Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Số trang: 22
Loại file: pdf
Dung lượng: 593.37 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung chính nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Trà Vinh, thực hiện trong bối cảnh từng bước tiếp cận với nền kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch, qua đó làm cơ sở cho việc nhận diện những cơ hội và thách thức mà du lịch Trà Vinh có thể đối mặt khi tiếp cận với du lịch tuần hoàn trong những giai đoạn sắp tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TUẦN HOÀN DƯỚI GÓC NHÌN TỪ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ORIENTATION FOR CIRCULAR TOURISM DEVELOPMENT FROM SUSTAINABLE TOURISM ACTIVITIES IN TRAVINH PROVINCE TS. Đinh Kiệm1, ThS. Phạm Hữu Chiến2 Tóm tắt – Nghiên cứu này nhóm tác giả giới thiệu các khái niệm liên quanvề kinh tế tuần hoàn, du lịch bền vững, du lịch tuần hoàn, những nguyên lí vàcách thức vận hành để hướng tới một nền kinh tế du lich theo định hướng du lịchtuần hoàn và bền vững. Nội dung chính nghiên cứu tập trung phân tích thực trạnghoạt động du lịch của tỉnh Trà Vinh, thực hiện trong bối cảnh từng bước tiếp cậnvới nền kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch, qua đó làm cơ sở cho việc nhậndiện những cơ hội và thách thức mà du lịch Trà Vinh có thể đối mặt khi tiếp cậnvới du lịch tuần hoàn trong những giai đoạn sắp tới. Cuối cùng, bài viết tập trungphân tích về thực hiện du lịch bền vững mà Trà Vinh đang áp dụng hướng đếntiếp cận như là một nền kinh tế du lịch tuần hoàn, đồng thời qua đó gợi ý một sốgiải pháp phát triển du lịch tuần hoàn của địa phương trong tương lai. Từ khóa: du lịch tuần hoàn, du lịch bền vững, kinh tế tuần hoàn, tỉnhTrà Vinh.1. GIỚI THIỆU Qua thực tiễn khai thác hoạt động du lịch hiện nay, chúng ta không thểkhông tính đến việc xem xét điều chỉnh loại hình hoạt động du lịch đại trà hiệnhữu sao cho đạt tính bền vững và hiệu quả kinh tế – môi trường. Để làm điều này,các nhà quản lí du lịch không thể tiếp tục phát triển, vận hành theo mô hình truyềnthống cũ, sử dụng tài nguyên với số lượng nhiều và hiệu quả thấp làm ảnh hưởngđến sự phát triển của kinh tế bền vững. Đối với tỉnh Trà Vinh, một tỉnh có ngànhdu lịch còn non trẻ, đang từng bước phát triển, hội nhập với các tỉnh vùng Đồngbằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thời gian qua, tuy tỉnh Trà Vinh đạt được một sốkết quả bước đầu, nhưng nhìn chung hoạt động du lịch ở đây còn mang tính tựphát, chưa có hướng đi rõ nét, thêm vào đó, hiện tượng biến đổi khí hậu đang gâytác động bất lợi nhiều mặt, cùng với việc phát triển du lịch đại trà từ địa bàn nội1 Trường Đại học Lao động Xã hội (CSII) TP. Hồ Chí Minh; Email : dinh.kiem@gmail.com2 Thành ủy TP. Hồ Chí Minh 84 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”địa cho đến vùng ven biển một cách ồ ạt, không có kế hoạch, việc sử dụng tàinguyên kém hiệu quả, đặt ngành du lịch đứng trước cơ hội và thách thức gay gắthơn bao giờ hết. Trong định hướng phát triển du lịch, từ việc xác định lợi thế vềtiềm năng hiện có, ngành du lịch tỉnh Trà Vinh đã đề ra kế hoạch phát triển ngànhdu lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh sẽđón 2,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 85.000 khách quốc tế; tổng doanh thutừ năm 2025 trở đi đạt trên 1.600 tỉ đồng [1]. Để đạt được mục tiêu đề ra, việc tiếpcận, vận dụng chuyển đổi tư duy kinh tế tuần hoàn được xem là xu hướng mới,tiên tiến, cần thiết đảm bảo cho sự chuyển đổi tích cực và phát triển của ngành dulịch tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Trong nghiên cứu này,nhóm tác giả thông qua việc phân tích thực trạng phát triển, đánh giá những cơhội và thách thức mà ngành du lịch tỉnh nhà có thể gặp phải trong tiếp cận địnhhướng chuyển đổi, vận hành quá trình hoạt động du lịch theo mô hình kinh tế tuầnhoàn của mình, qua đó, chúng tôi gợi ý một số giải pháp pháp triển.2. NỘI DUNG Các khái niệm liên quan Du lịch bền vững (Sustainable Tourism) là du lịch có giảm thiểu các chiphí và nâng cao tối đa các lợi ích của hoạt động du lịch cho môi trường tự nhiênvà cộng đồng địa phương; đồng thời, các hoạt động du lịch có thể được thực hiệnlâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào [2].Ngược lại là hình thức du lịch đại chúng (Mass Tourism). Du lịch đại chúng đượchiểu là hoạt động không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tácbảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phươngvà có thể phá hủy nhanh chóng những môi trường nhạy cảm. Du lịch bền vững cóthể mang lại một lợi tức tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi íchmang lại cho cộng đồng địa phương và bảo vệ các nguồn lợi tự nhiên, các giá trịvăn hóa bản địa gắn với việc tạo sinh kế cho cư dân địa phương. Kinh tế tuyến tính (Linear Economy), hay mô hình phát triển kinh tếtruyền thống dựa trên nguyên lí khai thác tài nguyên từ môi trường tự nhiên làmđầu vào cho hệ thống kinh tế, thông qua quá trình sản xuất, tiêu dùng và cuối cùngthải loại nguồn rác ra môi trường. Các mô hình này thường dẫn đến cạn kiệt tàinguyên thiên nhiên, gia tăng chất thải và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường(Hình 1). Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy): Tổ chức Phát triển Công nghiệpLiên Hiệp Quốc (Unido) cho rằng: ‘Kinh tế tuần hoàn là một cách mới để tạo ra giá trị và hướng tới mục tiêu cao nhất là sự thịnh vượng. Nó hoạt động bằng cách kéo dài vòng đời sản phẩm thông qua việc cải tiến thiết kế và bảo dưỡng, chuyển chất thải từ điểm cuối chuỗi cung ứng trở lại điểm đầu - qua đó, sử dụng các tài nguyên hiệu quả hơn bằng cách sử dụng nhiều lần chứ không chỉ một lần’ [3]. 85 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Kinh tế tuần hoàn còn được xem là một mô hình ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng phát triển kinh tế du lịch tuần hoàn dưới góc nhìn từ hoạt động du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TUẦN HOÀN DƯỚI GÓC NHÌN TỪ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ORIENTATION FOR CIRCULAR TOURISM DEVELOPMENT FROM SUSTAINABLE TOURISM ACTIVITIES IN TRAVINH PROVINCE TS. Đinh Kiệm1, ThS. Phạm Hữu Chiến2 Tóm tắt – Nghiên cứu này nhóm tác giả giới thiệu các khái niệm liên quanvề kinh tế tuần hoàn, du lịch bền vững, du lịch tuần hoàn, những nguyên lí vàcách thức vận hành để hướng tới một nền kinh tế du lich theo định hướng du lịchtuần hoàn và bền vững. Nội dung chính nghiên cứu tập trung phân tích thực trạnghoạt động du lịch của tỉnh Trà Vinh, thực hiện trong bối cảnh từng bước tiếp cậnvới nền kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch, qua đó làm cơ sở cho việc nhậndiện những cơ hội và thách thức mà du lịch Trà Vinh có thể đối mặt khi tiếp cậnvới du lịch tuần hoàn trong những giai đoạn sắp tới. Cuối cùng, bài viết tập trungphân tích về thực hiện du lịch bền vững mà Trà Vinh đang áp dụng hướng đếntiếp cận như là một nền kinh tế du lịch tuần hoàn, đồng thời qua đó gợi ý một sốgiải pháp phát triển du lịch tuần hoàn của địa phương trong tương lai. Từ khóa: du lịch tuần hoàn, du lịch bền vững, kinh tế tuần hoàn, tỉnhTrà Vinh.1. GIỚI THIỆU Qua thực tiễn khai thác hoạt động du lịch hiện nay, chúng ta không thểkhông tính đến việc xem xét điều chỉnh loại hình hoạt động du lịch đại trà hiệnhữu sao cho đạt tính bền vững và hiệu quả kinh tế – môi trường. Để làm điều này,các nhà quản lí du lịch không thể tiếp tục phát triển, vận hành theo mô hình truyềnthống cũ, sử dụng tài nguyên với số lượng nhiều và hiệu quả thấp làm ảnh hưởngđến sự phát triển của kinh tế bền vững. Đối với tỉnh Trà Vinh, một tỉnh có ngànhdu lịch còn non trẻ, đang từng bước phát triển, hội nhập với các tỉnh vùng Đồngbằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thời gian qua, tuy tỉnh Trà Vinh đạt được một sốkết quả bước đầu, nhưng nhìn chung hoạt động du lịch ở đây còn mang tính tựphát, chưa có hướng đi rõ nét, thêm vào đó, hiện tượng biến đổi khí hậu đang gâytác động bất lợi nhiều mặt, cùng với việc phát triển du lịch đại trà từ địa bàn nội1 Trường Đại học Lao động Xã hội (CSII) TP. Hồ Chí Minh; Email : dinh.kiem@gmail.com2 Thành ủy TP. Hồ Chí Minh 84 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”địa cho đến vùng ven biển một cách ồ ạt, không có kế hoạch, việc sử dụng tàinguyên kém hiệu quả, đặt ngành du lịch đứng trước cơ hội và thách thức gay gắthơn bao giờ hết. Trong định hướng phát triển du lịch, từ việc xác định lợi thế vềtiềm năng hiện có, ngành du lịch tỉnh Trà Vinh đã đề ra kế hoạch phát triển ngànhdu lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh sẽđón 2,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 85.000 khách quốc tế; tổng doanh thutừ năm 2025 trở đi đạt trên 1.600 tỉ đồng [1]. Để đạt được mục tiêu đề ra, việc tiếpcận, vận dụng chuyển đổi tư duy kinh tế tuần hoàn được xem là xu hướng mới,tiên tiến, cần thiết đảm bảo cho sự chuyển đổi tích cực và phát triển của ngành dulịch tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Trong nghiên cứu này,nhóm tác giả thông qua việc phân tích thực trạng phát triển, đánh giá những cơhội và thách thức mà ngành du lịch tỉnh nhà có thể gặp phải trong tiếp cận địnhhướng chuyển đổi, vận hành quá trình hoạt động du lịch theo mô hình kinh tế tuầnhoàn của mình, qua đó, chúng tôi gợi ý một số giải pháp pháp triển.2. NỘI DUNG Các khái niệm liên quan Du lịch bền vững (Sustainable Tourism) là du lịch có giảm thiểu các chiphí và nâng cao tối đa các lợi ích của hoạt động du lịch cho môi trường tự nhiênvà cộng đồng địa phương; đồng thời, các hoạt động du lịch có thể được thực hiệnlâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào [2].Ngược lại là hình thức du lịch đại chúng (Mass Tourism). Du lịch đại chúng đượchiểu là hoạt động không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tácbảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phươngvà có thể phá hủy nhanh chóng những môi trường nhạy cảm. Du lịch bền vững cóthể mang lại một lợi tức tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi íchmang lại cho cộng đồng địa phương và bảo vệ các nguồn lợi tự nhiên, các giá trịvăn hóa bản địa gắn với việc tạo sinh kế cho cư dân địa phương. Kinh tế tuyến tính (Linear Economy), hay mô hình phát triển kinh tếtruyền thống dựa trên nguyên lí khai thác tài nguyên từ môi trường tự nhiên làmđầu vào cho hệ thống kinh tế, thông qua quá trình sản xuất, tiêu dùng và cuối cùngthải loại nguồn rác ra môi trường. Các mô hình này thường dẫn đến cạn kiệt tàinguyên thiên nhiên, gia tăng chất thải và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường(Hình 1). Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy): Tổ chức Phát triển Công nghiệpLiên Hiệp Quốc (Unido) cho rằng: ‘Kinh tế tuần hoàn là một cách mới để tạo ra giá trị và hướng tới mục tiêu cao nhất là sự thịnh vượng. Nó hoạt động bằng cách kéo dài vòng đời sản phẩm thông qua việc cải tiến thiết kế và bảo dưỡng, chuyển chất thải từ điểm cuối chuỗi cung ứng trở lại điểm đầu - qua đó, sử dụng các tài nguyên hiệu quả hơn bằng cách sử dụng nhiều lần chứ không chỉ một lần’ [3]. 85 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Kinh tế tuần hoàn còn được xem là một mô hình ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Du lịch tuần hoàn Du lịch bền vững Kinh tế tuần hoàn Hoạt động du lịch đại trà Kinh tế tuyến tínhTài liệu liên quan:
-
174 trang 342 0 0
-
Tiểu luận: Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ Bàng
19 trang 118 0 0 -
10 trang 92 0 0
-
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thời trang nhanh của giới trẻ - Trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh
7 trang 85 0 0 -
Chính sách phát triển bền vững và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
8 trang 76 0 0 -
14 trang 72 0 0
-
Xu thế phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong tình hình mới
5 trang 69 0 0 -
15 trang 63 0 0
-
Tuần hoàn tái sử dụng nước thải sau xử lý trong công nghiệp - tiềm năng và thách thức
6 trang 51 0 0 -
9 trang 51 0 0