Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” DOI: 10.15625/vap.2019.000125 ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Huy Anh Trường Đại học Tài nguyên môi trường thành phố Hồ Chí Minh Email: huyanhunre@gmail.com TÓM TẮT Nằm về phía tây bắc của Tp. Hồ Chí Minh, huyện Củ Chi có diện tích tự nhiên 43.496ha. Trong những năm qua Củ Chi phát triển rất mạnh về hạ tầng, kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Chính vì vậy việc hoạch định không gian vừa phát triển kinh tề - xã hội, vừa bảo vệ môi trường, đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai là hết sức cấp thiết. Trên cơ sở đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường, ứng dụng các phương pháp hiện đại như GIS, viễn thám, nghiên cứu đã phân chia địa bàn huyện Củ Chi thành 3 vùng môi trường, 16 tiểu vùng môi trường – đây là đơn vị cơ sở để xác định chiến lược phát triển KT-XH huyện, đồng thời cũng đã đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho từng tiểu vùng đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững. Từ khóa: Quy hoạch bảo vệ môi trường, GIS, phân vùng, huyện Củ Chi. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây tốc độ phát triển về đô thị, công nghiệp không chỉ diễn ra tại các quận nội thành mà còn đang diễn ra nhanh tại các quận huyện ngoại thành, trong đó có huyện Củ Chi. Nằm về phía tây bắc của Tp Hồ Chí Minh, huyện Củ Chi có diện tích tự nhiên 43.496 ha [1], phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh, phía đông - đông bắc giáp huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dương, phía tây và tây nam giáp huyện Đức Hòa - tỉnh Long An, phía Nam giáp huyện Hóc Môn. Trong những năm qua huyện Củ Chi phát triển rất mạnh về hạ tầng kinh tế và xã hội, góp phần quan trọng vào nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn huyện. Hệ thống giao thông phát triển mạnh, nhiều khu công nghiệp được đầu tư xây dựng, cơ sở y tế, giáo dục được đầu tư... Nhiều dự án quy mô lớn của thành phố được quy hoạch trên địa bàn huyện, bao gồm dự án Khu đô thị Tây - Bắc thành phố, dự án phát triển du lịch sinh thái - nhà vườn ven sông Sài Gòn, dự án Sài Gòn Safari, đề án quy hoạch sản xuất nông nghiệp Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025,...[1]. Dự báo huyện Củ Chi sẽ có những bước phát triển mang tính đột phá về kinh tế - xã hội trong tương lai. Chính vì vậy việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường làm cơ sở cho hoạch định không gian vừa phát triển kinh tề - xã hội, vừa bảo vệ môi trường đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai là hết sức cấp thiết. Hình 1. Địa hình huyện Củ Chi. Hình 2. Thảm thực vật huyện Củ Chi 2017. 238 Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để phân tích các nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các nguồn tài liệu trên sẽ được sử dụng như một cơ sở khoa học tin cậy trọng quá trình nghiên cứu đề xuất phân vùng đề xuất không gian phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của lãnh thổ. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa: Ngoài nguồn tài liệu, số liệu được thu thập, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực địa nhiều đợt ở địa bàn huyện Củ Chi nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tế. Phương pháp bản đồ, ứng dụng GIS và viễn thám: Đây là bộ phương pháp quan trọng và mang lại hiệu quả rất cao trong quá trình nghiên cứu phân vùng không gian phát triển KTXH và bảo vệ môi trường, GIS có thể thiết kế bản đồ phân vùng lãnh thổ, đánh giá tài nguyên, khu vực nhạy cảm về môi trường, giám sát và cảnh báo các sự cố về tự nhiên, môi trường. Phương pháp phân vùng lãnh thổ: Có thể hiểu đơn giản là Phân vùng lãnh thổ là phân chia lãnh thổ thành những đơn vị lãnh thổ nhỏ hơn. Phân vùng lãnh thổ ở huyện Củ Chi thực chất là phân chia lãnh thổ này thành các vùng và tiểu vùng với những đặc trưng riêng về tự nhiên. Từ các đơn vị tiểu vùng sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc và hoạch định không gian phát triển kinh tế gắn với việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng PTBV. Tiếp cận theo lưu vực: Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển. Lưu vực sông gồm có lưu vực sông liên tỉnh và lưu vực sông nội tỉnh (Luật Tài nguyên nước năm 2012). Hình 3. Phân vùng lãnh thổ huyện Củ Chi. Hình 4. Các tiểu vùng môi trường Củ Chi. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Trên cơ sở phân vùng môi trường và cách tiếp cận, phương ph ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học Trái đất và Môi trường Quy hoạch bảo vệ môi trường Phát triển du lịch sinh thái Ứng dụng GIS và viễn thám Phương pháp phân vùng lãnh thổGợi ý tài liệu liên quan:
-
14 trang 72 0 0
-
98 trang 54 0 0
-
Phát triển du lịch sinh thái ở huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) từ quan điểm của nhiều bên liên quan
8 trang 49 0 0 -
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên
5 trang 49 0 0 -
4 trang 40 0 0
-
Phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
4 trang 39 1 0 -
Nghiên cứu các tác động ảnh hưởng của hệ thống điện mặt trời tới ô nhiễm môi trường trong tương lai
5 trang 38 0 0 -
Xây dựng mô hình học sâu đánh giá nguy cơ cháy rừng tại Lâm Đồng
4 trang 35 0 0 -
Ứng dụng FAHP trong đánh giá hiệu quả quản lý du lịch sinh thái tại tỉnh Hòa Bình
9 trang 33 0 0 -
Phát triển du lịch sinh thái trên cao nguyên đá đồng văn: Phần 1
96 trang 32 0 0 -
Phát huy tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai
4 trang 31 0 0 -
Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà
8 trang 31 0 0 -
146 trang 28 0 0
-
19 trang 28 0 0
-
9 trang 27 0 0
-
Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk
14 trang 26 0 0 -
5 trang 26 0 0
-
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo hướng đến hiện thực hóa kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam - Kỷ yếu hội thảo
351 trang 25 0 0 -
34 trang 25 0 0
-
11 trang 25 0 0