Danh mục

Định hướng nghiên cứu phòng chống dịch tả và vai trò của nhà vệ sinh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 130.96 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhân câu chuyện mắm tôm đã được Bộ Y tế minh oan, tôi xin bàn đến vấn đề khác : định hướng nghiên cứu phòng chống dịch tả và vai trò của nhà vệ sinh. Ngay từ những ngày đầu lúc dịch bệnh bộc phát, tôi đã đề nghị nên tiến hành nghiên cứu dịch tễ học để tìm hiểu về các yếu tố sinh học gây bệnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng nghiên cứu phòng chống dịch tả và vai trò của nhà vệ sinhĐịnh hướng nghiên cứu phòng chống dịch tả và vai trò của nhà vệ sinh GS TS Nguyễn Văn Tuấn , Kiều bào ÚcĐịnh hướng nghiên cứu phòng chống dịch tả và vai trò của nhà vệ sinh GS TS Nguyễn Văn Tuấn , Kiều bào ÚcNhân câu chuyện mắm tôm đã được Bộ Y tế minh oan, tôi xin bàn đến vấn đềkhác : định hướng nghiên cứu phòng chống dịch tả và vai trò của nhà vệ sinh.Ngay từ những ngày đầu lúc dịch bệnh bộc phát, tôi đã đề nghị nên tiến hànhnghiên cứu dịch tễ học để tìm hiểu về các yếu tố sinh học gây bệnh. Vì vậy tôithấy rất phấn khích khi biết được một dự án nghiên cứu cấp nhà nước đã đượcphê chuẩn. Tuy chưa đọc qua đề cương nghiên cứu (và chắc cũng chẳng baogiờ có cơ hội đọc) nhưng đọc qua tên của dự án (“Nghiên cứu đặc điểm dịchtễ học, lâm sàng và các giải pháp phòng chống dịch tả”) tôi thấy hơi phân vânvà có cảm giác déjà vu. Tôi đã thấy quá nhiều nghiên cứu, quá nhiều luận ántiến sĩ với những cụm từ như thế này từ Việt Nam, nhiều đến nỗi tôi phải tựhỏi “hay là đồng nghiệp ta hết ý tưởng”? Tôi phân vân là vì đề tài nghiên cứucấp nhà nước mà có vẻ đơn giản quá, mang tính mô tả hơn là phân tích chuyênsâu, và nhất là thiếu cái mới.Trên thế giới đã có quá nhiều nghiên cứu như thế này. Khi tôi vào thư viện ykhoa quốc tế (PubMed) và gõ cụm từ “risk factors of cholera” (yếu tố nguy cơbệnh tả), cơ sở dữ kiện cho tôi biết đã có 202 bài báo khoa học liên quan đếnđề tài này. Với y văn như thế, tôi phải đặt câu hỏi: một dự án nghiên cứu nhưthế có thể cung cấp thông tin gì mới cho y văn quốc tế và Việt Nam haykhông? Dịch tễ học thế kỉ 21 không nên loay hoay với các vấn đề kinh điểnnhư thế. Còn nghiên cứu giải pháp phòng chống dịch tả thì cũng đã có nhiềukinh nghiệm và bài học từ Phi châu, Nam Dương, thậm chí từ Việt Nam và Tổchức Y tế Thế giới, vậy thì mục tiêu tìm giải pháp phòng chống có gì mới? Vảlại khi công trình nghiên cứu thực hiện thì dịch tả và tiêu chảy đã là quá khứ,làm sao tìm giải pháp phòng chống những gì đã xảy ra? Do đó, cần phải xemxét lại mục tiêu cụ thể của đề cương công trình nghiên cứu được phê chuẩnquá nhanh kể trên. Thế thì câu hỏi đặt ra là cần phải nghiên cứu cái gì? Nênchăng cần tập trung vào 4 định hướng nghiên cứu sau đây:Định hướng 1:Nghiên cứu về các yếu tố dịch tễ phân tử học (molecular epidemiologicalfactors) để xác định ảnh hưởng của các vi khuẩn và sự tương tác giữa các vikhuẩn này với gien và môi trường đến nguy cơ mắc bệnh. Có một số biến thểgien và nhóm máu làm cho đối tượng dễ mắc bệnh tả, nhưng chúng ta khôngbiết cơ chế và mối tương tác giữa các gien này với vi khuẩn tả và các vi khuẩnkhác như thế nào. Cố nhiên, không nên tập trung chỉ vào một vi khuẩn V.cholerae, mà còn phải xem xét đến các vi khuẩn và siêu vi khuẩn khác nhưrotavirus nhóm A, E. coli, Shigella spp, E. coli, và 9% salmonella... Câu hỏiđặt ra là bao nhiêu trường hợp bệnh tả và tiêu chảy có thể qui kết cho các tácnhân sinh học này, và chúng tương tác với môi trường và gien ra sao. Nghiêncứu này đòi hỏi kinh nghiệm chuyên sâu về dịch tễ học, vi sinh học và thốngkê học.Định hướng 2:Nghiên cứu về mô hình lan bệnh. Đặc tính kinh điển của bệnh dịch tả là chúnglây lan rất nhanh và có khi bộc phát cùng một lúc như chúng ta chứng kiếnvừa qua. Có nhiều câu hỏi mang tính chuyên sâu và kĩ thuật về vấn đề này,chẳng hạn như: sự phân phối bệnh trong một hộ gia đình và giữa các hộ trongcộng đồng; yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ lây lan và phân bố của bệnh; ai làđối tượng có nguy cơ cao; có thể phát triển mô hình tiên lượng (prognosticmodels) để nhận ra đối tượng nguy cơ trước để can thiệp không, v.v… Đây làmột định hướng nghiên cứu quan trọng, vì nó cung cấp cho chúng ta các dữliệu về sự ảnh hưởng của môi trường và di truyền (vì nghiên cứu trong giađình) rất quan trọng cho chính sách y tế cộng đồng. Nghiên cứu này đòi hỏichuyên gia lành nghề về dịch tễ học, thống kê học và y học.Định hướng 3:Nghiên cứu về mối tương tác đa chiều giữa chế độ ăn uống, môi trường vàmôi trường sống của địa phương (kể cả nguồn nước). Ở đây chúng ta có 3 yếutố nguy cơ: cá nhân, gia đình, và cộng đồng. Đã có quá nhiều nghiên cứu ảnhhưởng của từng yếu tố, nhưng chưa có nghiên cứu mối tương tác (interactioneffects) giữa các yếu tố. Khái niệm tương tác rất quan trọng, bởi vì bệnh dịchcó nhiều yếu tố nguy cơ và chúng tương tác nhau để gây bệnh. Chẳng hạn nhưmột gia đình dù có giữ vệ sinh trong nhà, nhưng nếu môi trường bị nhiễmtrùng, thì nguy cơ mắc bệnh vẫn cao. Do đó, vấn đề đặt ra không phải là ảnhhưởng của từng yếu tố nguy cơ, mà là ảnh hưởng của mối tương tác.Định hướng 4:Nghiên cứu về hiệu quả can thiệp ở qui mô cộng đồng. Một trong những vấnđề hiện nay là nếu chúng ta can thiệp để thay đổi lối sống và môi trường ở quimô cộng đồng thì hiệu quả phòng chống dịch bệnh là bao nhiêu? Để trả lờicâu hỏi này chúng ta cần nghiên cứu đối chứng the ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: