đến các biện pháp chốnglây nhiễm khác ...