ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP NGƯỜI LỚN
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 140.99 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Suy giáp là một hội chứng lâm sàng gây ra do hormon giáp giảm thấp trong máu. Nguyên nhân là do một tình trạng bệnh lý gây ra bất thường về cấu trúc và /hoặc chức năng tuyến giáp dẫn đến giảm hoặc không tổng hợp hormone giáp, hậu quả là những rối loạn giảm chuyển hoá và những tổn thương ở hầu hết các mô. Tần suất rất thay đổi tuỳ thuộc vào từng nghiên cứu, khoảng 1-2 /1000. Tần suất bệnh gia tăng theo tuổi. Tỉ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam từ 2 đến 10...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP NGƯỜI LỚN ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP NGƯỜI LỚN 1. NHẮC LẠI BỆNH HỌC Suy giáp là một hội chứng lâm sàng gây ra do hormon giáp giảm thấp trong máu.Nguyên nhân là do một tình trạng bệnh lý gây ra bất thường về cấu trúc và /hoặc chức năngtuyến giáp dẫn đến giảm hoặc không tổng hợp hormone giáp, hậu quả là những rối loạn giảmchuyển hoá và những tổn thương ở hầu hết các mô. Tần suất rất thay đổi tuỳ thuộc vào từng nghiên cứu, khoảng 1-2 /1000. Tần suất bệnhgia tăng theo tuổi. Tỉ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam từ 2 đến 10 lần. Biểu hiện lâm sàng của hôi chứng suy giáp rất thay đổi tuỳ thuộc vào nguyên nhân,thời gian mắc bệnh và mức độ nặng của bệnh. Triệu chứng ban đầu thường mơ hồ, diễn tiếnchậm. Do đó, cần lưu ý các triệu chứng bất thường mới xuất hiện trên người có tiền căn bệnhlý tuyến giáp. Giai đoạn muộn có phù niêm và đầy đủ triệu chứng lâm sàng điển hình. Nguyên nhân chủ yếu là suy giáp nguyên phát thường gặp ở nữ trung niên và biếnchứng do các can thiệp điều trị. Suy giáp dưới lâm sàng: là thể bệnh thường gặp với nồng độ hormone giáp trong máutrong giới hạn bình thường, TSH giảm. Chẩn đoán nguyên nhân là cần thiết cho lựa chọn điều tri và theo dõi. 2. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ Một số ít các trường hợp suy giáp thoáng qua (do dùng quá liều thuốc kháng giáp, hậuphẩu cắt tuyến giáp,..) có thể tự hồi phục. Đa số các trường hợp khác đều phải điều trị suốtđời.bằng hormone giáp bổ sung hoặc thay thế. 2.1. Các chế phẩm dùng trong điều trị suy giáp: 2.1.1. Levothyroxine (L-T4, Synthroid, Levoxyl, Levothroid, Unithroid) + Là hormon T4 tổng hợp, chuyển thành T3 ở mô, thích hơp nhất cho điều trị suy giáp vì : - Thời gian bán hủy dài (7 ngày) nên chỉ cẫn dùng một lần vào buổi sáng. - Vì yếu hơn L-T3 nên ít gây ra các tai biến tim mạch trong điều trị, nhất là bệnh nhân > 60 tuổi hay có bệnh mạch vành. - Có nhiều dạng trình bày như viên (50, 75, 100, 200mcg) nên dễ sử dụng. + Liều lượng và cách theo dõi: - Khởi trị Trên người lớn: nên bắt đầu bằng liều nhỏ (1,6mcg/kg cân nặng/ngày), tăng dần 25mcg/ngày mỗi 4 - 8 tuần cho đến khi triệu chứng chuyển hóa trở lại bình thường. Dùng liều cao hơn ở phụ nữ có thai; liều thấp hơn ở người già, ở BN có bệnh mạch vành hoặc bệnh phổi tắt nghẽn nặng. - Liều duy trì thường là từ 50 - 200mcg /ngày. Nhằm duy trì TSH trong khỏang 0,3 - 3mU/mL và FT4 trong mức nửa trên giới hạn bình thường và lâm sàng không còntriệu chứng. Trong trường hợp suy giáp thứ phát, không dùng TSH để điều chỉnh liều,nên duy trì FT4 ở khoảng giữa giới hạn bình thường.- Sau khởi trị 6-8 tuần: nên XN chức năng tu yến giáp.- Bệnh nhân trên 60 tuổi, nghi ngờ có bệnh lý mạch vành cần theo dõi triệu chứngthiếu máu cơ tim trên lâm sàng và ECG. Nếu có đau thắt ngực hay ECG có dấu hiệuthiếu máu cục bộ thì chỉ nên cho liều thấp dưới liều duy trì 50 - 100mcg/ngày, nếu cầnphải cho thêm thuốc dãn mạch vành. Trong trường hợp nặng, có thể phải ngưngthuốc.2.1.2 Liothyronine (L-T3, Cytomel, Triostat)+ Liothyronine là dạng tổng hợp từ hormone giáp tự nhiên, hấp thu tốt hơn qua tiêuhoá (95%) so với L-T4(khoảng 50%); bán huỷ ngắn (12 - 24 giờ) nên chia uống 2-3lần mỗi ngày. Tác dụng mạnh gấp 3-4 lần so L-T4 nên tăng độc tính trên tim, khôngdùng cho bệnh nhân có bệnh tim.Dùng L-T3 khó đánh giá đáp ứng và không theo dõi được bằng CLS.Do đó, L-T3 ít được dùng, chủ yếu để điều trị hôn mê suy giáp hoặc khi có kém hấpthu tại đường tiêu hóa.+ Liều khởi đầu 12,5-25 mcg/ngày, có thể tăng dần mỗi 1 – 2 tuần đến liều 50 – 100mcg/ngày và đạt hiệu quả lâm sàng. 2.1.3 Trích tinh tuyến giáp (bột giáp đông khô) được trích từ mô tuyến giáp heo, bò. Do không được tinh khiết nên dễ gây dị ứng và chất lượng không ổn định nên ít được ưa chuộng bằng L-T4. Viên 100mg tương đương 100 mcg T4 và 37,5mcg T3. 2.1.4 Dạng phối hợp T4 -T3: theo các tỉ lệ khác nhau (4/1, 5/1, 7/1). Nhiều nghiên cứu chứng minh không cho thấy nhiều ưu điểm hơn L-T4. Chế phẩm Liotrix (Euthyroid) (T4:T3 = 4:1), Viên 12,5 – 25 – 50 – 100mcg T4 và T3 tuơng ưng 1/4. 2.2 Phẫu thuật Nhìn chung, phẫu thuật tuyến giáp hiếm khi chỉ định trong suy giáp, trừ những trường hợp có bướu giáp quá lớn, có biểu hiện ảnh hưởng khí quản, thực quản.3. THEO DÕI ĐIỀU TRỊ 3.1 Trên lâm sàng: theo dõi cân nặng, tần số tim, phản xạ gân xương, tình trạng táo bón, khí sắc. Cận lâm sàng: theo dõi FT4, FT3, TSH; cholesterol máu. 3.2 Biểu hiện quá liều: sẽ xuất hiện các triệu chứng cường giáp như nhịp tim nhanh, rung nhĩ, sụt cân, tiêu chảy, người nóng ấm,… Cần xem xét giảm liều. 3.3 Các tác dụng phụ của hormon giáp: nhức đầu, dị ứng thuốc, nổi mẩn da, cường giáp do quá liều hormon giáp, làm nặng tình trạng thiếu máu cơ tim tiềm ẩn, nguy cơ loãng xương, suy thượng thận cấp do không dùng corticoid trên suy thượng thận kèm suy giáp 3.4 Thời gian điều trị tuỳ thuộc nguyên nhân SG, thường điều trị suốt đời. 4. ĐIỀU TRỊ CÁC BIẾN CHỨNG 4.1 Điều trị cơn suy giáp (Myxedema coma) Đây là cấp cứu nội tiết hiếm gặp, tỉ lệ tử vong cao. Do đó cần chẩn đoán đúng; xácđịnh các yếu tố thúc đẩy và các tình trạng bệnh lý đi kèm, nhất là nguy cơ tim mạch; cần điềutrị tích cực, chăm sóc hồi sức và theo dõi sát; + Thuốc hormone giáp: Nên đo TSH và FT4 trước khi khởi trị. Dùng L-T4 với liều 50– 100 mcg mỗi 6-8giờ trong 24giờ đầu (hoặc khỏang 200-250 mcg bolus 1 lần hoặc chia 2lần nếu có nguy cơ tim mạch). Sau đó 100 mcg trong 24 giờ tiếp và 50 mcg/ngày tiếp theo,TM hoặc uống. + Glucocorticoides: Hydrocortisone 50 mg TM mỗi 8giờ, nhằm phòng ngừa cơn suythượng thận cấp ở bệnh nhân có suy thượng thận. + Xử trí và chăm sóc các nguy cơ khác thường đi kèm: giảm thông khí, huyết áp th ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP NGƯỜI LỚN ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP NGƯỜI LỚN 1. NHẮC LẠI BỆNH HỌC Suy giáp là một hội chứng lâm sàng gây ra do hormon giáp giảm thấp trong máu.Nguyên nhân là do một tình trạng bệnh lý gây ra bất thường về cấu trúc và /hoặc chức năngtuyến giáp dẫn đến giảm hoặc không tổng hợp hormone giáp, hậu quả là những rối loạn giảmchuyển hoá và những tổn thương ở hầu hết các mô. Tần suất rất thay đổi tuỳ thuộc vào từng nghiên cứu, khoảng 1-2 /1000. Tần suất bệnhgia tăng theo tuổi. Tỉ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam từ 2 đến 10 lần. Biểu hiện lâm sàng của hôi chứng suy giáp rất thay đổi tuỳ thuộc vào nguyên nhân,thời gian mắc bệnh và mức độ nặng của bệnh. Triệu chứng ban đầu thường mơ hồ, diễn tiếnchậm. Do đó, cần lưu ý các triệu chứng bất thường mới xuất hiện trên người có tiền căn bệnhlý tuyến giáp. Giai đoạn muộn có phù niêm và đầy đủ triệu chứng lâm sàng điển hình. Nguyên nhân chủ yếu là suy giáp nguyên phát thường gặp ở nữ trung niên và biếnchứng do các can thiệp điều trị. Suy giáp dưới lâm sàng: là thể bệnh thường gặp với nồng độ hormone giáp trong máutrong giới hạn bình thường, TSH giảm. Chẩn đoán nguyên nhân là cần thiết cho lựa chọn điều tri và theo dõi. 2. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ Một số ít các trường hợp suy giáp thoáng qua (do dùng quá liều thuốc kháng giáp, hậuphẩu cắt tuyến giáp,..) có thể tự hồi phục. Đa số các trường hợp khác đều phải điều trị suốtđời.bằng hormone giáp bổ sung hoặc thay thế. 2.1. Các chế phẩm dùng trong điều trị suy giáp: 2.1.1. Levothyroxine (L-T4, Synthroid, Levoxyl, Levothroid, Unithroid) + Là hormon T4 tổng hợp, chuyển thành T3 ở mô, thích hơp nhất cho điều trị suy giáp vì : - Thời gian bán hủy dài (7 ngày) nên chỉ cẫn dùng một lần vào buổi sáng. - Vì yếu hơn L-T3 nên ít gây ra các tai biến tim mạch trong điều trị, nhất là bệnh nhân > 60 tuổi hay có bệnh mạch vành. - Có nhiều dạng trình bày như viên (50, 75, 100, 200mcg) nên dễ sử dụng. + Liều lượng và cách theo dõi: - Khởi trị Trên người lớn: nên bắt đầu bằng liều nhỏ (1,6mcg/kg cân nặng/ngày), tăng dần 25mcg/ngày mỗi 4 - 8 tuần cho đến khi triệu chứng chuyển hóa trở lại bình thường. Dùng liều cao hơn ở phụ nữ có thai; liều thấp hơn ở người già, ở BN có bệnh mạch vành hoặc bệnh phổi tắt nghẽn nặng. - Liều duy trì thường là từ 50 - 200mcg /ngày. Nhằm duy trì TSH trong khỏang 0,3 - 3mU/mL và FT4 trong mức nửa trên giới hạn bình thường và lâm sàng không còntriệu chứng. Trong trường hợp suy giáp thứ phát, không dùng TSH để điều chỉnh liều,nên duy trì FT4 ở khoảng giữa giới hạn bình thường.- Sau khởi trị 6-8 tuần: nên XN chức năng tu yến giáp.- Bệnh nhân trên 60 tuổi, nghi ngờ có bệnh lý mạch vành cần theo dõi triệu chứngthiếu máu cơ tim trên lâm sàng và ECG. Nếu có đau thắt ngực hay ECG có dấu hiệuthiếu máu cục bộ thì chỉ nên cho liều thấp dưới liều duy trì 50 - 100mcg/ngày, nếu cầnphải cho thêm thuốc dãn mạch vành. Trong trường hợp nặng, có thể phải ngưngthuốc.2.1.2 Liothyronine (L-T3, Cytomel, Triostat)+ Liothyronine là dạng tổng hợp từ hormone giáp tự nhiên, hấp thu tốt hơn qua tiêuhoá (95%) so với L-T4(khoảng 50%); bán huỷ ngắn (12 - 24 giờ) nên chia uống 2-3lần mỗi ngày. Tác dụng mạnh gấp 3-4 lần so L-T4 nên tăng độc tính trên tim, khôngdùng cho bệnh nhân có bệnh tim.Dùng L-T3 khó đánh giá đáp ứng và không theo dõi được bằng CLS.Do đó, L-T3 ít được dùng, chủ yếu để điều trị hôn mê suy giáp hoặc khi có kém hấpthu tại đường tiêu hóa.+ Liều khởi đầu 12,5-25 mcg/ngày, có thể tăng dần mỗi 1 – 2 tuần đến liều 50 – 100mcg/ngày và đạt hiệu quả lâm sàng. 2.1.3 Trích tinh tuyến giáp (bột giáp đông khô) được trích từ mô tuyến giáp heo, bò. Do không được tinh khiết nên dễ gây dị ứng và chất lượng không ổn định nên ít được ưa chuộng bằng L-T4. Viên 100mg tương đương 100 mcg T4 và 37,5mcg T3. 2.1.4 Dạng phối hợp T4 -T3: theo các tỉ lệ khác nhau (4/1, 5/1, 7/1). Nhiều nghiên cứu chứng minh không cho thấy nhiều ưu điểm hơn L-T4. Chế phẩm Liotrix (Euthyroid) (T4:T3 = 4:1), Viên 12,5 – 25 – 50 – 100mcg T4 và T3 tuơng ưng 1/4. 2.2 Phẫu thuật Nhìn chung, phẫu thuật tuyến giáp hiếm khi chỉ định trong suy giáp, trừ những trường hợp có bướu giáp quá lớn, có biểu hiện ảnh hưởng khí quản, thực quản.3. THEO DÕI ĐIỀU TRỊ 3.1 Trên lâm sàng: theo dõi cân nặng, tần số tim, phản xạ gân xương, tình trạng táo bón, khí sắc. Cận lâm sàng: theo dõi FT4, FT3, TSH; cholesterol máu. 3.2 Biểu hiện quá liều: sẽ xuất hiện các triệu chứng cường giáp như nhịp tim nhanh, rung nhĩ, sụt cân, tiêu chảy, người nóng ấm,… Cần xem xét giảm liều. 3.3 Các tác dụng phụ của hormon giáp: nhức đầu, dị ứng thuốc, nổi mẩn da, cường giáp do quá liều hormon giáp, làm nặng tình trạng thiếu máu cơ tim tiềm ẩn, nguy cơ loãng xương, suy thượng thận cấp do không dùng corticoid trên suy thượng thận kèm suy giáp 3.4 Thời gian điều trị tuỳ thuộc nguyên nhân SG, thường điều trị suốt đời. 4. ĐIỀU TRỊ CÁC BIẾN CHỨNG 4.1 Điều trị cơn suy giáp (Myxedema coma) Đây là cấp cứu nội tiết hiếm gặp, tỉ lệ tử vong cao. Do đó cần chẩn đoán đúng; xácđịnh các yếu tố thúc đẩy và các tình trạng bệnh lý đi kèm, nhất là nguy cơ tim mạch; cần điềutrị tích cực, chăm sóc hồi sức và theo dõi sát; + Thuốc hormone giáp: Nên đo TSH và FT4 trước khi khởi trị. Dùng L-T4 với liều 50– 100 mcg mỗi 6-8giờ trong 24giờ đầu (hoặc khỏang 200-250 mcg bolus 1 lần hoặc chia 2lần nếu có nguy cơ tim mạch). Sau đó 100 mcg trong 24 giờ tiếp và 50 mcg/ngày tiếp theo,TM hoặc uống. + Glucocorticoides: Hydrocortisone 50 mg TM mỗi 8giờ, nhằm phòng ngừa cơn suythượng thận cấp ở bệnh nhân có suy thượng thận. + Xử trí và chăm sóc các nguy cơ khác thường đi kèm: giảm thông khí, huyết áp th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
38 trang 146 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 143 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 142 1 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 140 0 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 139 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 116 0 0 -
40 trang 91 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 84 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 78 0 0 -
40 trang 61 0 0