Danh mục

Định hướng bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại trường Đại học Hà Nội

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 336.41 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học Hà Nội - từ vấn đề nhận thức, mức độ hiểu biết, sự đánh giá về các nhóm kỹ năng mềm hiện tại của sinh viên, với thực trạng đánh giá trung bình là 54% ở mức độ “chưa tốt”; từ đó đưa ra một số giải pháp giúp sinh viên học tập rèn luyện kỹ năng mềm phục vụ học tập, tự tin đáp ứng nhu cầu nhân lực mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại trường Đại học Hà NộiTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 30/2019 77 ĐỊNH HƯỚNG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊNTRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI Nguyễn Thị Thủy1, Nguyễn Thị Ngọc Anh2 1 Trường Đại học Hà Nội 2 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học Hà Nội - từ vấn đề nhận thức, mức độ hiểu biết, sự đánh giá về các nhóm kỹ năng mềm hiện tại của sinh viên, với thực trạng đánh giá trung bình là 54% ở mức độ “chưa tốt”; từ đó đưa ra một số giải pháp giúp sinh viên học tập rèn luyện kỹ năng mềm phục vụ học tập, tự tin đáp ứng nhu cầu nhân lực mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Kỹ năng mềm, Cách mạng công nghiệp 4.0 Nhận bài ngày 05.3.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 10.4.2019 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thuỷ; Email: thuyrnt@hanu.edu.vn1. MỞ ĐẦU Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) một thách thức lớn đối với thị trường laođộng xuất hiện từ giữa thế kỷ XX đã và sẽ hình thành những công nghệ xóa nhòa ranh giớigiữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học cả trong đời sống, sản xuất, cũng như tronglĩnh vực giáo dục - đào tạo. Tác động của cuộc cách mạng này dẫn tới sự phân hóa mạnhmẽ giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng cao. Do vậy, nókhông chỉ đe dọa việc làm của lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậctrung cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu không được trang bị những kỹ năng mới - kỹ năng sángtạo cho nền kinh tế 4.0. Sinh viên là lực lượng trí thức, nhân tố quan trọng trong việc phát triển đất nước, làyếu tố then chốt quyết định sự thành bại của hợp tác, cạnh tranh trong thị trường lao độngquốc tế. Đứng trước thách thức to lớn của sự phát triển kỷ nguyên số hóa, sinh viên phảiđược trang bị những kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và tiếp cận thông tin mới,có đầu óc mở, phê phán độc lập, hợp tác và cộng tác tích cực. Đây là những kỹ năng“mềm” đặc biệt quan trọng, không thể thiếu.78 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Hiện nay, tại các trường đại học trong cả nước nói chung, trường Đại học Hà Nội(ĐHHN) nói riêng, việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm giúp họ tự tin khởinghiệp, tự tin tiếp cận với công việc sau khi ra trường đã được chú trọng, nhưng vì nhiềunguyên nhân khách quan và chủ quan, kết quả thực tế chưa như mong muốn. Do vậy, tìmhiểu thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên nói chung, sinh viên ĐHHN nói riêng là cầnthiết để đưa ra một số giải pháp định hướng nhằm rèn luyện, nâng cao trình độ, khả năngthích ứng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh mới.2. NỘI DUNG2.1. Giới thiệu mẫu và công cụ nghiên cứu Đối tượng khảo sát, nghiên cứu được chọn gồm 593 sinh viên trường ĐHHN thuộccác khoa/chuyên ngành khác nhau, thời gian khảo sát tháng 11 năm 2018, sử dụng phiếuđiều tra Anket. Nội dung các câu hỏi khảo sát tập trung 3 vấn đề chính là: 1) Nhận thức củasinh viên ĐHHN về kỹ năng mềm; 2) Đánh giá của sinh viên về một số nhóm kỹ năngmềm hiện nay; 3) Nhu cầu học tập kỹ năng mềm, hình thức, nội dung, thời gian đào tạo... Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS 22 (Statistical Product andServices Solutions 22).2.2. Kết quả khảo sát Mức độ hiểu biết của sinh viên về kỹ năng mềm: Trong câu hỏi dành cho sinh viên vềmức độ hiểu biết về kỹ năng mềm là gì, thì đánh giá ở mức độ “Biết rõ” thì có 72 sinh viênlựa chọn với tỉ lệ là 12.2%. Ở mức độ “Biết ở mức độ vừa phải” thì có 424 sinh viên lựachọn và tỉ lệ là 71.9%, tiếp đến ở mức độ “Biết rất ít” thì chỉ có 91 sinh viên lựa chọn với tỉlệ là 15.4% và cuối cùng ở mức độ “Không biết gì” thì chỉ có 3 sinh viên lựa chọn và tỉ lệlà 0.5% Yếu tố cần thiết của kỹ năng mềm đối với sinh viên: Trong những phương án đưa ra thìtới 80.5% sinh viên lựa chọn “Rất cần thiết” và chỉ có 19.5% là “Cần thiết nhưng khôngphải yếu tốt quyết định”. Mục đích của việc rèn luyện kỹ năng mềm: Đa số chiếm tới 85.3% cho rằng việc rènluyện kỹ năng mềm của sinh viên phục vụ cho việc học tập có kết quả tốt, xử lý nhanhchóng hiệu quả công việc và ứng dụng trong cuộc sống để phát triển năng lực bản thân.Như vậy từ việc hiểu biết cũng như sự cần thiết của viêc học tập cũng như rèn luyện kỹnăng mềm phục vụ cho việc học tập, giải quyết công việc cũng như hỗ trợ cho việc pháttriển năng lực cá nhân có tỉ lệ khá cao, xét dưới góc độ tỉ lệ % trả lời của sinh viên thì đâyTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 30/2019 79 ...

Tài liệu được xem nhiều: