Danh mục

Điều trị nấm lưỡi cho trẻ em

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.10 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh nấm lưỡi (hay trong dân ta thường gọi tưa lưỡi) là bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh do nấm candida albicans gây nên. Candida albicans là một loại nấm men thường có trong khoang miệng của trẻ. Khi trẻ vệ sinh răng miệng không tốt, loại nấm này sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh, bắt đầu là những chấm trắng nhỏ xuất hiện ở phía trên đầu lưỡi, sau đó lan rộng thành mảng trắng trên mặt lưỡi. Nếu để lâu, nấm sẽ ăn loang khắp lưỡi, làm mất vị giác, khiến trẻ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều trị nấm lưỡi cho trẻ emĐiều trị nấm lưỡi cho trẻ emBệnh nấm lưỡi (hay trong dân ta thường gọi tưa lưỡi) làbệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh do nấmcandida albicans gây nên.Candida albicans là một loại nấm men thường có trongkhoang miệng của trẻ. Khi trẻ vệ sinh răng miệng không tốt,loại nấm này sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh, bắt đầu lànhững chấm trắng nhỏ xuất hiện ở phía trên đầu lưỡi, sau đólan rộng thành mảng trắng trên mặt lưỡi.Nếu để lâu, nấm sẽ ăn loang khắp lưỡi, làm mất vị giác,khiến trẻ biếng ăn, đau đớn, khó bú, bỏ bú và quấy khóc. Nếunấm mọc dày có thể lan vào đường thở gây viêm phổi, nấmphổi, lan xuống dạ dày gây tiêu chảy rất nguy hiểm.Khoang miệng và lưỡi của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ đểtránh nấm. Ảnh minh hoạYêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tưvấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.Nguyên nhân khiến cho loại nấm cơ hội này phát triển nhanhthường do trẻ nhỏ không uống nước tráng miệng sau khi búhoặc ăn bột xong. Ở trẻ lớn không đánh răng sau khi ăn, hayăn ngọt, ăn đêm khiến cho nấm có môi trường thuận lợi đểphát triển gây bệnh.Những trẻ bị HIV, ung thư… có sức đề kháng kém cũngthường bị nấm lưỡi rất nặng. Một số gia đìnhthường sử dụngcorticoid đường hít cho trẻ hen suyễn, thuốc độc tế bào trongbệnh ung thư, dùng thuốc kháng sinh phổ rộng thường xuyêncũng là nguyên nhân gây nấm lưỡi vì khi sử dụng các loạithuốc này, hệ cân bằng vi sinh trong cơ thể bị ảnh hưởngnghiêm trọng tạo điều kiện cho nấm lưỡi phát triển.Việc đề phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ em rất đơn giản bằngcách cho trẻ ăn xong phải vệ sinh khoang miệng và lưỡi củatrẻ đúng cách. Thường dùng nước lọc để cho trẻ uống chosạch khoang miệng và lưỡi ngay sau khi ăn.Có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệngcho trẻ. Với trẻ sơ sinh, cần dùng gạc mềm, sạch thấm nướcmuối sinh lý để lau lưỡi cho bé. Với trẻ lớn cần hướng dẫntrẻ cách đánh răng và súc miệng sau mỗi khi ăn. Không choăn vặt, ăn bánh kẹo, nước ngọt vào buổi tối để tránh tạo điềukiện cho nấm lưỡi phát triển.Khi bị nấm lưỡi, nếu ở mức độ nhẹ, có thể dùng nước muốiđể súc miệng hàng ngày hoặc dùng dung dịch iodo povidin1% để súc miệng, hoặc dùng gạc mềm tẩm dung dịch đó laumiệng và lưỡi cho bé.Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiếnthức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.Ngoài ra, có thể dùng các thuốc chữa nấm như là nystatin.Đây là thuốc kháng nấm tác dụng rất tốt, hầu như không độcở tất cả các lứa tuổi kể cả trẻ nhỏ suy yếu và ngay cả khidùng kéo dài vì thuốc không đi vào máu. Dùng thuốc nàybằng cách rơ ở miệng cho trẻ 100.000 đơn vị/lần, 4 lần mộtngày, thường điều trị trong 7 ngày.Cũng có thể dùng dạng viên bao đường nystatine 500.000đơn vị để pha thuốc nướcđủ dùng cho 1 lần. Cách pha là lấymột phần năm viên thuốc pha với 1ml nước muối sinh lý(NaCl 0,9%) hoặc nước nấu chín để nguội rồi dùng gạc sạchquấn quanh ngón tay trỏ rơ lưỡi và nơi có nấm mọc.Loại thứ hai là miconazol là thuốc imidazol tổng hợp có tácdụng chống nhiều loại nấm trong đó có candida albicans.Miconazol dùng bôi tại chỗ dưới dạng gel rơ miệng nồng độ2%. Không dùng thuốc này khi trẻ bị dị ứng với miconazol,trẻ có bệnh về gan, trẻ không thể nuốt.Khi dùng, thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn,nôn hoặc đôi khi tiêu chảy, viêm gan, mẩn ngứa… Mặc dùdùng tại chỗ nhưng vẫn có một lượng thuốc nhất định đi vàomáu nên cần thận trọng khi trẻ đang dùng nhiều loại thuốc vìcó thể xảy ra tương tác.Khi dùng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần phải thận trọng để chắcchắn rằng gel không làm tắc nghẽn cổ họng do đó nên chiatổng liều hàng ngày thành những liều nhỏ hơn và theo dõi trẻđể tránh nghẹt thở.Nếu việc dùng thuốc rơ miệng và chống nấm bằng các thuốctrên không khỏi thì phải dùng thuốc kháng nấm toàn thân.Một số thuốc chống nấm đường uống có tác dụng ức chế sinhtổng hợp ergosterol của màng tế bào nấm. Cho trẻ uốngfluconazole hoặc itraconazole khi rơ miệng cho trẻ bằng hailoại thuốc nhưng trẻ vẫn chưa hết bệnh.Chú ý không nên cậy những chấm trắng trên lưỡi trẻ vì sẽgây chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng. Không sử dụng mật ong,nước vắt chanh để bôi lên lưỡi có thể gây nguy hiểm cho trẻ.Do bệnh dễ tái phát nên sau khi hết triệu chứng, vẫn phải tiếptục rơ cho trẻ ít nhất 2 ngày, phải phối hợp vệ sinh răngmiệng. Không nên cho trẻ bú hay ăn uống trong vòng 20 phútsau khi rơ miệng. Dùng gạc sạch thấm nước muối 0,9% laulưỡi cho bé mỗi ngày, sau khi ăn cần được uống hoặc súcmiệng bằng nước lọc.Trẻ lớn hơn thì dùng kem đánh răngdành riêng cho bé. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: