Mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học cho phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 375.40 KB
Lượt xem: 61
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học cho phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam" dựa trên nguồn dữ liệu thứ cập đã đề cập đến lợi ích của kinh tế tuần hoàn và một số mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn điển hình trên thế giới để rút ra một số bài học cho Việt Nam nhằm phát triển một nền kinh tế đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích môi trường, tăng trưởng kinh tế song hành với giảm tải tác hại biến đổi khí hậu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học cho phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM Vũ Thị Uyên, Nguyễn Phương Mai Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt, bởi giúp giải quyết bài toán giữa lợi ích kinh tế và môi trường. Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là một chu trình sản xuất khép kín, các tài nguyên, chất thải của quá trình sản xuất trước được tận dụng lại hoặc tái sử dụng, các dòng phế liệu được biến thành đầu vào của chu trình sản xuất mới. Bài viết này dựa trên nguồn dữ liệu thứ cập đã đề cập đến lợi ích của KTTH và một số mô hình phát triển KTTH điển hình trên thế giới để rút ra một số bài học cho Việt Nam nhằm phát triển một nền kinh tế đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích môi trường, tăng trưởng kinh tế song hành với giảm tải tác hại biến đổi khí hậu. Từ khoá: Kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu. 1. Đặt vấn đề Với xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nền KTTH ngày càng được quan tâm do: (i) sự gia tăng nhu cầu về nguyên liệu thô cho đầu vào các ngành công nghiệp trong khi nguồn này ngày càng cạn kiệt, đặc biệt đối với nguồn tài nguyên khoáng sản bởi chúng không thể tái tạo được mà khai thác nhiều dẫn tới sụt địa hình, kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường sinh thái; (ii) sự phụ thuộc vào các nước khác, nhất là đối với quốc gia bị phụ thuộc về nguồn cung nguyên liệu thô, kéo theo sự căng thẳng về chính trị có xu hướng leo thang trên toàn cầu; (iii) tác động đến sự biến đổi khí hậu (khí nhà kính gây ra, đặc biệt CO2) làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu, ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, tác động tiêu cực đến đời sống của mọi người. Ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp tạo ra là vấn đề hết sức nhức nhối của toàn cầu đòi hỏi các nước cần chung tay giảm thải. Sự chuyển đổi sang KTTH với việc sử dụng năng lượng bền vững sẽ làm giảm quá trình biến đổi khí hậu; (iv) tạo ra các cơ hội kinh tế, đặc biệt đối với doanh nghiệp và khoa học trong lĩnh vực đổi mới, thiết kế, tái chế và sáng tạo, tận dụng nguồn lực sẵn có với chi phí đầu vào thấp hơn. Bởi vậy, KTTH ngày càng được | 91 quan tâm nhằm tái sử dụng chất thải cho phát triển kinh tế và hạn chế việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách cạn kiệt. Đạt được một nền KTTH là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nỗ lực trên toàn thế giới của các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Bài viết này dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ khái quát hoá về lợi ích của KTTH và một số mô hình phát triển KTTH trên thế giới, qua đó sẽ rút ra một số khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm phát triển nền KTTH ở Việt Nam bắt kịp theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới 2.1. Lợi ích của phát triển kinh tế tuần hoàn Pearce và Turner (1990) đã đưa ra khái niệm chính thức đầu tiên về KTTH, là mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, hoàn toàn không giống với cách nhìn của nền kinh tế tuyến tính truyền thống. Ellen MacArthur Foundation (2012) mô tả nền KTTH là một hệ thống công nghiệp phục hồi hoặc tái tạo theo ý định và thiết kế. KTTH là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại một doanh nghiệp/tổ chức; góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nền KTTH được dựa trên ba nguyên tắc: Loại bỏ chất thải và ô nhiễm; Lưu thông các sản phẩm và nguyên vật liệu (với giá trị cao nhất của chúng); Tái tạo thiên nhiên. Đó là một hệ thống có khả năng phục hồi tốt cho doanh nghiệp, con người và môi trường. Đây chính là một khuôn khổ giải pháp hệ thống nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, chất thải và ô nhiễm. Wikipedia (2022), KTTH là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Các hệ thống tuần hoàn áp dụng các quy trình tái sử dụng thông qua chia sẻ, sửa chữa, tân trang, tái sản xuất và tái chế nhằm tạo ra các vòng lặp kín cho tài nguyên sử dụng trong hệ thống kinh tế nhằm giảm đến mức tối thiểu số lượng tài nguyên sử dụng đầu vào và số lượng phế thải tạo ra, cũng như mức độ ô nhiễm môi trường và khí thải. Mục đích là nhằm kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng nhằm tăng năng suất của các tài nguyên này. Như vậy, KTTH là một chu trình sản xuất khép kín, các tài nguyên, chất thải của quá trình sản xuất trước được tận dụng lại hoặc tái sử dụng, các dòng phế liệu được biến thành đầu vào để tiếp tục sản xuất. Hoạt động này đã được thúc đẩy bởi 92 | quá trình đô thị hóa nhanh chóng, biến đổi khí hậu, tiến bộ khoa học công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, với các lợi ích bao hàm (tontoton.com): (i) Làm giảm việc sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Thông qua nền KTTH, các hoạt động như tái sử dụng tài nguyên và tân trang các sản phẩm cũ (thay vì vứt bỏ chúng) là tiêu chuẩn, góp phần sử dụng ít tài nguyên không thể tái tạo được. Tận dụng tối đa chất thải cho các các quá trình sản xuất khác sẽ là cách thông minh hơn để sử dụng các nguồn tài nguyên có thể sử dụng được; (ii) Làm giảm lượng khí thải carbon. Theo Cơ quan Môi trường châu Âu, quản lý các nguyên liệu (như việc sản xuất và tiêu hủy vật liệu) đóng góp t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học cho phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM Vũ Thị Uyên, Nguyễn Phương Mai Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt, bởi giúp giải quyết bài toán giữa lợi ích kinh tế và môi trường. Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là một chu trình sản xuất khép kín, các tài nguyên, chất thải của quá trình sản xuất trước được tận dụng lại hoặc tái sử dụng, các dòng phế liệu được biến thành đầu vào của chu trình sản xuất mới. Bài viết này dựa trên nguồn dữ liệu thứ cập đã đề cập đến lợi ích của KTTH và một số mô hình phát triển KTTH điển hình trên thế giới để rút ra một số bài học cho Việt Nam nhằm phát triển một nền kinh tế đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích môi trường, tăng trưởng kinh tế song hành với giảm tải tác hại biến đổi khí hậu. Từ khoá: Kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu. 1. Đặt vấn đề Với xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nền KTTH ngày càng được quan tâm do: (i) sự gia tăng nhu cầu về nguyên liệu thô cho đầu vào các ngành công nghiệp trong khi nguồn này ngày càng cạn kiệt, đặc biệt đối với nguồn tài nguyên khoáng sản bởi chúng không thể tái tạo được mà khai thác nhiều dẫn tới sụt địa hình, kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường sinh thái; (ii) sự phụ thuộc vào các nước khác, nhất là đối với quốc gia bị phụ thuộc về nguồn cung nguyên liệu thô, kéo theo sự căng thẳng về chính trị có xu hướng leo thang trên toàn cầu; (iii) tác động đến sự biến đổi khí hậu (khí nhà kính gây ra, đặc biệt CO2) làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu, ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, tác động tiêu cực đến đời sống của mọi người. Ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp tạo ra là vấn đề hết sức nhức nhối của toàn cầu đòi hỏi các nước cần chung tay giảm thải. Sự chuyển đổi sang KTTH với việc sử dụng năng lượng bền vững sẽ làm giảm quá trình biến đổi khí hậu; (iv) tạo ra các cơ hội kinh tế, đặc biệt đối với doanh nghiệp và khoa học trong lĩnh vực đổi mới, thiết kế, tái chế và sáng tạo, tận dụng nguồn lực sẵn có với chi phí đầu vào thấp hơn. Bởi vậy, KTTH ngày càng được | 91 quan tâm nhằm tái sử dụng chất thải cho phát triển kinh tế và hạn chế việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách cạn kiệt. Đạt được một nền KTTH là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nỗ lực trên toàn thế giới của các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Bài viết này dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ khái quát hoá về lợi ích của KTTH và một số mô hình phát triển KTTH trên thế giới, qua đó sẽ rút ra một số khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm phát triển nền KTTH ở Việt Nam bắt kịp theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới 2.1. Lợi ích của phát triển kinh tế tuần hoàn Pearce và Turner (1990) đã đưa ra khái niệm chính thức đầu tiên về KTTH, là mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, hoàn toàn không giống với cách nhìn của nền kinh tế tuyến tính truyền thống. Ellen MacArthur Foundation (2012) mô tả nền KTTH là một hệ thống công nghiệp phục hồi hoặc tái tạo theo ý định và thiết kế. KTTH là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại một doanh nghiệp/tổ chức; góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nền KTTH được dựa trên ba nguyên tắc: Loại bỏ chất thải và ô nhiễm; Lưu thông các sản phẩm và nguyên vật liệu (với giá trị cao nhất của chúng); Tái tạo thiên nhiên. Đó là một hệ thống có khả năng phục hồi tốt cho doanh nghiệp, con người và môi trường. Đây chính là một khuôn khổ giải pháp hệ thống nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, chất thải và ô nhiễm. Wikipedia (2022), KTTH là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Các hệ thống tuần hoàn áp dụng các quy trình tái sử dụng thông qua chia sẻ, sửa chữa, tân trang, tái sản xuất và tái chế nhằm tạo ra các vòng lặp kín cho tài nguyên sử dụng trong hệ thống kinh tế nhằm giảm đến mức tối thiểu số lượng tài nguyên sử dụng đầu vào và số lượng phế thải tạo ra, cũng như mức độ ô nhiễm môi trường và khí thải. Mục đích là nhằm kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng nhằm tăng năng suất của các tài nguyên này. Như vậy, KTTH là một chu trình sản xuất khép kín, các tài nguyên, chất thải của quá trình sản xuất trước được tận dụng lại hoặc tái sử dụng, các dòng phế liệu được biến thành đầu vào để tiếp tục sản xuất. Hoạt động này đã được thúc đẩy bởi 92 | quá trình đô thị hóa nhanh chóng, biến đổi khí hậu, tiến bộ khoa học công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, với các lợi ích bao hàm (tontoton.com): (i) Làm giảm việc sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Thông qua nền KTTH, các hoạt động như tái sử dụng tài nguyên và tân trang các sản phẩm cũ (thay vì vứt bỏ chúng) là tiêu chuẩn, góp phần sử dụng ít tài nguyên không thể tái tạo được. Tận dụng tối đa chất thải cho các các quá trình sản xuất khác sẽ là cách thông minh hơn để sử dụng các nguồn tài nguyên có thể sử dụng được; (ii) Làm giảm lượng khí thải carbon. Theo Cơ quan Môi trường châu Âu, quản lý các nguyên liệu (như việc sản xuất và tiêu hủy vật liệu) đóng góp t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế tuần hoàn Kinh tế tuần hoàn trên thế giới Phát triển kinh tế tuần hoàn Việt Nam Ứng phó với biến đổi khí hậu Lợi ích của nền kinh tế tuần hoànGợi ý tài liệu liên quan:
-
174 trang 296 0 0
-
Một số phương pháp tiếp cận giáo dục biến đổi khí hậu
4 trang 78 0 0 -
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thời trang nhanh của giới trẻ - Trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh
7 trang 75 0 0 -
Chính sách phát triển bền vững và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
8 trang 72 0 0 -
10 trang 70 0 0
-
Xu thế phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong tình hình mới
5 trang 65 0 0 -
9 trang 49 0 0
-
Tuần hoàn tái sử dụng nước thải sau xử lý trong công nghiệp - tiềm năng và thách thức
6 trang 45 0 0 -
Áp dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa ở Việt Nam
4 trang 39 0 0 -
Từ kinh nghiệm quốc tế, đề xuất các ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
4 trang 38 0 0