Bên trái, cây mai già thế “nhất trụ hướng thiên”. Phải, bốn mươi chín tuổi kiểu “Tam hùng hội ngộ”. Cây nầy rong rêu. Bây giờ. Vừa qua rằm tháng 9 âm lịch, vài ngày. Vì từ hạ tuần đến trăng tròn, trời ít mưa và tự nhiên, hạn khan. Đột ngột tới mùng mười, xáng một trận lênh láng. Nước dâng nước. Đất bủng rợt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dịu dàng sắc xuân Dịu dàng sắc xuânBên trái, cây mai già thế “nhất trụ hướng thiên”. Phải, bốn mươi chín tuổi kiểu“Tam hùng hội ngộ”. Cây nầy rong rêu.Bây giờ. Vừa qua rằm tháng 9 âm lịch, vài ngày. Vì từ hạ tuần đến trăng tròn, trờiít mưa và tự nhiên, hạn khan. Đột ngột tới mùng mười, xáng một trận lênh láng.Nước dâng nước. Đất bủng rợt.Mấy năm nay. Thời tiết thay đổi rất lạ. Môi trường sinh thái chuyển dịch bấtthường. Hoa không nở theo mùa. Trái chín không đợi tiết. Hai cây mai. Sau trậnmưa kỳ, lá rụng hết, từ nách nứt đều, đâm ra những nụ, tuần sau từng chùm bôngvàng đơm đầy, tất cả mình hai cây. Rực rỡ. Không chờ được tết.Giờ. Màu vàng đượm nắng ban mai tăng độ, đang làm lóa mắt. Chú bướm đen,cánh điểm đầy nốt tròn, hoa văn trắng. Nhởn nhơ khắp hết. Tự nhiên bay bổng, lẫntrong hư không. Biệt bóng.Buổi sáng. Mai vàng. Bướm đen. Nắng rực. Chợt biến khỏi trước mắt Khanh. Khi.Trên con đường đất nên thơ, cặp triền rạch Cái Bần. Con đường nối ủy ban xã đếnkhu nuôi cá. Dân du canh từ đâu đến, chiếm toàn bộ triền sông Cái. Miền đất màumỡ. Bao chiếm cỡ.Con đường cặp theo, loang lỡ. Uốn éo như con lươn khổng lồ. Lốm đốm ghẻ chóc.Nó được nhà nước quy hoạch làm đê bao tiểu vùng chống lũ từ mười năm nay. 10năm. Nó bị hành hạ quá cỡ. Không kịp thở. Vì đồng tiền. Lúc bị cưa máy cắt từngkhoanh, khiêng dồn đống. Khi xe robe nhe răng nhọn, móc ruột từng khúc. Khóixăng hụ nhức óc. Đau thương lắm. Thế mà. Con đê bao tiểu vùng vẫn nằm mãitrong tâm tưởng của mấy ngàn dân hiền lành xóm ấp. Hết nghị quyết 4 của trungương. Hết bốn kỳ họp Quốc hội khóa XIII, thông qua bao lần luật phòng chốngtham nhũng. Hết tỉnh, huyện, xã phát động xây dựng nông thôn mới, để trả nghĩacho nông dân nuôi chứa Đảng lúc kháng chiến. Thế mà. Chưa có người dân nào cóphúc đặt bước chân đầu tiên trên con đường, trả nghĩa lớn. Buồn thay.Sáng nay. Có một người lạ, nhỏ con, mang kiếng trắng, vai mang bịch xanh, chậmrãi dắt chiếc xe đạp, ngơ ngác quẹo vô cổng nhà, dựng xe rồi đi tới bàn trà ngồi,hỏi:- Anh cho hỏi ở đây gần tới nhà ông Năm Kê chưa?Khanh kéo ghế mời khách, nói:- Đi xuống bảy hộ nữa là tới nhà ổng. Gần tới rồi. Thôi ngồi đây, làm với tôi vài lytrà. Ngắm mai vàng nở sớm. Buổi sáng đẹp quá, bỏ lỡ uổng lắm. Trước lạ sauquen. Thân nhau chưa muộn.Khách ngồi, tự nhiên chiêu trà chum sành, hớp một ngụm, chậm rãi nói:- Đoạn đường từ chợ xuống nhà anh. Tôi mới đi khi nãy, nên thơ quá. Mà ai đào,đắp, vá tùm lum. Giống mình con lươn ghẻ vậy anh? - Biết trả lời sao. Chán lắm.Nản nhiều. Dẫu biết hết đông giá, lại đến.Khanh cảnh giác ngần ngừ chưa trả lời. Cảnh giác chi nữa. Dù khách từ phía nào.Vì sự thật ngồn ngộn ai cũng thấy. Như những đốm ghẻ trên mình con lươn. Nênđành cười mỉm.- Con đường nầy nhà nước khởi công mười năm nay. Vì lòng tham. Qua bao chủtịch tỉnh, huyện, xã. Qua an nhiên. Nên nó thê lương như vậy. Chắc chú ở xa. Thôiuống nước đi. Chú kiếm ông Năm Kê làm gì?Nghe hỏi, khách vội đứng lên, nói:- Tôi đi xuống nhà ông Năm Kê đây. Mà nầy, tôi cho chú một câu, chú phải muamột chiếc xe chuyên dùng hiện đại, đi lại con đường nầy, bởi chú bị chấn thươngsọ não, liệt nửa người. Để đi đứng dễ dàng hơn. Chào nha. Cảm ơn trà ngon quá.Khanh ngao ngán nhìn con đường. Con đường phải chịu đựng nên nó không thèmđể mắt đến. Nhìn. Khanh nhìn khách. Không biết khách nhìn về phía nào? Nôngthôn ở đây vẫn còn nông thôn. Đâu là điểm mới. Cầu trời nó xuất hiện cho dântoàn xã nức lòng. Hả dạ. Ân tình vẹn vẽ.Chuyện con đường.Mười mấy năm xưa. Hết giống nhãn long, trái lớn, cơm dày, hột to, mùi thơm đầy.Rớt giá. Nông dân đốn sạch. Rồi trồng giống mới, nhãn tiêu, lúc đầu trúng giá. Vàinăm sau cũng thê thảm. Nông dân không lời, thiếu đói, lần lượt chặt ráo. Bắt đầulo. Không biết trồng giống gì giá ổn. Lúc đó dân có báo tỉnh, huyện, xã. Kết quảkhông ai nói gì cả. Bình như vại ba chân. Vại bốn chân cũng kệ.Thua buồn. Nhiều người bỏ hoang đất. Vài hộ đăng bảng bán. Cỏ tràn vườn tược.Con gái đẹp bỏ xóm ấp lần lượt đi làm gái ở các đô thị. Không ngoại lệ. Conđường bò theo bên triền rạch Cái Bần. Mái chèo, ô rô, bìm bìm, hắc sửu có dịp kenchân dày chằng chịt. Thậm chí đến mùa rong, từng dề lục bình lớn lang thangkhông chỗ ghé neo bờ được. Còn con đường cố chạy theo, nhiều đoạn lở lói. Sậy,cỏ ống đầy lông tơ chắn từng khúc.Trưa hôm ấy, Khanh ở nhà một mình. Ấm trà cắm đầu vài lần, không ra nước. Khôrang. Khanh làm biếng không pha ấm hai. Gió hiu.Ngồi buồn nhìn cặp gà ác nuôi làm cảnh, ba năm tuổi. Con trống mồng tích quathời đỏ bây giờ tím tái. Chuyên xệ cánh đạp vòng tròn, vòng chân. Mỏ mổ cọng cỏkhô, túc túc liên hồi, tha thiết, gạt con mái đến. Tội nghiệp ba ngày nay nó thiếulúa. Ốm nhom.Rảnh mắt. Khanh nhìn về phía chợ. Trên con đường cỏ. Một người con gái, cỡhăm. Áo đỏ, quần đen bó, đang vạch từng dề cỏ ống lần đi. Tới nhà Khanh. ThấyKhanh cô ngoặt vào. Khanh chưa mời, cô tự nhiên khoan thai ngồi xuống chiếcghế nga ...