Danh mục

Dinh trấn Thanh Chiêm trung tâm hành chính thứ hai của chính quyền Đàng Trong

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.78 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với mục đích xây dựng trung tâm hành chính thứ hai, giúp Chính dinh cai quản vùng đất phía Nam, năm 1602, chúa tiên Nguyễn Hoàng đã tiến hành khảo sát và cho xây dựng dinh trấn Thanh Chiêm. Ban đầu, trụ sở chính tại xã Cần Húc (nay là xã Văn Đông, huyện Duy Xuyên) sau dời về làng Thanh Chiêm (nay thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Bài viết Dinh trấn Thanh Chiêm trung tâm hành chính thứ hai của chính quyền Đàng Trong trình bày sự ra đời của dinh trấn Thanh Chiêm; Sự phát triển của dinh trấn Thanh Chiêm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dinh trấn Thanh Chiêm trung tâm hành chính thứ hai của chính quyền Đàng TrongDINH TRẤN THANH CHIÊM-TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH THỨ HAI CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÀNG TRONG Phạm Thị Phúc1 Tóm tắt:Với mục đích xây dựng trung tâm hành chính thứ hai, giúp Chính dinh caiquản vùng đất phía Nam, năm 1602, chúa tiên Nguyễn Hoàng đã tiến hành khảo sát và choxây dựng dinh trấn Thanh Chiêm. Ban đầu, trụ sở chính tại xã Cần Húc (nay là xã VănĐông, huyện Duy Xuyên) sau dời về làng Thanh Chiêm (nay thuộc xã Điện Phương, huyệnĐiện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Kể từ khi thành lâp, dinh trấn Thanh Chiêm đã thể hiện đượcvai trò là một trung tâm chính trị, quân sự và là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế - văn hóacủa xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn. Từ khóa: Dinh trấn Thanh Chiêm, Quảng Nam dinh, Cảng thị Hội An,… 1. Mở đầu Vào năm 1471, sau khi thực hiện thắng lợi cuộc Nam chinh, vua Lê Thánh Tông đãcho thành lập đạo thừa tuyên thứ 13(đạo thừa tuyên Quảng Nam), danh xưng Quảng Nambắt đầu có từ đây. Kể từ đó, vùng đất Quảng Nam chính thức có tên trong lịch sử nước nhàvới tư cách là một đơn vị hành chính. Ban đầu khi mới thành lập, vua Lê khuyến khích dânchúng vào vùng đất mới khai khẩn đất hoang và lập làng tại đây. Một số làng của người Việtđược hình thành trong đợt di dân này nhưng sau đó nhà Lê sơ sụp đổ, chiến tranh Nam – Bắctriều bùng nổ, công cuộc di dân bị gián đoạn. Đến năm 1558, khi Nguyễn Hoàng nghe theolời khuyên của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm vào trấn thủ vùng Thuận Hóa để bảo toàn tính mạngvà mưu đồ nghiệp lớn thì cuộc di dân diễn ra rầm rộ hơn. Nhiều làng mới được lập và pháttriển trong cuộc Nam tiến ấy. Sau khi đã ổn định được chính quyền tại vùng đất mới, vào năm 1602, Nguyễn Hoàngđã có một quyết định hết sức quan trọng, đó là cho xây dựng dinh trấn Thanh Chiêm. Mụcđích xây dựng dinh trấn là giúp chính quyền chúa Nguyễn ở Chính dinh quản lý được vùngnày. Đồng thời cử người con thứ sáu của mình là hoàng tử Nguyễn Phúc Nguyên vào nhậmchức trấn thủ. Tồn tại trong khoảng hai thế kỷ, dinh trấn Thanh Chiêm thực sự chứng tỏ được vai tròchiến lược của mình trong cả chính trị, kinh tế lẫn văn hóa, xã hội. 2. Nội dung 2.1. Sự ra đời của dinh trấn Thanh Chiêm Vào năm 1602, trong một lần đi thị sát quan trọng để thực hiện ý đồ lớn. (chỗ này nêndùng dấu phảy nếu không câu không có chủ ngữ. Ai đi thị sát?)Tại vùng đất Thăng Hoa,Nguyễn Hoàng đã đưa ra hàng loạt những quyết định quan trọng: thành lập dinh trấn QuảngNam (dinh trấn Thanh Chiêm), cải đặt và đổi tên một số đơn vị hành chính ở Thuận Hóa vàQuảng Nam…Chính sách di dân khai thác xứ Quảng Nam cũng được xúc tiến mạnh mẽ.(có1 ThS., Giảng viên khoa Kinh tế - Du lịch, Trường ĐH Quảng Nam 61Dinh trấn Thanh Chiêm...lẽ nên thêm câu này) Từ đó, quá trình di cư ồ ạt của người dân từ các tỉnh Thanh - Nghệ(Thanh Nghệ bấy giờ thuộc sự quản lý của chính quyền vua Lê, chúa Trịnh, dân chỉ có thể dicư tự do, vậy có sự di cư ồ ạt được không? Dân Thuận Hóa cũng có thể di cư vào đây chứ!Nên viết rõ ý này hoặc dùng từ cho phù hợp) vào đây định cư ngày càng nhiều, tăng thêmnguồn nhân lực cho việc khai phá vùng đất mới. Trong hơn năm thế kỉ, Quảng Nam nhiều lầnthay đổi về hành chính và địa giới, tách rồi lại nhập và định hình lãnh thổ như ngày hôm nay. Âu đó cũng do cái duyên cái phận đưa đẩy Nguyễn Hoàng vào trấn giữ vùng ThuậnHóa, để sau đó qua những lần thị sát ông đã nhận thấy được vị trí vai trò đặc biệt của vùngđất xứ Quảng cho cơ nghiệp sau này của xứ Đàng Trong. Chính ông đã có những lời căn dặncon trai mình lưu rằng: “Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Ngang (Hoành Sơn) và sôngGianh (Linh Giang) hiểm trở, phía nam ở núi Hải Vân và núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn) vữngbền. Núi sẳn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biếtdạy dân luyện binh chống chọi với Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thếlực không địch được, thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta”[6; tr 80], để nhắc nhở muôn đời sau. Nguyễn Hoàng có nhận xét tốt về địa thế của Quảng Nam nên ra lệnh cho xây dựngdinh trấn và cử người có năng lực, tin cậy trấn thủ là lẽ đương nhiên. Về vấn đề này, trongsách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, tập 1, rằng/viết: “Quảng Nam đất tốt người đông, sảnvật giàu có, số thuế nộp vào nhiều hơn Thuận Hóa, Chúa thường để ý kinh dinh đất này.Đến đây đi chơi núi Ải Vân, thấy một dải núi cao dăng dài mấy trăm dặm nằm ngang đếnbờ biển. Chúa khen rằng: “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng”. Liền vượt quamấy núi xem xét tình thế, dựng dinh trấn ở xã Cần Húc (huyện Duy Xuyên), xây kho tàng,chứa lương thực, sai hoàng tử thứ 6 trấn giữ.”[7; tr 42]. Về vị trí của dinh trấn, sách PhủBiên tạp lục của Lê Quý Đôn có đoạn chép: “Từ tuần đồn Ải Vân đi đến dinh Qu ...

Tài liệu được xem nhiều: