Danh mục

Định giá tài sản trí tuệ sao cho đúng?

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 95.92 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Định giá ở Việt Nam Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, không thể xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn và có khả năng sinh ra lợi nhuận. Nó là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp trước mắt và trong tương lai. Theo ông Stephan Hundertmark, Viện Quản lý sở hữu trí tuệ Steinbeis (Đại học Steinbeis - Đức), ở nhiều nước phát triển, tài sản vô hình không chỉ bao gồm tài sản...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định giá tài sản trí tuệ sao cho đúng? Định giá tài sản trí tuệ sao cho đúng? Định giá ở Việt Nam Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, không thể xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn và có khả năng sinh ra lợi nhuận. Nó là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp trước mắt và trong tương lai. Theo ông Stephan Hundertmark, Viện Quản lý sở hữu trí tuệ Steinbeis (Đại học Steinbeis - Đức), ở nhiều nước phát triển, tài sản vô hình không chỉ bao gồm tài sản trí tuệ như sáng chế, nhãn hiệu, quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, mà còn bao gồm cả vốn trí tuệ như nguồn nhân lực, các phương thức kinh doanh, các mối quan hệ trong kinh doanh và uy tín trong sản xuất kinh doanh. Giống như việc định giá tài sản hữu hình, việc định giá tài sản sở hữu trí tuệ dựa trên các phương pháp chủ yếu như: so sánh, chi phí, thu nhập và thặng dư. Tuy nhiên, việc định giá tài sản trí tuệ khó khăn và có nhiều khác biệt hơn so với tài sản hữu hình. Hiện tại, Việt Nam theo chuẩn mực kế toán, tài sản trí tuệ chỉ dừng lại ở các loại hình như: bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy tính. Gần đây, việc xác định giá trị doanh nghiệp đã tính đến giá trị tài sản vô hình thông qua việc tính toán lợi thế doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này mới chỉ dừng lại ở công thức cứng, đó là xác định theo tỷ suất lợi nhuận và lãi suất trái phiếu... Vừa qua, trong Thông tư số 146/2007 ngày 6/12/2007 c ủa Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 109/2007 của Chính phủ về việc chuyển công ty 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần đã bổ sung thêm việc xác định lợi thế doanh nghiệp trên cơ sở về vị trí địa lý và giá trị thương hiệu. Cần quy định cụ thể hơn Theo ông Vũ An Khang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam, từ nguyên tắc về việc ghi chép kế toán, chỉ có những tài sản trí tuệ có chi phí phát sinh thì mới được xem xét để ghi nhận. Ngoài ra, nếu không có căn cứ về phát sinh chi phí đều không được phép ghi nhận vào sổ sách kế toán. Như vậy, còn rất nhiều tài sản trí tuệ khác thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của doanh nghiệp nhưng không được ghi nhận. Mặt khác, nguyên tắc chi phí phát sinh không thể phản ánh đúng giá trị thực của quyền đó, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Giá trị đó phải do thị trường quyết định, ông Khang khẳng định. Ví dụ, một công ty đã thăm dò, điều tra được một mỏ quặng. Nếu theo nguyên tắc kế toán thì quyền khai thác trên được ghi nhận là con số rất nhỏ, trong khi rất nhiều khách hàng sẵn sàng trả một khoản tiền lớn hơn nhiều để có được quyền khai thác nó. Cùng quan điểm này, theo ông Trần Ngọc Sơn - Giám đốc Công ty Định giá và Thương hiệu Favi, ai cũng nhìn thấy chính đội ngũ nhân viên lành nghề, có kỹ thuật; ban lãnh đạo có chuyên môn, tài năng chính là một tài sản vô cùng to lớn của công ty nhưng tại sao tài sản này lại không được ghi nhận trong bất kỳ một báo cáo nào của công ty? Phải chăng là do không định lượng được? Về quan điểm kế toán, công ty phải có quyền kiểm soát đối với tất cả tài sản của mình, trong khi đó, đội ngũ nhân viên và ban lãnh đạo thì công ty chỉ có thể kiểm soát được trong phạm vi hợp đồng lao động. Để định giá đúng và chính xác tài sản này, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần có những quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn về tài sản vô hình nói chung và tài sản trí tuệ nói riêng, phân loại và ghi nhận tài sản vô hình. Tuy nhiên, cũng có thể cho phép doanh nghiệp tự xác định giá trị tài sản vô hình để được ghi nhận trong báo cáo tài chính. Đồng thời, để thể hiện chính xác giá trị của tài sản này, hàng năm các doanh nghiệp cần được các tổ chức định giá xác định lại giá trị của các tài sản vô hình này. Ngoài ra, cũng cần xây dựng một chính sách phù hợp, nhất quán giữa định giá tài sản trí tuệ và chế độ kế toán kiểm toán để phản ánh đầy đủ và chính xác giá trị tài sản vô hình nói chung và tài sản trí tuệ nói riêng

Tài liệu được xem nhiều: