Danh mục

Đo lường hiệu quả của các trường đại học của Việt Nam: Vận dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA)

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này, tác giả sẽ vận dụng mô hình định hướng đầu ra theo giả thuyết hiệu quả thay đổi theo quy mô của DEA để đo lường hiệu quả kỹ thuật của 116 trường đại học của Việt Nam đối với năm học 2012-20131. Thông tin chi tiết về mô hình sử dụng cho bài viết này sẽ được trao đổi ở mục tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đo lường hiệu quả của các trường đại học của Việt Nam: Vận dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MÀNG BAO DỮ LIỆU (DEA) MEASURING THE EFFICIENCY OF VIETNAMESE UNIVERSITIES: AN APPLICATION OF DATA ENVELOPMENT ANALYSIS (DEA) TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường Đại học Kinh tế - Đại học HuếTóm tắt Câu nói nổi tiếng của Peter Drucker “What gets measured gets managed!”, tạm dịchlà “Chúng ta chỉ quản lý tốt những gì chúng ta đo lường được”, đã chỉ ra tầm quan trọng củaviệc đo lường đối với quản lý. Hiệu quả là một vấn đề đang rất được quan tâm trong bối cảnhtoàn cầu hóa cạnh tranh gay gắt hiện nay. Bài viết của tác giả, vì vậy, đã áp dụng phươngpháp phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis, gọi tắt là DEA) để đo lườnghiệu quả của 116 trường đại học của Việt Nam có đủ dữ liệu đối với năm học 2012-2013. Kếtquả đo lường cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực của các trường đại học của Việt Nam nhìnchung còn khá thấp. Vậy nên, việc xem xét cải thiện chúng là một yêu cầu cấp thiết để cảithiện năng lực cạnh tranh của hệ thống này ở quy mô khu vực và quốc tế.Từ khóa:phân tích bao dữ liệu, DEA, hiệu quả, đại học, Việt NamAbstract A quote from Peter Drucker’s What gets measured gets managed! pointed out theimportance of measurement to manage. It is an very interesting problem to mesure theefficiency in the fierce competitive environment of the era of globalization. This paperapplied, thus, the method Data Envelopment Analysis (referred to as DEA) to measure theefficiency of 116 Vietnamese universities which have sufficient data of the school year 2012-2013. The findings show that their efficiency in the use of resources is generally quite low.Therefore, improvement is considered a necessity for this system to become competitive in aregional as well as international scale.Keywords:Data Envelopment Analysis, DEA, efficiency, universities, Vietnam1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục đại học luôn đóng vai trò nòng cốt đối với sự phát triển của một quốc gia.Với sự phát triển của toàn cầu hóa, hệ thống này đang bước vào một giai đoạn canh tranh gaygắt không chỉ ở quy mô quốc gia mà ở cả quy mô quốc tế. Một sự bùng nổ nhu cầu giáo dụcđại học đã được nhận thấy trong những thập kỷ gần đây đối với hầu hết các nước, cả pháttriển và đang phát triển (Yang, 2003). Trong bối cảnh này, theo Yang (2003), để tồn tại vàphát triển, các trường đại học cần phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực có hạn của mình.Đối với hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam, Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chínhphủ về “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020” đã 967chỉ rõ: những yếu kém về hiệu quả sử dụng nguồn lực của hệ thống này cần sớm được khắcphục. Tuy nhiên, với việc Việt Nam chưa có một hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả củacác cơ sở giáo dục đại học như hiện nay thì rất khó để cải thiện được hiệu quả của hệ thốngnày. Như Lord Kelvin đã nhấn mạnh: “If you can not measure it, you can not improve it”, tạmdịch là: “Những gì chúng ta không thể đo lường được thì sẽ không thể cải thiện được”. Đó làlí do mà tác giả lựa chọn chủ đề nghiên cứu này. Như chúng ta biết, các cơ sở giáo dục đại học là những tổ chức phi lợi nhuận, vì vậyviệc đo lường hiệu quả của chúng không phải là một vấn đề đơn giản. Ba nguyên nhân chínhkhiến cho việc đo lường hiệu quả của nhóm tổ chức này khó khăn có thể kể đến là: - thứ nhất, không giống như các đơn vị tư nhân với mục tiêu chính là tối đa hóa lợinhuận, mục tiêu của các tổ chức phi lợi nhuận thường rất đa dạng và thậm chí nhiều lúc cònđối lập nhau; - thứ hai, rất khó để xác định giá cả của các yếu tố đầu vào và đầu ra của các tổ chứcnày; - hơn nữa, các cơ sở giáo dục đại học thường sử dụng nhiều yếu tố đầu vào để sản xuấtra nhiều yếu tố đầu ra.Vì những lí do trên mà các phương pháp đo lường hiệu quả truyền thống như: phương phápphân tích chỉ số, phương pháp hồi quy tuyến tính gặp phải nhiều hạn chế và khó khăn khi ápdụng đối với những đơn vị này. Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (Data EnvelopmentAnalysis, hay gọi tắt là DEA) là một cách tiếp cận phi tham số, và có thể áp dụng dễ dàng đốivới những đơn vị có nhiều đầu vào và nhiều đầu ra nên được xem là phương pháp phù hợpnhất để đo lường hiệu quả của các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức công nói chung, và các cơ sởgiáo dục đại học nói riêng. Cụ thể, lĩnh vực giáo dục là một trong 5 lĩnh vực ứng dụng phổbiến nhất phương pháp này, theo thống kê của Liu và đồng sự (2013). Như vậy, trong bài viết này, tác giả sẽ vận dụng mô hình định hướng đầu ra theo giảthuyết hiệu quả thay đổi theo quy mô của DEA để đo lường hiệu quả k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: