Danh mục

Định hướng hình thành năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên sư phạm

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.68 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra định hướng hình thành năng lực tổ chức "hoạt động trải nghiệm sáng tạo" (Creative Experiential Activities) cho sinh viên sư phạm, dựa trên cơ sở yêu cầu của chuẩn đầu ra sinh viên sư phạm và yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng hình thành năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên sư phạm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 205-212 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Nguyễn Thị Hằng Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết đưa ra định hướng hình thành năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Creative Experiential Activities) cho sinh viên sư phạm, dựa trên cơ sở yêu cầu của chuẩn đầu ra sinh viên sư phạm và yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam. Các định hướng đó là: Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo định hướng hình thành năng lực, cần xác định năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những năng lực giáo dục cơ bản của sinh viên sư phạm; Phát triển, thiết kế chương trình về hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo hướng hình thành năng lực thực hiện; Đổi mới thực hành, thực tập sư phạm theo hướng tăng cường các hoạt động giáo dục một cách thường xuyên và lâu dài, tạo cơ hội để sinh viên xây dựng ý tưởng, thiết kế, và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá theo năng lực năng lực. Từ khóa: Năng lực, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sinh viên sư phạm.1. Mở đầu Việt Nam trong chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã nêu một trong nhữnggiải pháp quan trọng cho giáo dục phổ thông là :thực hiện đổi mới chương trình và sáchgiáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vừa đảm bảotính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù mỗi địa phương. Tiếp theo,Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo (NQ số 29-NQ/TW) đã xác định phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theotiếp cận năng lực: Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất ngườihọc, hài hòa đức, trí, thể, mĩ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề, ... Tiếp tục đổi mới mạnhmẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt mộtchiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơsở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực,...Liên hệ: Nguyễn Thị Hằng, e-mail: ngthihangnqt@gmail.com 205 Nguyễn Thị Hằng Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hay nói cách khác là tổ chức hoạt độnggiáo dục theo hướng tăng cường trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, là tạo ra môi trườngvô cùng quan trọng để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất; đồng thời là sự khởi nguồnsáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực, và để học sinh đượcthể hiện hết khả năng sáng tạo của mình. Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục đã được khẳng định là một trong những nănglực giáo dục cốt lõi của sinh viên sư phạm (theo chuẩn đầu ra sinh viên tốt nghiệp cácngành sư phạm). Để đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục sau năm 2015, việc tổ chứchoạt động giáo dục cho học sinh cần đi theo định hướng tăng cường trải nghiệm và sángtạo. Vì vậy, nghiên cứu Định hướng hình thành năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệmsáng tạo cho sinh viên sư phạm là việc làm cấp thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dụcphổ thông ở nước ta sau 2015 và yêu cầu của chuẩn đầu ra các ngành sư phạm trên cả nước.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái niệm công cụ2.1.1. Khái niệm Năng lực Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc từ tiếng Latinh competentia [1].Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau. Theo ERIC Thesaurus:Năng lực: cá nhân thể hiện khả năng thực hiện, tức là, có được các kiến thức, kĩ năng vànhững đặc điểm nhân cách cần thiết để đáp ứng được những yêu cầu hoặc đòi hỏi cụ thểcủa từng tình huống (12/10/1979). Theo từ điển TLH (Vũ Dũng, 2000): Năng lực là tậphợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lí cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong,tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định. Theo John ErpenbeckNăng lực lấy tri thức làm cơ sở, được sử dụng như khả năng, được quy định bởi giá trị,được tăng cường qua kinh nghiệm và được hiện thực hóa qua chủ định. Weinert (2001) định nghĩa Năng lực là những khả năng và kĩ xảo học được hoặcsẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về độngcơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm vàhiệu qủa trong những tình huống linh hoạt. Theo A.N.Leônchiev, năng lực là đặc điểmc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: