Danh mục

Đo lường thực hành chuỗi cung ứng - tình huống tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đà Nẵng

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 957.83 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung vào tổng hợp lý thuyết liên quan tới đo lường thực hành Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) và tiến hành đo lường thực hành quản trị chuỗi cung ứng của DNVVN Đà Nẵng, từ đó đưa ra các kiến nghị, hàm ý chính sách giúp cải thiện tình hình SCM tại các DNVVN Đà Nẵng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đo lường thực hành chuỗi cung ứng - tình huống tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đà Nẵng HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 ĐO LƯỜNG THỰC HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG -TÌNH HUỐNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ĐÀ NẴNG PRACTICAL MEASUREMENT OF SUPPLY CHAIN - THE CASE IN DANANG SMEs TS. Lê Thị Minh Hằng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng hang.ltm@due.edu.vn TÓM TẮT Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management SCM) là một phương thức quản lý mới, đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Nhiều tác giả, chẳng hạn như Cigolini và cộng sự (2004) đã cho rằng, hiện nay cạnh tranh là cạnh tranh giữa các chuỗi cung ứng hơn là giữa các doanh nghiệp đơn lẻ. Các doanh nghiệp nên tư duy rằng họ phải cạnh tranh, như là một phần của chuỗi, chống lại những chuỗi khác. Điều này thách thức các doanh nghiệp phải gia tăng việc quản lý mối quan hệ giữa họ với các thành viên khác trong chuỗi. Trong bối cảnh này, với đặc trưng “nhỏ” và “siêu nhỏ” của đại đa số các doanh nghiệp ở Đà Nẵng, họ đang gặp nhiều khó khăn trong tiến trình hội nhập. Bài nghiên cứu đã tập trung vào tổng hợp lý thuyết liên quan tới đo lường thực hành Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) và tiến hành đo lường thực hành quản trị chuỗi cung ứng của DNVVN Đà Nẵng, từ đó đưa ra các kiến nghị, hàm ý chính sách giúp cải thiện tình hình SCM tại các DNVVN Đà Nẵng. Từ khóa: Quản trị chuỗi cung ứng, DNVVN, Thực hành SCM, Đo lường SCM ABSTRACT Managing the supply chain (Supply Chain Management SCM) is a new management methods, bring more value to the business. Many authors, such as Cigolini et al (2004) has said that the current competition is the competition between supply chains rather than between individual enterprises. Enterprises should be thinking that they have to compete, as part of the string, the string against the other. This challenges businesses must increase the management their relationship with the other members of the chain. In this context, featuring 'mini' and 'micro' of the majority of enterprises in Da Nang, they are facing many difficulties in the integration process. Such research focuses on theoretical synthesis involves measurement practice Supply Chain Management (SCM) and conduct practical measure supply chain management Danang SMEs, which make recommendations , policy implications SCM helps improve the situation of SMEs in Danang. Key Words: Managing the supply chain, SME, Practice SCM, SCM Measurement 1. Giới thiệu Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và khuynh hướng toàn cầu hóa như hiện nay, sự tồn tại và sống còn của DNVVN ngày càng trở nên khó khăn. Tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, hơn 90% doanh nghiệp là DNVVN. DNVVN Việt Nam nhìn chung đang gặp một số khó khăn về tiếp cận nguồn vốn, hạn chế về khoa học, kĩ thuật, thiếu thông tin, trình độ quản lý thấp và hiệu quả kinh doanh kém. Với tình trạng nhỏ bé và hạn chế như vậy, giải pháp nào để DNVVN Việt Nam có thể tồn tại trong một thị trường cạnh tranh khối liệt mang tính quốc tế như hiện nay? Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định lợi ích của SCM đối với DNVVN trong việc cải thiện lợi thế cạnh tranh (Chen (2003), Lenny Koh, S. C. (2007), (Chin và cộng sự, 2012)). Ở Việt Nam, SCM vẫn còn là một khái niệm mới với nhà doanh nghiệp và nhà nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp Việt Nam gần như chưa có. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên những phương pháp khoa học được sử dụng để mô tả cụ thể trạng thái thực hành SCM tại DNVVN ở Đà Nẵng, nhận diện những yếu điểm trong thực hành SCM của các doanh nghiệp, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách giúp cải thiệu SCM tại các DNVVN Đà Nẵng. 296 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Quản trị chuỗi cung ứng tại DNVVN Quản trị chuỗi cung ứng ra đời bắt nguồn từ sự thay đổi nền tảng của chức năng logistics (hậu cần). SCM có thể coi là việc quản lý các hoạt động kinh doanh và mối quan hệ trong nội bộ của tổ chức, quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp, với nhà cung cấp của nhà cung cấp, với khách hàng trên toàn chuỗi và quản lý toàn thể chuỗi (Harland, Lamming, & Cousins,1999), hay SCM là việc liên kết mọi tiến trình băng qua ranh giới nhiều tổ chức, từ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, tới sản xuất và cung ứng cho khách hàng cuối cùng (New & Payne., 1995). Một số tác giả còn mở rộng khái niệm SCM tới cả quy trình tái chế hay tái sử dụng (Baatz ,1995), hoặc tập trung vào cách thức một doanh nghiệp quản lý các tiến trình, kĩ thuật và năng lực của nhà cung ứng để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho bản thân doanh nghiệp (Farley, 1997) (theo (Tan, 2001)). Nhìn chung, SCM là quản lý tất cả các bộ phận liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm tối đa hóa giá trị tổng thể của chuỗi (Chopra & Meindl, 2014). Đối với DNVVN, do đặc trưng nhỏ bé, việc triển khai thực hiện SCM mang một số đặc điểm khác biệt so với doanh nghiệp lớn. Chin, Hamid, Rasli, & Baharun (2012) cho rằng so với doanh nghiệp lớn, việc triển khai SCM tại DNVVN có cả thuận lợi và khó khăn. Việc triển khai SCM tại DNVVN có thể nhanh chóng, thuận tiện hơn doanh nghiệp lớn, do DNVVN có cấu trúc gọn nhẹ với ít cấp bậc quản trị, văn hóa tổ chức dễ dàng thay đổi (Gourova, 2010), truyền thông trong tổ chức ngắn hơn và có nhiều nhóm xuyên chức năng (Aragón-Correa, J. Alberto, 2008), thúc đẩy động viên dễ dàng và truyền thông không chính thức phát triển hơn so với doanh nghiệp lớn (Levy và cộng sự, 2001). Sự “nhỏ bé” cũng giúp DNVVN dễ dàng đổi mới và cách tân mạnh mẽ hơn doanh nghiệp lớn (Acs, Zoltan J., 1991), quản lý dễ dàng và linh hoạt hơn trong hành động, tinh gọn hơn trong hoạt động tác nghiệp nội bộ (Lazarica, 2009). Ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: