Danh mục

Đồ gốm thương mại Việt Nam thế kỷ XIV - XVII

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 588.25 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở đó, bài viết hệ thống hóa tư liệu, tổng hợp phân tích các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về đồ gốm thương mại Việt Nam dựa trên các nguồn sử liệu, các phát hiện khảo cổ học tại các di tích mộ táng, di chỉ cư trú, di tích thương cảng trong đất liền, các di tích tàu đắm cổ dưới đáy đại dương tại các nước trong khu vực Châu Á.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đồ gốm thương mại Việt Nam thế kỷ XIV - XVIITạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(84) - 2014ĐỒ GỐM THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THẾ KỶ XIV - XVIINGÔ THẾ BÁCH *Tóm tắt: Việt Nam là một trong không nhiều quốc gia trong khu vực ChâuÁ có truyền thống sản xuất đồ gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất trong lịch sử,đồng thời là một trong 3 quốc gia (Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản) xuấtkhẩu đồ gốm sứ ra nước ngoài phát triển mạnh. Bài viết giới thiệu một cáchtổng quan tình hình phát hiện và nghiên cứu sự phát triển đồ gốm Việt Nam vàlịch sử giao thương biển với đồ gốm ở Châu Á thế kỷ XIV - XVII. Trên cơ sởđó, bài viết hệ thống hóa tư liệu, tổng hợp phân tích các kết quả nghiên cứu từtrước đến nay của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về đồ gốm thươngmại Việt Nam dựa trên các nguồn sử liệu, các phát hiện khảo cổ học tại các ditích mộ táng, di chỉ cư trú, di tích thương cảng trong đất liền, các di tích tàuđắm cổ dưới đáy đại dương tại các nước trong khu vực Châu Á.Từ khóa: Gốm Việt Nam; thương mại; thị trường; quốc tế.1. Đôi nét về đồ gốm Việt Nam vớimạng lưới thương mại biển quốc tế1.1. Là quốc gia nằm ở phía đông bánđảo Đông Dương, thuộc khu vực ĐôngNam Á, với bờ biển dài 3.260km, ViệtNam nằm ở ngay ngã tư quan trọng củacác đường hàng hải (giữa một bên làChâu Âu và Viễn Đông, và bên kia làgiữa Nhật Bản và các “con rồng ChâuÁ”). Việt Nam được coi là cửa ngõthông thương của khu vực Đông NamÁ, nắm giữ vai trò quan trọng trong hệthống thương mại biển quốc tế. Trongnhiều thế kỷ, với sự ra đời của nhiềuthương cảng và tham gia chủ chốt củacác thương nhân Trung Quốc và Hồigiáo Tây Á, đồ gốm sứ đã chính thứctham gia vào con đường tơ lụa trên biểnvà dần hình thành “Con đường gốm sứtrên biển”.Nghề gốm ở Việt Nam đã có cáchngày nay hàng chục nghìn năm, nhưngđồ gốm men chính thức ra đời từ những94năm đầu Công Nguyên. Từ thời Lý trởđi, công nghệ chế tạo đồ gốm sứ ViệtNam không ngừng phát triển và có bướctiến vượt bậc trong công nghệ sản xuất,trong loại hình sản phẩm và nghệ thuậttrang trí hoa văn trên gốm. Bên cạnhviệc sản xuất những đồ gốm phục vụcho nhu cầu của thị trường trong nước,từ thế kỷ XIV, Việt Nam đã chính thứctham gia vào mạng lưới xuất khẩu đồgốm qua con đường gốm sứ trên biển.Các thời kỳ sau đó, thời Lê sơ (thế kỷXV), thời Lê trung hưng (thế kỷ XVII),Việt Nam cũng đã xuất khẩu một sốlượng lớn đồ gốm sứ sang thị trườngĐông Nam Á, Đông Bắc Á và Tây Á.Việc tham gia vào hệ thống thương mạiquốc tế trên biển đã khẳng định rõ hơnvai trò và vị trí của Việt Nam trong khuvực Châu Á và cả với phương Tây.(*)Thạc sĩ, Trung tâm Bảo tồn Di sản ThăngLong - Hà Nội.(*)Đồ gốm thương mại Việt Nam thế kỷ XIV - XVII1.2. Những phát hiện khảo cổ học tạicác di tích ở Việt Nam và nước ngoàicho thấy, từ thế kỷ XIV đến thế kỷXVII, sản phẩm của các lò gốm BắcViệt Nam được đem đi tiêu thụ rộng rãiở các thị trường nước ngoài.Bên cạnh thị trường nội địa, đồ gốmViệt Nam còn được tìm thấy trong nhiềudi tích khảo cổ học trên đất liền, dướiđáy đại dương tại các nước trong khu vựcĐông Nam Á như Indonesia, Malaysia,Philippines hay xa hơn là các nước vùngĐông Bắc Á như Nhật Bản và Tây Ánhư Ai Cập. Đáng chú ý, chúng đượctìm thấy khá nhiều trong các di chỉ cưtrú, mộ táng, di tích thương cảng.Cuộc khai quật con tàu đắm ở Cù LaoChàm đã góp thêm bằng chứng trongviệc nghiên cứu giao thương quốc tếbiển và gốm thương mại Việt Nam tronglịch sử. Trong thế kỷ XV, Việt Nam tiếptục tham gia một cách tích cực nhất vàocon đường gốm sứ trên biển vốn đãđược thiết lập từ một thế kỷ trước đó.Đây cũng là thời kỳ hưng thịnh nhất củađồ gốm thương mại Việt Nam. Đầu thếkỷ XVI, tình hình sản xuất gốm trongnước có phần giảm sút nhiều so với thếkỷ XV. Đồ gốm Việt Nam xuất khẩutrong giai đoạn này được xác nhận chắcchắn nhất ở Nhật Bản, chủ yếu có niênđại cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.Từ thế kỷ XVII, số lượng đồ gốm ViệtNam tìm thấy trong các địa điểm khảocổ học của Nhật Bản và ở Đông Nam Átăng lên rõ rệt. Đây là thời kỳ phát triểncủa kinh tế hàng hóa và thời kỳ hưngthịnh của các cảng thị ở cả hai miền Bắcvà Trung Việt Nam. Nhờ đó Việt Namcó điều kiện giao thương với Đông NamÁ, với phương Tây và phương Đông.Tuy nhiên, Đông Nam Á mới là thịtrường chính tiêu thụ gốm thương mạiViệt Nam với rất nhiều địa điểm đã pháthiện được đồ gốm Việt Nam.Những báo dẫn nêu trên đã phác họasinh động về bối cảnh giao lưu thươngmại của đồ gốm, gợi mở về cuộc hànhtrình của những chuyến hàng và mạnglưới tiêu thụ đồ gốm Việt Nam. Đồngthời, minh chứng rõ rằng đồ gốm ViệtNam là mặt hàng không thể thiếu tronggiao lưu thương mại Châu Á và cónhững đóng góp quan trọng trong đờisống văn hóa cộng đồng. Đồ gốm như làgiấy thông hành, là nhịp cầu nối giữacác nền văn hóa. Những phát hiện ngàycàng nhiều về đồ gốm Việt Nam tại cácdi tích khảo cổ học ở lục địa, hải đảo vàcác di chỉ tàu đắm đã giúp chúng ta táitạo lại bối cảnh lịch sử và dòng chảyxuất kh ...

Tài liệu được xem nhiều: