Danh mục

Định hướng hoạt động đào tạo nghề nghiệp trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 349.79 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ những kiến thức cơ bản, bài viết này sẽ phân tích, đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến hoạt động giáo dục đại học. Trên cơ sở đó bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hoạt động giáo dục đại học trong bối cảnh mới. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng hoạt động đào tạo nghề nghiệp trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ TS Nguyễn Văn Tuyên* TÓM TẮT Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển vượt bậc về công nghệ sẽ làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế, nhiều ngành nghề mới xuất hiện sẽ bổ sung hoặc thay thế cho những ngành nghề truyền thống, vì thế sẽ tác động sâu sắc đến cơ cấu lao động và việc làm. Từ những kiến thức cơ bản, bài viết này sẽ phân tích, đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến hoạt động giáo dục đại học. Trên cơ sở đó bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hoạt động giáo dục đại học trong bối cảnh mới. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đào tạo, hoạt động, nghề nghiệp. 1. Đặt vấn đề Lịch sử loài người đã và đang trải qua bốn cuộc cách mạng lớn. Bắt đầu là cuộc cách mạng về nông nghiệp diễn ra khoảng hơn 10.000 năm trước đã làm thay đổi đời sống xã hội, khởi đầu là con người biết trồng trọt và chăn nuôi thay thế dần cho việc săn bắt và hái lượm, biết vận dụng sức mạnh của động vật vào các hoạt động sản xuất, vận tải và thông tin liên lạc. Nhờ đó, năng suất lao động ngày càng được gia tăng, sản xuất được nhiều của cải, vật chất hơn và từng bước nâng cao đời sống cho con người trong xã hội, cuộc cách mạng nông nghiệp ra đời đánh dấu cho lịch sử loài người chuyển từ nền nông nghiệp dùng sức mạnh cơ bắp sang nền nông nghiệp cơ khí, khoa học kỹ thuật tiên tiến. Tiếp nối cuộc cách mạng nông nghiệp, hàng loạt cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ nửa sau thế kỷ thứ 18. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, với sự phát minh ra máy hơi nước và đường sắt, mở đường cho nền sản xuất cơ khí; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, mở đầu cho việc sản xuất hàng loạt và dây chuyền sản xuất nhờ sự phát minh ra điện và dây chuyền lắp ráp, giải phóng dần sức lao động của con người; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba với sự ra đời của các linh kiện bán dẫn, máy tính chủ, máy tính cá nhân và internet. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ thế kỷ 21 và đang diễn ra trên nền tảng của cách mạng số. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ là số hóa, internet hóa các thiết bị mà còn là sự hội tụ, dung hợp nhiều công nghệ và tương tác Khoa Kinh tế – Luật, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * 108 - của chúng trên nhiều lĩnh vực với quy mô rộng lớn như trí tuệ nhân tạo, công nghệ robot, internet kết nối vạn vật, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng, tính toán lượng tử, xe tự vận hành… sẽ tạo ra hàng loạt thay đổi mang tính bước ngoặt lịch sử, ảnh hưởng sâu rộng tới kinh tế – xã hội ở tất cả các quốc gia. Với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ mới, nhiều ngành mới, tạo nhiều công ăn, việc làm mới cho con người mà con người có thể cảm nhận được sự biến đổi của nó đang diễn ra trong hoạt động hàng ngày, từ việc đặt xe, thức ăn bằng công nghệ, việc mua sắm trực tuyến đến những biến đổi lớn trong sản xuất kinh doanh. Trong xu hướng đó, các cơ sở đào tạo nghề nghiệp cần có sự cải tiến, đổi mới trong giáo dục và đào tạo nghề nghiệp nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu, rộng đối với đời sống xã hội. 2. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến đào tạo nghề nghiệp Theo Klaus Schwab (2018), so với những cuộc cách mạng khác, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có nhiều đặc điểm nổi trội: thứ nhất, tốc độ phát triển của cuộc cách mạng này ngày càng nhanh chóng, sự phát triển của các công nghệ mới lại sản sinh những công nghệ mới hơn; thứ hai, sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ làm thay đổi và nảy sinh những mô hình mới về các khía cạnh kinh tế, xã hội, cá nhân và vì thế sẽ làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của con người và thứ ba, sự tác động của cuộc cách mạng lần thứ tư mang tính hệ thống giữa các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp, các quốc gia và toàn xã hội. Do đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tác động sâu sắc đến hoạt động của con người trên nhiều lĩnh vực. Sự kết hợp của công nghệ kỹ thuật số, vật chất và sinh học không chỉ tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động mà nó còn thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nhận thức, đồng nghĩa với việc các cấp quản lý chuẩn bị lực lượng và phát triển các mô hình đào tạo sao cho người lao động sẵn sàng phối hợp cùng với máy móc ngày càng thông minh trong công việc. Để thực hiện được điều này, nhất là các ngành nghề ít bị tự động hóa, con người đòi hòi cần có các kỹ năng xã hội và sáng tạo, đặc biệt là kỹ năng ra quyết định trong môi trường luôn biến động và cần phát triển nhiều ý tưởng mới. Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (2016) đưa ra 10 kỹ năng tiêu biểu của người lao động đến năm 2020 có một số điểm mới so với năm 2015 (Bảng 1). - 109 Bảng 1. Sự thay đổi các kỹ năng trong năm 2020 so với năm 2015 Năm 2020 Năm 2015 1. Giải quyết các vấn đề phức tạp 1. Giải quyết các vấn đề phức tạp 2. Tư duy phản biện 2. Phối hợp với người khác 3. Sáng tạo 3. Quản lý con người 4. Quản lý con người 4. Tư duy phản biện 5. Phối hợp với người khác 5. Đàm phán 6. Trí tuệ cảm xúc 6. Kiểm soát chất lượng 7. Đánh giá và ra quyết định 7. Định hướng dịch vụ 8. Định hướng dịch vụ 8. Đánh giá và ra quyết định 9. Đàm phán 9. Lắng nghe tích cực 10. Tư duy linh hoạt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: