Dinh dưỡng tốt đẩy lùi u lympho ác tính
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 79.89 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Dinh dưỡng tốt đẩy lùi u lympho ác tính
Dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể khoẻ hơn, giúp người đang điều trị ung thư tăng khả năng chiến thắng bệnh tật. Khi được chẩn đoán ung thư, bệnh nhân thường bị căng thẳng, lo lắng. Trạng thái tinh thần như vậy làm cho bệnh nhân khó có thể nhớ được mọi điều mà họ cần hỏi bác sĩ. Thường bệnh nhân nên viết sẵn ra một danh sách các câu hỏi và nên ghi lại những điều bác sĩ trả lời và dặn dò. Bệnh nhân không cần phải hỏi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dinh dưỡng tốt đẩy lùi u lympho ác tính Dinh dưỡng tốt đẩy lùi u lympho ác tính Dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể khoẻ hơn, giúp người đang điều trị ung thư tăng khả năng chiến thắng bệnh tật. Khi được chẩn đoán ung thư, bệnh nhân thường bị căng thẳng, lo lắng. Trạng thái tinh thần như vậy làm cho bệnh nhân khó có thể nhớ được mọi điều mà họ cần hỏi bác sĩ. Thường bệnh nhân nên viết sẵn ra một danh sách các câu hỏi và nên ghi lại những điều bác sĩ trả lời và dặn dò. Bệnh nhân không cần phải hỏi hết các câu hỏi và nhớ hết các giải đáp trong một lần mà có thể hỏi vào các dịp khác để có thêm thông tin. Dinh dưỡng trong thời gian điều trị cần được chú ý. Ăn uống tốt trong thời gian điều trị sẽ giúp có đủ năng lượng và đạm cần thiết ngăn ngừa hiện tượng sút cân, mau chóng hồi phục sức khoẻ. Nhiều bệnh nhân ung thư khó có thể đảm bảo được việc ăn uống tốt và cân bằng với đầy đủ các chất, do ăn không ngon miệng. Thêm vào đó, các tác dụng phụ của điều trị như buồn nôn, nôn, đau miệng cũng làm ăn uống kém đi. Thông thường, người bệnh có cảm giác mùi vị của thức ăn thay đổi. Do tâm lý, người bệnh đang điều trị ung thư cũng không thể ăn ngon miệng khi họ mệt mỏi, cơ thể không thoải mái. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, nếu người bệnh ăn uống tốt sẽ chịu đựng được các tác dụng phụ của điều trị tốt hơn và có các chất để giúp hồi phục da, tóc, cơ và các cơ quan bị tổn hại trong điều trị. Nhiều người bệnh thấy rằng ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thì dễ ăn hơn 3 bữa lớn mỗi ngày. Bệnh nhân và gia đình có thể hỏi thêm bác sĩ, y tá để có các lời khuyên về cách ăn uống đủ chất trong thời gian điều trị. Tiên lượng cho bệnh nhân u lympho ác tính không Hodgkin phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khoảng trên 50% số người bệnh này là có tiên lượng tốt, có khả năng chữa khỏi bệnh. Mặc dù nhiều bệnh nhân u lympho ác tính không Hodgkin được điều trị thành công, bác sĩ thường dùng từ lui bệnh hơn là khỏi bệnh bởi vì ung thư có thể quay trở lại (tức bệnh tái phát). Người bệnh nên thảo luận với bác sĩ về khả năng tái phát. Những người mắc u lympho ác tính không Hodgkin nên đi khám, theo dõi định kỳ sau khi điều trị 3 - 6 tháng 1 lần. Theo dõi là một phần quan trọng của toàn bộ việc điều trị nhằm phát hiện bất kỳ thay đổi về sức khoẻ, ung thư mới hoặc bệnh cũ tái phát để điều trị càng sớm càng tốt. Giữa các lần hẹn khám định kỳ, bệnh nhân u lympho ác tính không Hodgkin nên báo cho thầy thuốc chuyên khoa hoặc đi khám ngay khi có các bất thường về sức khoẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dinh dưỡng tốt đẩy lùi u lympho ác tính Dinh dưỡng tốt đẩy lùi u lympho ác tính Dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể khoẻ hơn, giúp người đang điều trị ung thư tăng khả năng chiến thắng bệnh tật. Khi được chẩn đoán ung thư, bệnh nhân thường bị căng thẳng, lo lắng. Trạng thái tinh thần như vậy làm cho bệnh nhân khó có thể nhớ được mọi điều mà họ cần hỏi bác sĩ. Thường bệnh nhân nên viết sẵn ra một danh sách các câu hỏi và nên ghi lại những điều bác sĩ trả lời và dặn dò. Bệnh nhân không cần phải hỏi hết các câu hỏi và nhớ hết các giải đáp trong một lần mà có thể hỏi vào các dịp khác để có thêm thông tin. Dinh dưỡng trong thời gian điều trị cần được chú ý. Ăn uống tốt trong thời gian điều trị sẽ giúp có đủ năng lượng và đạm cần thiết ngăn ngừa hiện tượng sút cân, mau chóng hồi phục sức khoẻ. Nhiều bệnh nhân ung thư khó có thể đảm bảo được việc ăn uống tốt và cân bằng với đầy đủ các chất, do ăn không ngon miệng. Thêm vào đó, các tác dụng phụ của điều trị như buồn nôn, nôn, đau miệng cũng làm ăn uống kém đi. Thông thường, người bệnh có cảm giác mùi vị của thức ăn thay đổi. Do tâm lý, người bệnh đang điều trị ung thư cũng không thể ăn ngon miệng khi họ mệt mỏi, cơ thể không thoải mái. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, nếu người bệnh ăn uống tốt sẽ chịu đựng được các tác dụng phụ của điều trị tốt hơn và có các chất để giúp hồi phục da, tóc, cơ và các cơ quan bị tổn hại trong điều trị. Nhiều người bệnh thấy rằng ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thì dễ ăn hơn 3 bữa lớn mỗi ngày. Bệnh nhân và gia đình có thể hỏi thêm bác sĩ, y tá để có các lời khuyên về cách ăn uống đủ chất trong thời gian điều trị. Tiên lượng cho bệnh nhân u lympho ác tính không Hodgkin phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khoảng trên 50% số người bệnh này là có tiên lượng tốt, có khả năng chữa khỏi bệnh. Mặc dù nhiều bệnh nhân u lympho ác tính không Hodgkin được điều trị thành công, bác sĩ thường dùng từ lui bệnh hơn là khỏi bệnh bởi vì ung thư có thể quay trở lại (tức bệnh tái phát). Người bệnh nên thảo luận với bác sĩ về khả năng tái phát. Những người mắc u lympho ác tính không Hodgkin nên đi khám, theo dõi định kỳ sau khi điều trị 3 - 6 tháng 1 lần. Theo dõi là một phần quan trọng của toàn bộ việc điều trị nhằm phát hiện bất kỳ thay đổi về sức khoẻ, ung thư mới hoặc bệnh cũ tái phát để điều trị càng sớm càng tốt. Giữa các lần hẹn khám định kỳ, bệnh nhân u lympho ác tính không Hodgkin nên báo cho thầy thuốc chuyên khoa hoặc đi khám ngay khi có các bất thường về sức khoẻ.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thức ăn dinh dưỡng thực phẩm dinh dưỡng thực đơn dinh dưỡng dinh dưỡng cho cơ thể sức khỏe đời sống sức khỏe cho mọi người dinh dưỡng cho mọi ngườiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 181 0 0 -
Tài liệu 5 bước bạn nên thực hành để tránh bị sâu răng
7 trang 94 0 0 -
157 trang 53 0 0
-
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi: Phần 1
85 trang 50 0 0 -
Ebook Bí kíp dinh dưỡng gia truyền đẩy lùi bệnh tật: Phần 1
51 trang 39 0 0 -
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi: Phần 2
83 trang 39 0 0 -
Chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho người lớn tuổi
7 trang 36 0 0 -
5 trang 29 0 0
-
Sữa mẹ làm tăng khả năng học của bé trai
5 trang 29 0 0 -
An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng: Phần 1
110 trang 28 0 0