Danh mục

Định hướng chính trị của Đảng Cộng sản trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 316.34 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Định hướng chính trị của Đảng Cộng sản trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay" từ góc nhìn Chính trị học, tập trung phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về định hướng chính trị từ năm 1986 đến nay trên các khía cạnh: định hướng kiên định nền tảng tư tưởng chính trị; định hướng đổi mới con đường phát triển đất nước; định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền; định hướng phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng chính trị của Đảng Cộng sản trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nayKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY Phan Duy Anh Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ: Phan Duy Anh, email: phanduyanh@hcmut.edu.vn Tóm tắt: Định hướng chính trị luôn là vấn đề quan trọng của bất cứ quốc gia nào trên con đường phát triển của mình; bởi lẽ, đó là sự soi đường, dẫn dắt cho quá trình xây dựng các lĩnh vực của đời sống xã hội không đi chệch khỏi đường hướng, mục tiêu đã xác định và theo đuổi. Ở Việt Nam, trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là đảng duy nhất cầm quyền, vạch rõ định hướng chính trị luôn xoay quanh và hướng tới hiện thực hóa từng bước vững chắc hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bài viết này từ góc nhìn Chính trị học, tập trung phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về định hướng chính trị từ năm 1986 đến nay trên các khía cạnh: định hướng kiên định nền tảng tư tưởng chính trị; định hướng đổi mới con đường phát triển đất nước; định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền; định hướng phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Từ khóa: định hướng chính trị; Đảng Cộng sản Việt Nam; xây dựng xã hội chủ nghĩa; Việt Nam.1. MỞ ĐẦU Định hướng chính trị (political orientation) là một chủ đề được giới Khoa họcchính trị thế giới quan tâm nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau từ sinh họcchính trị, tâm lý học chính trị, xã hội học chính trị đến văn hóa chính trị. Trong cấutrúc văn hóa chính trị, định hướng chính trị là hệ thống nhận thức, tình cảm, giá trị,niềm tin, thái độ… của chủ thể chính trị được hình thành thông qua quá trình xãhội hóa chính trị theo phương thức nhất định. Ở Việt Nam, định hướng chính trịđược hiểu là “toàn bộ những chủ trương, đường lối, chính sách lớn của đảng cầmquyền và nhà nước cũng như ảnh hưởng của chúng đến mọi mặt đời sống xã hộinhằm đạt được mục tiêu cơ bản. Chủ thể của định hướng chính trị là đảng cầmquyền và nhà nước” (Phạm, 2013, 12). Nhận thức rõ tầm quan trọng của định hướng 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGchính trị, ngay từ những ngày đầu Đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cáchlà chính đảng duy nhất cầm quyền đã luôn chú trọng đến định hướng xã hội chủnghĩa thông qua những chủ trương, đường lối lãnh đạo nhằm mục tiêu xây dựngthành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.2. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI VIỆC ĐỊNH HƯỚNG KIÊN ĐỊNHNỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNGCHỦ NGHĨA XÃ HỘI Lịch sử chính trị phát triển của các chính đảng trong thế giới cận, hiện đại đãchứng minh, một chính đảng mạnh bao giờ cũng phải có chủ nghĩa “làm cốt” vànền tảng lý luận khoa học dẫn đường. Nếu không, chính đảng ấy sẽ mất phươnghướng, “lúng túng như nhắm mắt mà đi” và tất yếu, cách mạng sẽ khó thành công,thậm chí thất bại. Đồng thời, để đạt được mục tiêu cải biến xã hội, xây dựng một xãhội mới tốt đẹp hơn, đòi hỏi mỗi chính đảng cầm quyền phải xây dựng được chomình một nền tảng lý luận, đáp ứng các yêu cầu cơ bản: đáp ứng nhu cầu phát triểncủa quảng đại quần chúng nhân dân; thường xuyên tạo ra động lực phát triển củaxã hội theo xu thế phát triển của thời đại; gắn kết với thực tiễn, giải đáp kịp thờinhững vấn đề thực tiễn đặt ra. Những nội dung này có nội hàm gắn kết biện chứngvới nhau, không tách rời nhau, làm cho nền tảng lý luận ngày càng thêm phong phúvà trở thành vũ khí tư tưởng sắc bén cho phong trào cách mạng của đảng. Đối vớiĐảng Cộng sản Việt Nam, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng của mình, Đảngluôn kiên trì lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tưtưởng, kim chỉ nam cho hành động. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Đảng Cộng sản nhấn mạnh:“Muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa họccủa chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạngcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1987, 125). Đến Đại hội VII(6/1991), Đảng bổ sung điểm mới: “Nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh” (Đảng Cộngsản Việt Nam, 1991b, 127); đồng thời khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quảcủa sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của ViệtNam và tư tưởng của Người đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảngvà dân tộc. Từ đây, chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh đượcxác định nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: