Danh mục

Tiếp cận đánh giá giáo viên theo quan điểm giảng dạy

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.25 KB      Lượt xem: 98      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong công tác quản lí để có thể quản lí tốt đội ngũ đồng thời đưa ra các biệp pháp quản lí phù hợp với từng giáo viên thì nhà quản lí có thể dựa trên quan điểm giảng dạy để phân loại giáo viên của đơn vị mình từ đó có thể đánh giá họ một cách hiệu quả nhất. Tất cả mọi hoạt động đánh giá chỉ có ý nghĩa khi kết quả của quá trình đánh giá có tác dụng đối với việc phát triển chuyên môn của giáo viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận đánh giá giáo viên theo quan điểm giảng dạy JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 204-211 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN THEO QUAN ĐIỂM GIẢNG DẠY Hứa Hoàng Anh Khoa Quản lí giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đánh giá giáo viên là một công việc cần thiết để cải thiện chất lượng giáo dục. Đây là công việc bị ảnh hưởng nhiều bởi sự chủ quan của các nhà đánh giá. Trong công tác quản lí để có thể quản lí tốt đội ngũ đồng thời đưa ra các biệp pháp quản lí phù hợp với từng giáo viên thì nhà quản lí có thể dựa trên quan điểm giảng dạy để phân loại giáo viên của đơn vị mình từ đó có thể đánh giá họ một cách hiệu quả nhất. Tất cả mọi hoạt động đánh giá chỉ có ý nghĩa khi kết quả của quá trình đánh giá có tác dụng đối với việc phát triển chuyên môn của giáo viên. Từ khóa:Đánh giá, đánh giá giáo viên, quản lí đánh giá giáo viên, quan điểm giảng dạy, giáo viên.1. Mở đầu Đánh giá về công tác giảng dạy của giáo viên là một việc làm cần thiết bởi thông qua đógiáo viên có thể biết được việc giảng dạy của mình có hiệu quả hay không; cán bộ quản lí có thểbiết được những môn học, những giáo viên nào thu hút được sự chú ý của học sinh từ đó giúp giáoviên điều chỉnh và cải thiện nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp [3]. Rất nhiều cácnhà nghiên cứu và các nhà thiết lập chính sách đồng thuận rằng vấn đề giáo viên rất quan trọngtrong việc cải thiện học tập của học sinh [6,7,9] vì vậy việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giáoviên là cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Mặc dù vậy cũng có một thực tế là việccông nhận và giải quyết vấn đề chênh lệch về hiệu quả giảng dạy giữa các giáo viên được coi nhưlà thất bại bởi vì sự cào bằng hiệu quả giảng dạy của các giáo viên khác nhau. Điều này được thểhiện ở việc hầu hết tất cả các giáo viên đều được đánh giá là tốt hoặc xuất sắc; đánh giá có ý nghĩarất ít đối với việc phát triển chuyên môn và việc giảng dạy không hiệu quả không được chỉ ra mộtcách rõ ràng. Qua đó cho thấy việc đánh giá giáo viên không tác động tới kết quả học tập của sinhviên và giải quyết vấn đề khác biệt về hiệu quả giảng dạy của giáo viên [10]. Vậy vấn đề đặt ra làcó sự khác biệt trong giảng dạy giữa các giáo viên hay không, và nếu có sự khác biệt thì nhà quảnlí sẽ cần phải tiến hành những biện pháp quản lí nào để phù hợp từ đó thúc đẩy việc cải thiện chấtlượng giảng dạy. Trong bài viết này tác giả tiếp cận quan điểm nhóm tác giả Arthur Wise về côngviệc dạy học của giáo viên và đề cập tới 3 vấn đề: 1) Đánh giá giáo viên; 2) Đánh giá giáo viêntheo quan điểm giảng dạy; 3) Một số lưu ý đối với nhà quản lí trong đánh giá giáo viên theo quanđiểm giảng dạy.Liên hệ: Hứa Hoàng Anh, e-mail: anhhh@hnue.edu.vn204 Tiếp cận đánh giá giáo viên theo quan điểm giảng dạy2. Nội dung nghiên cứu3. Đánh giá giáo viên3.1. Khái niệm Có rất nhiều quan niệm khác nhau về đánh giá. Một nhóm tác giả cho rằng: Đánh giá là mộthoạt động của con người nhằm phán xét về một hay nhiều đặc điểm của sự vật, hiện tượng, conngười mà mình quan tâm, theo những quan niệm và chuẩn mực mà người đánh giá tuân theo (cũngcó thể nói đến sự đánh giá của một nhóm, một cộng đồng, thậm chí của toàn xã hội) [1]. Như vậy,theo nhóm tác giả này đánh giá là đưa ra những phán xét về một hay nhiều sự vật hiện tượng theonhững quan niệm và chuẩn mực nhất định, chuẩn mực này có thể là những chuẩn mực chung hoặcchuẩn mực của những người đánh giá đưa ra. Một nhóm tác giả khác đưa ra quan niệm: Đánh giá là quá trình hình thành những nhậnđịnh, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu vớimục tiêu và tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng,điều chỉnh và nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc [2]. Theo các tác giả này, đánh giá cũngdựa trên những tiêu chí nhất định và đánh giá luôn có mục tiêu hướng tới nâng cao chất lượng vàhiệu quả công việc. Như vậy, có thể hiểu đánh giá giáo viên là hoạt động nhận định, phán xét của người đánhgiá về nghề giáo viên, về năng lực của giáo viên theo một mục đích nhất định và có thể có mộtkhuôn mẫu cho sẵn, mang dấu ấn cá nhân của chủ thể đánh giá. Có sự đồng thuận rộng rãi giữa các nhà nghiên cứu và nhà lập chính sách rằng vấn đề giáoviên rất quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Vì thế, các công tác liên quanđến đánh giá giáo viên trong bất kì một nền giáo dục nào cũng khá được chú trọng với mục tiêutìm ra con đường nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên trên thực tế không phải mọiquá trình đánh giá giáo viên đều đi đến kết quả cuối cùng là đi đến nâng cao chất lượng dạy học. Koppich ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: