Danh mục

Điều trị phẫu thuật u sọ hầu

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 813.04 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u sọ hầu tại khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy. Nghiên cứu tiến hành hồi cứu 103 trường hợp u sọ hầu đã được phẫu thuật từ 1/2012 đến 6/2014 tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều trị phẫu thuật u sọ hầu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học   ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U SỌ HẦU  Phan Trung Đông*, Nguyễn Phong*  TÓM TẮT   Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u sọ hầu tại khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy.   Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 103 trường hợp u sọ hầu đã được phẫu thuật từ 1/2012 đến 6/2014 tại  khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy. Khảo sát triệu chứng lâm sàng, hình ảnh học trước và sau phẫu thuật,  đường vào phẫu thuật, kết quả phẫu thuật và các biến chứng. Đánh giá kết quả phẫu thuật dựa trên thang điểm  GOS cùng với sự cải thiện của các triệu chứng lâm sàng và mức độ lấy u.  Kết quả: Gồm 44 nam và 59 nữ, tuổi từ 6 tháng đến 68 tuổi. U có kích thước 10 cm.  Bệnh Lý Sọ Não       Hình 2: (Hình ảnh học MRI sọ não tín hiệu T1W có  thuốc tương phản trước mổ và CT scan sọ não kiểm  tra sau mổ):   Bé gái Nguyễn Phương V. 6 tuổi (2007) nhập  viện Chợ Rẫy năm 2013 vì đau đầu và mờ 2 mắt  (mắt Trái sang tối (‐) và mắt phải bóng bàn tay  20cm)  khoảng  1  năm.  Thường  xuyên  nôn,  đi  đứng  loạng  choạng,  yếu  chi.  Được  phẫu  thuật  lấy gần toàn bộ u qua đường dưới trán 2 bên kết  hợp đường qua rãnh liên bán cầu, bảo tồn cuống  yên (2013).   Phẫu thuật u sọ hầu   Việc lựa chọn đường mổ thích hợp dựa vào  vị trí và sự lan rộng của u. Đường mổ qua xoang  237  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014   bướm  được  thực  hiện  đối  với  u  nằm  trong  hố  yên. Khi u phát triển lên trên yên và não thất III  thì  có  thể  chọn  đường  dưới  trán  2  bên  hay  đường  qua  thóp  bên  trước  (pterional)(8,6,4,9).  Một  trường hợp u lan rộng vào hố thái dương và hố  sau nên chúng tôi chọn đường mổ qua trán ‐ thái  dương  ‐  ổ  mắt  –  cung  Zygoma  (Orbital‐ Zygomatic Approach)(6,4,9).  Bảng 4: Đường vào phẫu thuật và mức độ lấy u   Đường vào phẫu thuật và mức độ lấy u (N = 103) Gần toàn Toàn bộ Tỷ lệ n bộ u u % 2 0 2 1,9 Đường dưới trán 1 bên 34 25 60 58,3 Đường dưới trán 2 bên 7 0 7 6,8 Rãnh liên bán cầu 19 2 23 22,3 Pterional 9 0 9 8,7 Qua xoang bướm 0 1 1 1,0 Đường dưới thái dương 1 0 1 1,0 Trán - thái dương - ổ mắt – cung Zygoma Đường vào phẫu thuật được sử dụng nhiều  nhất là đường dưới trán 2 bên (58,3%) với mức  độ lấy toàn bộ u là 43,3%, khả năng bảo tồn được  cuống yên là 58,3% và đường vào thóp trước bên  (pterional)  (22,3%)  với  mức  độ  lấy  toàn  bộ  u  là  8,7%, khả năng bảo tồn cuống yên là 100%.   Mức độ lấy u  Lấy toàn bộ u chiếm 28,2% và lấy phần lớn u  chiếm  69,9%  với  mức  độ  bảo  tồn  cuống  tuyến  yên là 73,8%. (76/103 trường hợp).   Giải phẫu bệnh học u sọ hầu(1,5)  Thể  hỗn  hợp  (Mixed)  đa  số  là  47,6%,  Adamantinomatous  35,9%  và  papillary  13,6%.  Bên cạnh đó, nang Raths cũng chiếm 2,9%.   Tai biến và biến chứng phẫu thuật(3,6,4,9,11,7)  Tổn thương dây khứu (CNI) có 2 ca (1,9%): 1  ca bị 1 bên và 1 ca bị cả 2 bên.   Viêm màng não sau mổ 4 ca (3,9%): 1 ca dò  DNT  ra  mũi,  2  ca  có  EVD  sau  mổ,  1ca  sau  mổ  mở sọ giải ép.  Dò  DNT  qua  mũi  4  ca  (3,9%):  tất  cả  đều  đi  đường qua xoang bướm: 2 ca (1,9%) tự bít dò mà  không cần phẫu thuật hay dẫn lưu thắt lưng, 1  238 ca  chỉ  cần  dẫn  lưu  thắt  lưng  và  1  ca  phải  phẫu  thuật bít dò + dẫn lưu thắt lưng.   Máu tụ hố mổ 11 ca (10,7%) trong đó cần mổ  lấy máu tụ + giải ép là 6 ca (5,8%)  Phù  não  nặng  sau  mổ  có  10  trường  hợp  (9,7%), 2 trường hợp phải mở sọ giải ép, 1 trong  2 ca này phải tiếp tục đặt VP shunt để giải quyết  tình  trạng  dãn  não  thất.  1  ca  đặt  EVD  do  kèm  theo viêm màng não + dãn não thất sau mổ.   Dãn não thất sau mổ   6  ca  (5,8%):  4  ca  giải  quyết bằng VP shunt và 2 ca chỉ đặt EVD.   Đái  nhạt  sau  mổ  có  48  ca  đa  niệu  tạm  thời  (46,6%)  và  vĩnh  viễn  là  17  ca  (16,5%).  (Lượng  nước tiểu trung bình là 4,7± 2,04 lít/24 giờ).   Trong 7 ca đái nhạt trước mổ thì có 2 trường  hợp cải thiện và phục hồi sau mổ. 4 trường hợp  còn lại trở thành đa niệu vĩnh viễn, 1 trường hợp  tử vong trong 24 giờ đầu sau mổ nên không thể  đánh giá được biến chứng này.   Tử vong sau mổ có 3 ca (2,9%): 1 ca trẻ em 6  tuổi có ứ đọng CO2 kéo dài trong quá trình gây  mê,  tuy  phẫu  thuật  lấy  u  thuận  lợi  nhưng  rối  loạn nhịp tim sau mổ không thể kiểm soát bằng  thuốc nên tử vong ngay trong 24 giờ đầu. 1 ca có  xuất huyết não  thất nặng  sau  mổ  8 giờ,  tri giác  giảm nhanh và không phục hồi sau khi đặt EVD.  Ca  thứ  3  là  trường  hợp  bé  gái  10  tuổi  có  xuất  huyết tái phát kèm phù não nặng nên được phẫu  thuật  lấy  máu  tụ  và  phần  u  còn  lại.  Sau  phẫu  thuật bé hôn mê sâu, sốt cao, tụt huyết áp và tử  vong 1 tuần sau đó.  Bảng 5: Tai biến và biến chứng phẫu thuật u sọ hầu  Tai biến – biến chứng Đái nhạt Máu tụ hố mổ Phù não nặng sau mổ Dãn não thất Viêm màng não Dò DNT ra mũi Tử vong Tổn thương dây sọ I n 65 11 10 6 4 4 3 2 Tỷ lệ % 63,1% 10,7% 9,7% 5,8% 3,9% 3,9% 2,9% 1,9% Đái  nhạt  là  biến  chứng  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: