Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới và rãnh gió mùa tới chế độ mưa trên khu vực đồng bằng Bắc bộ được thực hiện nhằm tìm hiểu về đặc điểm chế độ mưa trên khu vực; ảnh hưởng của ITCZ và MST tới chế độ mưa lớn trên khu vực; phân tích các đợt mưa lớn trong khu vực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới và rãnh gió mùa tới chế độ mưa trên khu vực đồng bằng Bắc bộ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
ĐỖ HƯƠNG LINH
NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA DẢI HỘI TỤ NHIỆT ĐỚI
VÀ RÃNH GIÓ MÙA TỚI CHẾ ĐỘ MƯA TRÊN
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Hà Nội, Năm 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
ĐỖ HƯƠNG LINH
NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA DẢI HỘI TỤ NHIỆT ĐỚI
VÀ RÃNH GIÓ MÙA ĐẾN CHẾ ĐỘ MƯA TRÊN
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Chuyên ngành: Khí tượng học
Mã ngành: D440221
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Phạm Minh
Tiến
Hà Nội, Năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn
khoa học của ThS. Phạm Minh Tiến. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề
tài là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn số liệu khác nhau. Ngoài ra đồ án
còn sử dụng một số nhận xét đánh giá của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác
đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đồ án tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2016
Sinh viên
Đỗ Hương Linh
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện tốt bài niên luận này, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới các Thầy cô giáo trong khoa Khí tượng Thủy văn đã dạy
dỗ, tận tình chỉ bảo em trong suốt những năm tháng học tập tại trường.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo Phạm Minh
Tiến, người đã trực tiếp định hướng và hướng dẫn em trong suốt thời gian làm
khóa luận.
Bên cạnh đó em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành những lời nhận xét,
góp ý từ Thầy cô và bạn bè giúp em hoàn thành bài khóa luận này tốt hơn.
Cũng nhân đây em muốn gửi lời cảm ơn tới Gia đình, người thân và bạn bè
đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập
cũng như làm khóa luận.
Bài khóa luận mặc dù em đã rất cố gắng để hoàn thiện nhưng cũng không
thể tránh khỏi được sai sót,rất mong nhận được những góp ý quý báu của các
thầy cô để em có thể rút kinh nghiệm, sửa chữa bổ sung cũng như để hoàn thành
được bài tốt hơn nữa .
Cuối cùng em xin chúc Quý Thầy cô, Gia đình, bạn bè lời chúc sức khỏe,
hạnh phúc và công tác tốt.
Em xin chân trọng cảm ơn !
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNĐ: Cận nhiệt đới.
ĐTD: Đại Tây Dương.
ITCZ: Dải hội tụ nhiệt đới.
KKL: Không khí lạnh.
KTTV: Khí tượng Thủy văn.
MST: Rãnh gió mùa.
TBD: Thái Bình Dương.
TBNN: Trung bình nhiều năm
.
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU
Trong khí quyển ngoài sự chuyển động theo chiều ngang, không khí còn
chuyển động theo chiều thẳng đứng. Tốc độ thẳng đứng so với tốc độ di chuyển
của không khí theo chiều nằm ngang thì rất nhỏ nhưng nó lại giữ một vai trò chủ
yếu trong những nguyên nhân gây ra các hiện tượng thời tiết như mây, mưa,
dông....
Trong thực tế, không khí xáo trộn và được đưa lên cao, dọc theo một
đường, đường đó gọi là Dải hội tụ nhiệt đới. Nói khác đi, dải hội tụ là nơi có
dòng thăng rõ rệt. Dọc theo dải hội tụ, ảnh hưởng của tốc độ gió và hướng gió
khác nên không khí bị dồn nén lại và thăng lên cao. Dải hội tụ có thể kéo dài từ
500600 đến hàng nghìn kilomets.
Dải hội tụ nhiệt đới là một trong các hệ thống thời tiết có thể cho lượng
mưa rất lớn đến mức kỷ lục trên diện rộng ở miền nhiệt đới, đặc biệt là khi
hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới lại kết hợp với các hình thế thời tiết khác
như front lạnh, bão có thể hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới.
Bên cạnh đó, rãnh gió mùa cũng là một hình thế gây mưa lớn. Rãnh gió mùa
MST là một dải tương đối hẹp, được đặc trưng bởi sự chuyển hướng gió theo
chiều xoáy thuận trong vùng gió mùa. Trên khu vực Nam Á và Đông Nam Á,
MST là một hệ thống hình thành từ một dải thấp nóng bề mặt mạnh và phát
triển đến tầng đối lưu giữa nhờ có sự hội tụ vào rãnh của gió mùa tây nam giàu
hơi nước ở phía nam với gió đông có nguồn gốc lục địa ở phía bắc.
Ở khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ, vào mùa mưa, có nhiều hình thế thời tiết
gây mưa trên khu vực: bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, rãnh gió
mùa... lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 80 85% lượng mưa cả năm. Vì vậy,
việc nắm rõ quy luật, thời gian hoạt động, đặc điểm cơ bản của những hình thế
gây mưa lớn và sự kết hợp giữa các hình thế với nhau đóng vai trò quan trọng đối
với công tác dự báo của các dự báo viên.
Do đó, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của ITCZ, MST tới
chế độ mưa ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ” với những nội dung sau:
Chương 1: Tổng quan về ITCZ, MST
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Do quá trình nghiên cứu và việc tìm tài liệu, kiến thức cũng như kinh
nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót.
Em rất mong Thầy, Cô cho em những nhận xét, ý kiến để em có thể tiếp thu. Đó
sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang giúp em trong công việc sau này.
7
CHƯƠNG I TỔNG QUAN
1.1 Dải hội tụ nhiệt đới
1.1.1 Khái niệm
Theo Khromov (1957) [5]: ITCZ là dải thời tiết xấu, hình thành bởi sự hội
tụ của tín phong 2 bán cầu, của tín phong 1 bán cầu với tín phong bán cầu kia
vượt xích đạo và chuyển hướng và tín phong mỗi bán cầu với đới tín phong ...