Nghề thơ trong quan niệm của Chế Lan Viên
Số trang: 7
Loại file: doc
Dung lượng: 68.50 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Với Chế Lan Viên, quan niệm về nghề thơ đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống quan niệm thơ, gắn liền với hành trình sáng tạo hơn năm mươi năm của ông. Vậy nghề thơ trong quan niệm của Chế Lan Viên là gì? Đây là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn khi chúng ta tìm được câu trả lời từ chính sáng tác của nhà thơ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghề thơ trong quan niệm của Chế Lan Viên TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 26, 2005 NGHỀ THƠ TRONG QUAN NIỆM CỦA CHẾ LAN VIÊN Trần Hoài Anh Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Chế Lan Viên không phải là người duy nhất vừa sáng tác,vừa chiêm nghiệm về bản thể thơ. Câu hỏi “Thơ là gì? ” luôn là nỗi ám ảnh đối với người làm thơ và người yêu thơ. Vì vậy, những suy nghĩ về nghề thơ cũng là điều mà các nhà thơ luôn trăn trở. Với Chế Lan Viên, quan niệm về nghề thơ đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống quan niệm thơ, gắn liền với hành trình sáng tạo hơn năm mươi năm của ông. Vậy nghề thơ trong quan niệm của Chế Lan Viên là gì? Đây là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn khi chúng ta tìm được câu trả lời từ chính sáng tác của nhà thơ. 1. Với Chế Lan Viên thơ là một nghề: Thật ra, chẳng phải Chế Lan Viên là người đầu tiên đề ra quan niệm thơ là một nghề. Ngay từ xưa ở phương Đông, Lục Du (đời Tống) cũng đã quan niệm rằng: Thơ là một trong sáu nghề (lục nghệ). Không thể lấy thái độ chơi vui của trẻ con mà đối xử với nó được! Nếu quả thật con muốn học làm thơ, thì công phu của thơ chính là ở ngoài thơ đó [8].Quan niệm này cũng tương hợp với quan niệm của phương Tây khi Marie Noel cho rằng: Cỏ mọc, tiếng động, hoang mang bên đường cái, con chim, làn gió đều dạy tôi nghề làm thơ [9]. Còn ở nước ta, theo Xuân Diệu, trong Phủ biên tạp lục, còn lưu lại thư của Nguyễn Cư Trinh (17161767) trả lời Mạc Thiên Tích, trong đó có viết: Tóm lại nghề thơ không ngoài việc căn bản phải trung hậu, ý nghĩa phải hàm súc và phải có cái hay ở chỗ giản dị. Còn việc trau dồi cho văn hoa đẹp đẽ, rèn luyện cho khéo lạ lùng, đó chẳng qua là việc làm thêm mà thôi [3]. Và chính nhà thơ Xuân Diệu cũng cho rằng: Nghề thơ cũng lắm công phu, làng thơ ta phải biết cho đủ đường [3]. Tuy tiếp thu quan niệm của người xưa, nhưng điều độc đáo ở Chế Lan Viên là ông không chỉ xem thơ là một nghề mà còn là một thứ đạo ở đó nhà thơ là một đạo sĩ luôn mang nặng nghiệp chướng của thơ. Nói như Vàng Anh, con gái của nhà thơ thì Chế Lan Viên là người mang cái ách văn chương [6], Trần Mạnh Hảo thì gọi ông là người làm vườn vĩnh cửu [5]. Ngay từ thuở mới bước vào nghề, trong lời tựa 41 tập Điêu tàn được xem như tuyên ngôn nghệ thuật của Chế Lan Viên, nhà thơ đã dõng dạc tuyên bố: Làm thơ là làm việc phi thường [11]. Như vậy, trong quan niệm của Chế Lan Viên nghề thơ không phải là một nghề ngứa cổ hót chơi hay nói như Lục Du là không thể lấy thái độ vui chơi của trẻ con mà đối xử với thơ được, mà thơ là một nghề đặc biệt, nghề cao cả, nghề thiêng liêng: Nếu làm thơ phải có hồn thi sĩ Sao làm thơ không có nghề như thợ nhỉ ? Nghề đếm lá, nghề trông sao, nghề tát bể, Nghề dịch vụ tinh thần...thế...thế... Ba vạn sáu ngàn nghề, ta phải kể: nghề thơ. (Thơ về thơ) Vì quan niệm thơ là một nghề, là một thứ đạo, một thứ tôn giáo cho nên theo Chế Lan Viên, nhà thơ phải đặt cược cả cuộc đời và niềm tin của mình vào trong đó, không thể đổi nghề theo kiểu làm thơ khó. Anh chàng đi buôn (Đổi nghề). Và với Chế Lan Viên, điều này đã trở thành lẽ sống của đời ông: Anh, nhà thơ chiêm tinh chưa tìm ra sao chổi của riêng mình, Cái đuôi nó hóa bầu trời trước anh vạn năm, giờ bay đâu mất? Bốn bên vạn thiên hà mà sao vắng ngắt? Nhưng chẳng lẽ vì thế mà bỏ nghề, thôi chẳng chiêm tinh. (Chiêm tinh) Nhà thơ Lê Đạt cũng đã từng phát biểu rằng: Không người thơ nào không trải qua những cơn tuyệt vọng muốn quẳng thơ đi làm một nghề gì khác cho nó khỏe. Nhưng thơ là một nghiệp, một tình yêu đắm đuối [4]. Tuy có nhiều điểm rất khác nhau trong quan niệm thơ, nhưng ở quan niệm về nghề thơ Lê Đạt và Chế Lan Viên đã có những điểm tương đồng. Thơ là một nghề, nhưng không phải là một nghề bình thường như bao nghề khác. Đó là một nghề rất đặc biệt. Chế Lan Viên đã cho rằng đây là nghề của bề sâu, nghề của những tìm tòi trăn trở, nghề của tình yêu đắm đuối, của niềm say mê sáng tạo. 2. Thơ là nghề của bề sâu, của lao động thầm lặng, nghiêm túc và sáng tạo: Trong tác phẩm Đời thừa, Nam Cao quan niệm: Sự cẩu thả trong bất cứ một nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện [10]. Còn Lê Đạt thì cho rằng: Theo tôi thơ là một nghề, đã là nghề thì phải có kỷ luật lao động. Không nên thụ động thắp hương chờ mà phải chủ động gọi hứng đến. Công vi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghề thơ trong quan niệm của Chế Lan Viên TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 26, 2005 NGHỀ THƠ TRONG QUAN NIỆM CỦA CHẾ LAN VIÊN Trần Hoài Anh Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Chế Lan Viên không phải là người duy nhất vừa sáng tác,vừa chiêm nghiệm về bản thể thơ. Câu hỏi “Thơ là gì? ” luôn là nỗi ám ảnh đối với người làm thơ và người yêu thơ. Vì vậy, những suy nghĩ về nghề thơ cũng là điều mà các nhà thơ luôn trăn trở. Với Chế Lan Viên, quan niệm về nghề thơ đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống quan niệm thơ, gắn liền với hành trình sáng tạo hơn năm mươi năm của ông. Vậy nghề thơ trong quan niệm của Chế Lan Viên là gì? Đây là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn khi chúng ta tìm được câu trả lời từ chính sáng tác của nhà thơ. 1. Với Chế Lan Viên thơ là một nghề: Thật ra, chẳng phải Chế Lan Viên là người đầu tiên đề ra quan niệm thơ là một nghề. Ngay từ xưa ở phương Đông, Lục Du (đời Tống) cũng đã quan niệm rằng: Thơ là một trong sáu nghề (lục nghệ). Không thể lấy thái độ chơi vui của trẻ con mà đối xử với nó được! Nếu quả thật con muốn học làm thơ, thì công phu của thơ chính là ở ngoài thơ đó [8].Quan niệm này cũng tương hợp với quan niệm của phương Tây khi Marie Noel cho rằng: Cỏ mọc, tiếng động, hoang mang bên đường cái, con chim, làn gió đều dạy tôi nghề làm thơ [9]. Còn ở nước ta, theo Xuân Diệu, trong Phủ biên tạp lục, còn lưu lại thư của Nguyễn Cư Trinh (17161767) trả lời Mạc Thiên Tích, trong đó có viết: Tóm lại nghề thơ không ngoài việc căn bản phải trung hậu, ý nghĩa phải hàm súc và phải có cái hay ở chỗ giản dị. Còn việc trau dồi cho văn hoa đẹp đẽ, rèn luyện cho khéo lạ lùng, đó chẳng qua là việc làm thêm mà thôi [3]. Và chính nhà thơ Xuân Diệu cũng cho rằng: Nghề thơ cũng lắm công phu, làng thơ ta phải biết cho đủ đường [3]. Tuy tiếp thu quan niệm của người xưa, nhưng điều độc đáo ở Chế Lan Viên là ông không chỉ xem thơ là một nghề mà còn là một thứ đạo ở đó nhà thơ là một đạo sĩ luôn mang nặng nghiệp chướng của thơ. Nói như Vàng Anh, con gái của nhà thơ thì Chế Lan Viên là người mang cái ách văn chương [6], Trần Mạnh Hảo thì gọi ông là người làm vườn vĩnh cửu [5]. Ngay từ thuở mới bước vào nghề, trong lời tựa 41 tập Điêu tàn được xem như tuyên ngôn nghệ thuật của Chế Lan Viên, nhà thơ đã dõng dạc tuyên bố: Làm thơ là làm việc phi thường [11]. Như vậy, trong quan niệm của Chế Lan Viên nghề thơ không phải là một nghề ngứa cổ hót chơi hay nói như Lục Du là không thể lấy thái độ vui chơi của trẻ con mà đối xử với thơ được, mà thơ là một nghề đặc biệt, nghề cao cả, nghề thiêng liêng: Nếu làm thơ phải có hồn thi sĩ Sao làm thơ không có nghề như thợ nhỉ ? Nghề đếm lá, nghề trông sao, nghề tát bể, Nghề dịch vụ tinh thần...thế...thế... Ba vạn sáu ngàn nghề, ta phải kể: nghề thơ. (Thơ về thơ) Vì quan niệm thơ là một nghề, là một thứ đạo, một thứ tôn giáo cho nên theo Chế Lan Viên, nhà thơ phải đặt cược cả cuộc đời và niềm tin của mình vào trong đó, không thể đổi nghề theo kiểu làm thơ khó. Anh chàng đi buôn (Đổi nghề). Và với Chế Lan Viên, điều này đã trở thành lẽ sống của đời ông: Anh, nhà thơ chiêm tinh chưa tìm ra sao chổi của riêng mình, Cái đuôi nó hóa bầu trời trước anh vạn năm, giờ bay đâu mất? Bốn bên vạn thiên hà mà sao vắng ngắt? Nhưng chẳng lẽ vì thế mà bỏ nghề, thôi chẳng chiêm tinh. (Chiêm tinh) Nhà thơ Lê Đạt cũng đã từng phát biểu rằng: Không người thơ nào không trải qua những cơn tuyệt vọng muốn quẳng thơ đi làm một nghề gì khác cho nó khỏe. Nhưng thơ là một nghiệp, một tình yêu đắm đuối [4]. Tuy có nhiều điểm rất khác nhau trong quan niệm thơ, nhưng ở quan niệm về nghề thơ Lê Đạt và Chế Lan Viên đã có những điểm tương đồng. Thơ là một nghề, nhưng không phải là một nghề bình thường như bao nghề khác. Đó là một nghề rất đặc biệt. Chế Lan Viên đã cho rằng đây là nghề của bề sâu, nghề của những tìm tòi trăn trở, nghề của tình yêu đắm đuối, của niềm say mê sáng tạo. 2. Thơ là nghề của bề sâu, của lao động thầm lặng, nghiêm túc và sáng tạo: Trong tác phẩm Đời thừa, Nam Cao quan niệm: Sự cẩu thả trong bất cứ một nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện [10]. Còn Lê Đạt thì cho rằng: Theo tôi thơ là một nghề, đã là nghề thì phải có kỷ luật lao động. Không nên thụ động thắp hương chờ mà phải chủ động gọi hứng đến. Công vi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chế Lan Viên Thơ Chế Lan Viên Quan niệm thơ Chế Lan Viên Quan niệm nghề thơ Tạp chí khoa học Phủ biên tạp lụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 332 8 0 -
6 trang 279 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 266 0 0 -
5 trang 232 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 206 0 0 -
6 trang 194 0 0
-
8 trang 189 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 189 0 0 -
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 188 0 0