Danh mục

ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.32 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (31 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi vừa tiếp nhận bệnh nhân, phải đánh giá ngay : - Mức độ mất máu - Tình trạng huyết động Hai yếu tố này cho biết khả năng chịu đựng và mức độ điều trị cần thiết. 1.1.2 Lập tức rút máu thử Hct, xét nghiệm nhóm máu và tìm máu tương hợp, đếm tiêu cầu và làm xét nghiệm đông máu. Trong trường hợp khẩn cấp, cần lưu ý đến khả năng Hct không chính xác. 1.1.3 Tiến hành đặt 2 đường truyền tĩnh mạch lớn ngoại vi. - Sonde tĩnh mạch trung tâm khi cần kiểm soát...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN TÀI LIỆU Điều trịxuất huyết tiêu hóa trên ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN Cán bộ giảng: Th.sKHA HỮU NHÂN1. CÁC BIỆN PHÁP TỔNG QUÁT1.1. Chăm sóc1.1.1 Khi vừa tiếp nhận bệnh nhân, phải đánh giá ngay : - Mức độ mất máu - Tình trạng huyết động Hai yếu tố này cho biết khả năng chịu đựng và mức độ điều trị cần thiết.1.1.2 Lập tức rút máu thử Hct, xét nghiệm nhóm máu và tìm máu tương hợp, đếmtiêu cầu và làm xét nghiệm đông máu. Trong trường hợp khẩn cấp, cần lưu ý đếnkhả năng Hct không chính xác.1.1.3 Tiến hành đặt 2 đường truyền tĩnh mạch lớn ngoại vi. - Sonde tĩnh mạch trung tâm khi cần kiểm soát chặt chẽ CVP, có thể khôngcần thiết nếu đảm bảo được tốc độ truyền nhanh qua ngoại vi. - Sonde dạ dày cần đặt tại chỗ ít nhất 24-48 giờ cho mọi trường hợp. - Sonde oxy cần cho các trường hợp có sốc hay có biểu hiện thiếu oxy não. - Sonde tiểu dùng theo dõi chức năng thận, chỉ nên dùng khi có sốc và thiểuniệu. Mức độ theo dõi các sinh hiệu tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của bệnhnhân. Thông thường, nếu bệnh nhân có sốc, nên theo dõi mạch và huyết áp mỗi15-30 phút, Hct mỗi 4-6 giờ. Các thay đổi giúp ta theo dõi diễn tiến bệnh và đánhgiá kết quả điều trị.1.2 Chế độ ăn - Nhịn ăn và nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch khi xuất huyết đang diễn tiến. - Uống sữa , súp (để ở nhiệt độ phòng ) khi xuất huyết tạm ngưng - Ăn đặc trở lại khi xuất huyết đã ngưng (bệnh nhân tiêu phân vàng) - Chế độ sữa lạnh nhiều lần trong ngày khi đang xuất huyết không đượckhuyến cáo vì: . Làm tăng sự co bóp và tiết axit ở dạ dày. . Làm cản trở nội soi và phẫu thuật khi cần . Không cần thiết vì đã có các antacid trung hoà bớt.1.3 Sinh hoạt Bệnh nhân nằm đầu thấp, tiêu tiểu tại giường đối với các bệnh nhân xuấthuyết mức độ vừa, nặng hoặc xuất huyết đang diễn tiến, nằm ở ph òng yên tĩnh cóphương tiện cấp cứu khi cần thiết. Khi cần di chuyển để chụp, soi... cần đảm bảo huyết áp, di chuyển nhẹnhàng ở tư thế nằm. Có thể cho thuốc an thần ở các bệnh nhân nhẹ và vừa, chú ý chống chỉ địnhở bệnh nhân suy gan và ở các bệnh nhân có rối loạn tri giác.2. GIAI ĐOẠN HỒI SỨC NỘI KHOATruyền dịch và máu:2.1. Mục tiêu:2.1.1 Duy trì huyết động ổn định, Hct > 25%2.1.2 Truyền dịch, máu tuỳ theo mức độ mất máu : - Mức độ nhẹ: Chủ yếu truyền dịch, không cần truyền máu, theo d õi đánhgiá còn chảy máu không và nhanh chóng tìm nguyên nhân. - Mức độ trung bình: Truyền dịch và tìm nguyên nhân, nh ưng nếu chảymáu vẫn tiếp diễn cũng nên truyền máu. - Mức độ nặng: Phải truyền máu, lưu ý trong khi chờ có máu cần truyềndịch ngay. Khi có chỉ định truyền máu thường bù 1/3 lượng máu và 2/3 là dịch.2.2. Các loại dịch truyền:2.2.1 Truyền máu cùng nhóm hoặc hồng cầu lắng O: Máu là dịch tốt nhất. Tuynhiên, cần có thời gian để kiểm tra sự tương hợp nhóm máu.2.2.2 Plasma tươi có thể hữu ích nếu bệnh nhân có thêm rối loạn đông máu.2.2.3 Các dung dịch đại phân tử có tác dụng giữ nước trong lòng mạch rất tốt.Tuy nhiên : - Đắt tiền - Có thể gây rối loạn hệ võng nội mô - Cản trở việc xác định nhóm máu và phản ứng chéo sau đó vì các phân tửDextran bám vào bề mặt hồng cầu. - Gây rối loạn đông máu do bám vào các tiểu cầu2.2.4 Có thể truyền được hầu hết các dịch truyền Glucose 5%, Natri clorua 0,9%,Lactat Ringe. Các loại dịch có Na lưu giữ nội mạch tốt hơn Glucose. Các loại dịch này rẻ tiền, luôn có sẵn, sử dụng đơn giản, phục hồi nhanhchóng khối lượng tuần hoàn, không biến chứng. Tuy nhiên, chúng làm pha loãngmáu, giám áp lực keo, giảm Hct giả tạo và không làm tăng khả năng vận chuyểnoxy. Do đó, chỉ có vai trò tạm thời. Nếu dùng quá nhiều, sẽ đưa đến quá tải Natri,ngộ độc nước, trong khi bệnh nhân vẫn có thể vào sốc.2.3. Tốc độ truyền tuỳ thuộc vào mức độ và tốc độ mất máu Việc truyền dịch phải đảm bảo : - Huyết áp tâm thu 100-110mmHg ở người bình thường - CVP khoảng 8 cm H2O - Hct khoảng 30% ở người lớn tuổi Các lưu ý : - Huyết áp: Đối với người bị cao huyết áp, huyết áp tăng cao quá có thể làmxuất huyết tái phát. Trị số lý tưởng là thấp hơn bình thường 10-20mmHg. Nếu quáthấp, rất dễ đưa đến nhũn não. - CVP đối với các ca nặng, có sốc và tổn thương thành mạch. CVP chỉ nênduy trì từ 3-8cm H2O. Nếu CVP > 8cm H2O sẽ làm tăng thấm dịch và gây phù môkẻ rất nhiều. - Hct: Đối với các bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh tim phổi mãn tính, nên cốgắng đạt 30%. Nếu bệnh nhân trẻ, có thể dung nạp được ở mức 20-25%. Tốc độ truyền liên quan trực tiếp đến CVP và huyết áp. Có thể truyền rấtnhanh hay bơm trực tiếp. Đối với các bệnh nhân có suy tim ứ huyết, nên truyềnchậm, dùng hồng cầ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: