Danh mục

ĐIỀU TRỊ SUY TIM – Phần 2

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 197.87 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lợi tiểu: Phối hợp với sự tiết giảm muối nước, lợi tiểu trước đây là thuốc điều trị bước đầu cơ bản trong suy tim, lợi tiểu được sử dụng khi có dấu hiệu ứ dịch - Khi dùng liều cao, không nên giảm 0,5 - 1kg cân nặng / ngày - Theo dõi hạ Natri và kali bằng điện giải đồ - Theo dõi Urê, Creatinin máu 3 nhóm thuốc lợi tiểu chính được dùng trong điều trị suy tim là: nhóm thiazide, lợi tiểu quai và lợi tiểu giữ kali (xem bảng liều lượng và tác dụng) 9.4.2.4. Digitalis....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐIỀU TRỊ SUY TIM – Phần 2 ĐIỀU TRỊ SUY TIM – Phần 2 9.4.2.3. Lợi tiểu: Phối hợp với sự tiết giảm muối nước, lợi tiểu trước đây là thuốc điều trị bước đầu cơ bản trong suy tim, lợi tiểu được sử dụng khi có dấu hiệu ứ dịch - Khi dùng liều cao, không nên giảm > 0,5 - 1kg cân nặng / ngày - Theo dõi hạ Natri và kali bằng điện giải đồ - Theo dõi Urê, Creatinin máu 3 nhóm thuốc lợi tiểu chính được dùng trong điều trị suy tim là: nhóm thiazide, lợi tiểu quai và lợi tiểu giữ kali (xem bảng liều lượng và tác dụng) 9.4.2.4. Digitalis. Digitalis có thể cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim chứ không tác dụng trên tiến triển của bệnh. a. Cơ chế tác dụng - Ức chế tác dụng men ATPase Na+K+ ở màng tế bào cơ tim tức ức chế bơm Natri do đó Natri trong tế bào nhiều hơn, đồng hành với sự tăng Ca++ trong tế bào dẫn đến tăng sức co cơ tim - Hoạt hóa hệ thống đối giao cảm: chậm nút xoang, ức chế nút nhĩ thất, chán ăn buồn nôn, nôn - Ức chế giao cảm - Co thắt nhẹ mạch ngoại vi động mạch và tĩnh mạch  co thắt mạch vành - Tăng độ dốc pha 4 do đó làm tăng tính tự động của các ổ ngoại vị - Tăng dẫn truyền ở bó Kent trong hội chứng WPW b. Chỉ định - Suy tim kèm rung nhĩ - Suy tim với chức năng co bóp thất trái giảm EF < 30% còn nhịp xoang: ngựa phi, rales ẩm 2 phổi. - Một số loạn nhịp trên thất c. Chống chỉ định - Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn (trừ phi có rung nhĩ) - Ngộ độc digoxin - Block AV độ I tiến triển, II, III (nếu không có đặt máy tạo nhịp) - Rối loạn chức năng tâm trương thất trái với EF bình thường hoặc tăng - Hội chứng suy nút xoang - Tim phổi mạn (trừ phi có rung nhĩ đáp ứng thất nhanh) - Suy thận nặng - Rối loạn nhịp thất nặng - Trước khi phá rung (tránh loạn nhịp thất sau phá rung) - Tình trạng nhạy cảm với digoxin d. Một số điều kiện làm tăng nhạy cảm với digoxin: - > 70 tuổi - giảm Kali huyết - Tăng Kali huyết - Thiếu O2 - Nhồi máu cơ tim cấp - acidosis - Giảm Magnesium máu - Tăng canxi máu - Giảm can xi máu - Viêm cơ tim - Nhược giáp - Nhiễm bột e. Thuốc làm tăng nồng độ digoxin trong huyết thanh - Quinidin (giảm thanh thải ở thận) - Amodarone - Verapamil Cần giảm nửa liều digoxin khi dùng chung với các thuốc này f. Cần tăng liều digoxin khi dùng chung với các thuốc sau: - Cholestyramin - Neomycin - Antacid - Phenobarbital - Phenytoin - phenulbutazone - Metoclopramide g. Liều lương: Hấp thu Bắt đầu T/2 Đào thải Liều tải Liều Tên thuốc dạ dày tác dụng duy trì (biến (mg) ruột dưỡng) 48 Thận và - U: 1,25- 0,125- Digoxin 55- 75% 15- 36- giờ một ít ở dạ 1,5 30phút 0,375 dày ruột 0,25 x2/ngày x2 ngày - TM: ,75- 1 Digitoxin 90-100% 25-120 4-6 ngày Gan - U: 0,7- 0,07- 1,2 0,1 0,3/ngày x 3 ngày - TM: 1mg - Không cần dùng liều tải khi điều trị các tình trạng suy tim mạn tính - Nên đánh giá chức năng thận và kali huyết tương trước khi bắt đầu điều trị - Nếu dùng liều duy trì 0,25mg/ngày nên có 1- 2 ngày trong tuần không có thuốc - Ở bệnh nhân già nên duy trì với liều 0,125mg/ ngày h. Ngộ độc digitalis: * Triệu chứng ngoài tim: - Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, sụt cân - Triệu chứng thần kinh trung ương: ảo giác thị giác, lú lẫn tâm thần, mất ngủ, yếu mệt, nhìn vàng xanh, nhìn mờ, ám điểm - Triệu chứng tại tim: quan trọng hơn nhiều vì có thể gây chết đột ngột. Tất cả các kiểu loạn nhịp tim đều có thể gặp trong ngộ độc digitalis. Những rối loạn nhịp thường gặp nhất do ngộ độc digitalis là: + Ngoại tâm thu thất đi thành nhịp đôi, đa ổ + Block nhĩ thất: . Block nhĩ thất độ I, II . Nhanh nhĩ với block thay đổi . Block nhĩ thất độ III . Rung nhĩ với đáp ứng thất chậm, đều (. Nhanh thất và rung thất + Nhịp chậm: . Chậm xoang . ...

Tài liệu được xem nhiều: