Danh mục

Dinh dưỡng cho sức khỏe

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.45 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lá vối - nước giải khát và thuốc chữa bệnh Mùa hè, sau những giờ lao động mệt mỏi, nếu được ngồi nghỉ uống bát nước vối sẽ thấy hết khát và đỡ mệt hẳn vì ngoài nước ra, cơ thể còn được cung cấp một số muối khoáng và vitamin cần thiết bị mất theo mồ hôi. Cây vối là một cây cỡ vừa, cao 5 - 6m, có khi hơn. Cành cây tròn hay hơi hình 4 cạnh, nhẵn. Cuống lá dài 1- 1,5cm. Phiến lá dai, cứng, bầu dục hay trái xoan ngược, hình trứng rộng,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dinh dưỡng cho sức khỏeDinh dưỡng cho sức khỏe: Lá vối - nước giải khát và thuốc chữa bệnh Mùa hè, sau những giờ lao động mệt mỏi, nếu được ngồi nghỉ uống bátnước vối sẽ thấy hết khát và đỡ mệt hẳn vì ngoài nước ra, cơ thể còn được cungcấp một số muối khoáng và vitamin cần thiết bị mất theo mồ hôi. Cây vối là một cây cỡ vừa, cao 5 - 6m, có khi hơn. Cành cây tròn hay hơihình 4 cạnh, nhẵn. Cuống lá dài 1- 1,5cm. Phiến lá dai, cứng, bầu dục hay tráixoan ngược, hình trứng rộng, giảm nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn, hai mặt cùngmàu nhạt có đốm màu nâu, dài 8 - 9cm, rộng 4 - 5cm. Hoa gần như không cuống,màu lục nhạt, trắng. Cụm hoa hình tháp, trải ra ở kẽ các lá đã rụng. Quả hình cầuhay hình trứng, đường kính 7 - 12 mm, nháp, có dịch. Toàn lá, cành non và nụ cómùi thơm dễ chịu. Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Cần phân biệt câynày với vối rừng, mọc hoang ở vùng núi. Nó cũng thuộc họ sim và được Đông ydùng vỏ cây làm thuốc, gọi là hậu phác. Vị thuốc hậu phác được dùng chữa đaubụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa.... Các nghiên cứu cho thấy nếu chỉ uống loại nước trắng suông (như nước đunsôi để nguội), chỉ sau 30-40 phút cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vốihoặc chè tươi, sau cùng một thời gian ấy, cơ thể chỉ đào thải khoảng 1/5 lượngnước đã uống, phần còn lại sẽ được thải ra từ từ sau đó. Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữanhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấylá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệunghiệm. Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Mỗi khi ăn một bữacó nhiều thịt, mỡ, người ta thường nấu một nồi nước vối thật đặc để uống cả ngày.Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêmmạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có íchtrong ruột. Theo kinh nghiệm của dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn sovới lá đã ủ. Ngoài ra, người ta còn dùng lá vối phối hợp với một số vị thuốc khácđể chữa đau bụng đi ngoài: Lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Tấtcả đều thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lầntrong ngày. Dùng 2 - 3 ngày liền. Vỏ thân cây vối cũng được dùng sắc uống chữađau bụng, ăn không tiêu, liều lượng 6 - 12g một ngày. Mướp đắng vị thuốc chống ung thư Các nhà khoa học đã phát hiện trong mướp đắng có một loại protein hoạttính, có khả năng phòng ngừa ung thư rất hiệu quả. Loại protein này kích thích hệmiễn dịch, loại trừ độc tố trong cơ thể. Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng,có công dụng dưỡng huyết, bổ gan, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, dùng trị cácchứng bệnh nhiệt, trúng nắng, kiết lỵ, u nhọt, đau mắt đỏ do nhiệt. Dưới đây là một số bài thuốc từ mướp đắng: - Mụn nhọt, rôm sẩy: Dây mướp đắng đun sôi để nguội dùng để tắm sẽ hếtrôm sẩy và mụn nhọt. - Hạ nhiệt, sáng mắt, giải độc: Mướp đắng một lượng vừa đủ, phơi hoặc sấykhô, mỗi ngày dùng 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thìdùng được, uống thay trà trong ngày. - Tiểu đường: Lấy lá mướp đắng đun lấy nước, nước này có tác dụng hạnhiệt và rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, từ mướp đắng ta có thể chế biến thành các món ăn ngon, hấpdẫn và bổ dưỡng như: Mướp đắng nhồi nhân đậu hũ với nấm mèo, mướp đắngxào. Những món ăn này có tác dụng tăng cường sức khoẻ và đặc biệt rất tốt chonhững người mắc bệnh tiểu đường. Cà rốt - Món ăn- Vị thuốc Củ cà rốt chứa một lượng lớn carotene, protid, lipid, glucid, các chất xơ,các nguyên tố vi lượng và các vitamin như vitamin E và vitamin A. Nhờ đó, cà rốtkhông chỉ bồi bổ cơ thể mà còn có khả năng chữa bệnh tuyệt vời. Chữa quáng gà và mỏi mắt Dân gian thường dùng cà rốt để chữa các bệnh về mắt như quáng gà, mỏimắt bởi thành phần vitamin A giàu có trong cà rốt. Nên lưu ý là vỏ cà rốt rất tốt, do đó khi chế biến, ta nên rửa sạch và đểnguyên vỏ. Chữa suy nhược cơ thể, giúp tăng cường thể lực Cà rốt có khả năng tăng cường sức đề kháng cho các niêm mạc, nâng caokhả năng miễn dịch, kháng khuẩn, giải độc và giúp cho cơ thể trở nên khoẻ mạnh. Ngoài ra, cà rốt còn thúc đẩy tuyến thận tiết ra các hormone trị chứng nhứcmỏi, không những tốt cho thận mà còn mà còn có tác dụng loại bỏ những áp lực,cân bằng hệ thần kinh, điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, chống khô da, rụng tóc,làm da trở nên căng mịn và cho một mái tóc suôn mượt. Người có thể trạng suy nhược nên dùng các món ăn từ cà rốt để lấy lại sựcường tráng. Người khỏe mạnh cũng nên ăn cà rốt để duy trì thể lực và giữ cho daluôn khoẻ. Chỉ cần hai củ cà rốt, ép lấy nước cùng một chút táo tàu (khoảng ¾ quả), v༠quả dứa, là chúng ta đã có một ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: