Thông tin tài liệu:
Kháng sinh là một trong những thuốc được dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Vấn đề quan trọng là dùng như thế nào cho hợp lý với từng bệnh nhân. Bởi nếu không thuốc sẽ làm giải phóng nhiều độc tố từ vi khuẩn, bệnh sẽ nặng thêm… 70% trường hợp ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Ngộ độc thực phẩm vẫn được coi là một bệnh gây ra do thực phẩm hay có liên quan đến thực phẩm. Vì có liên quan đến thực phẩm nên những biểu hiện đầu tiên và nổi bật của bệnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều trị ngộ độc thực phẩm: Cẩn trọng với kháng sinh Điều trị ngộ độc thực phẩm: Cẩn trọng với kháng sinhKháng sinh là một trong những thuốc được dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Vấnđề quan trọng là dùng như thế nào cho hợp lý với từng bệnh nhân. Bởi nếu không thuốcsẽ làm giải phóng nhiều độc tố từ vi khuẩn, bệnh sẽ nặng thêm…70% trường hợp ngộ độc thực phẩm do vi khuẩnNgộ độc thực phẩm vẫn được coi là một bệnh gây ra do thực phẩm hay có liên quan đếnthực phẩm. Vì có liên quan đến thực phẩm nên những biểu hiện đầu tiên và nổi bật củabệnh là ở đường tiêu hoá. Hai triệu chứng điển hình, dễ nhận thấy và hầu như bao giờcũng có là nôn và tiêu chảy.Có rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc: do vi khuẩn trong thực phẩm gây ra (vi khuẩnthương hàn, lỵ, tả), do các độc tố của vi khuẩn gây ra (như vi khuẩn độc thịt), do hóachất bảo quản, dư lượng thuốc trừ sâu, nhiễm nấm mốc và các độc tố của chúng. Và thựctế, có khoảng 70% số các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm là do các vi khuẩn và các visinh vật gần với loại này gây ra và 30% số ca còn lại là do các nguyên nhân khác nhưnhiễm độc hóa chất, nấm mốc… Vì vậy, để tiêu diệt vi khuẩn thì kháng sinh là thuốc duynhất có tác dụng này. Hình ảnh các vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩmCác thuốc thường dùng- Ampicilin. Đây là một kháng sinh chứa trong phân tử của mình một vòng beta lactam(penam). Khi thuốc đi vào cơ thể thì thuốc đóng giả làm nguyên liệu tổng hợp nên thànhbao bọc bên ngoài của vi khuẩn. Bức vách vi khuẩn có chứa kháng sinh này sẽ khôngbền, không bảo vệ được cơ thể vi khuẩn, vi khuẩn sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt.Ampicilin là kháng sinh duy nhất trong nhóm này có tác dụng với vi khuẩn gram âm. Bởilẽ thông thường kháng sinh dòng beta lactam ít tác dụng với nhóm vi khuẩn gram âm domàng của chúng mỏng, không giữ thuốc. Nhưng ampicilin nhờ có cấu trúc đặc thù có khảnăng lưu tồn ở thành bên ngoài của vi khuẩn cho tới khi vi khuẩn chết nên ampicilin làkháng sinh tốt trong bệnh này.Đối tượng tác dụng của thuốc là những vi khuẩn gram dương, nhất là tụ cầu khuẩn vàmột số vi khuẩn gram âm như Salmonella, Shigella, E.coli, phẩy khuẩn tả. Khi sử dụngkháng sinh nhóm này cần chú ý là kháng sinh dễ gây dị ứng dù dùng theo đường uốnghay đường tiêm.- Cloramphenicol: Thuốc là một kháng sinh dòng phenicol. Những kháng sinh dòngphenicol khi đi vào tế bào vi khuẩn sẽ gắn kết chặt chẽ với một tiểu phân có tên là 50Scủa phức hợp tổng hợp protein ribosom. Khi gắn vào tiểu phần này, kháng sinh làm cảntrở quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn, do đó mà nguyên liệu của sự sống bị thiếuhụt, vi khuẩn sẽ bị kìm hãm sự phát triển, ngừng sinh sản và chết dần.Đây là kháng sinh có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn đường ruột, nhưng đặc biệt mạnhvới vi khuẩn thương hàn Salmonella. Khi sử dụng chú ý hội chứng suy tuỷ do thuốc nênkhông sử dụng chung với các thuốc có gây độc cho tuỷ xương hay những người có bệnhlý cơ quan tạo máu sẵn có.- Tetracyclin, Doxycycline: Đây là một kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin. Cơ chế tácdụng cũng giống như kháng sinh cloramphenicol, chỉ khác là tiểu phân nó gắn vào khôngphải là 50S mà là 30S.Những kháng sinh này rất đặc hiệu với vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn, E.coli nên những ngườibị nhiễm độc thực phẩm có nghi ngờ bị nhiễm những vi khuẩn này thì tetracyclin là mộtlựa chọn được ưu tiên. Chỉ chú ý là sữa làm giảm hấp thu kháng sinh này nên trong điềutrị nhiễm trùng nhiễm độc do thực phẩm không nên cho uống sữa. Lại do thuốc đối khángvới nhóm beta lactam nên không sử dụng chung với ampicilin. Vì lý do làm hỏng menrăng ở trẻ em nên không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.- Quinolon: là một nhóm kháng sinh, gắn vào một enzym tạo xoắn của DNA là DNA-gyrase. Do đó DNA không xoắn được vào với nhau và không tổng hợp được. Vi khuẩn vìthế sẽ bị chết. Đại diện điển hình của nhóm kháng sinh này là ciprofloxacin.Thuốc có tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn gram âm, nhất là vi khuẩn đường ruột nênnhững người bị bệnh nhiễm khuẩn vi khuẩn gram âm như nhiễm khuẩn đường ruột (tả,lỵ, thương hàn), nhiễm khuẩn tiết niệu thì thuốc này là thuốc công hiệu nhất.Chú ý, do thuốc đối kháng với tetracyclin và cloramphenicol nên trong điều trị tránh phốihợp các kháng sinh này với nhau. Thuốc có tác hại gây đứt gân gót trẻ em nên thuốc nàycấm dùng ở trẻ em. Do tác dụng gây chóng mặt và ngủ gà gật ở người cao tuổi nên khidùng với người cao tuổi cần chú ý những biểu hiện này. Không dùng nhóm kháng sinhnày ở người có suy hô hấp vì tai biến ức chế hô hấp như thuốc an thần.- Bactrim: là một kháng sinh hỗn hợp gồm có trimethoprim và sulfamethoxazol. Giốngnhư nhóm quinolon, thuốc có tác dụng mạnh với vi khuẩn đường tiết niệu và vi khuẩnđường ruột hoặc những nhiễm khuẩn có nghi ngờ là do vi khuẩn gram âm đường ruột gâyra. Đặc biệt là bệnh lỵ do Shigella và thương hàn do Salmonella.Cơ chế tác dụng là làm cho vi khuẩn sử dụng nhầm kháng sinh này thay vì sử dụn ...