Danh mục

Đô thị hóa và những ảnh hưởng của nó ở Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh từ 1860 đến 2008

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.19 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đô thị hóa là nhân tố quan trọng của mọi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế, thương mại. Quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh có những nét đặc trưng riêng gồm nhiều yếu tố phức hợp về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đô thị hóa và những ảnh hưởng của nó ở Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh từ 1860 đến 2008ĐÔ THỊ HÓA VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ Ở SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ 1860 ĐẾN 2008 NGUYỄN ĐỨC HÒA(*)TÓM TẮTĐô thị hóa là nhân tố quan trọng của mọi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế, thươngmại. Quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh có những nét đặc trưng riêng gồmnhiều yếu tố phức hợp về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.Trong lịch sử, do vị trí địa kinh tế cực kì thuận lợi về giao thương, nên quá trình đô thị hóa ở SàiGòn diễn ra tương đối sớm và rất nhanh chóng. Ở Sài Gòn còn diễn ra quá trình đô thị hóacưỡng bức dưới tác động chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dânmới suốt hàng thế kỷ (1860-1975). Quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh sau 1975,đặc biệt từ thời điểm mở cửa gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế mau chóng, đồng thời cũng kéotheo những biến đổi lớn lao và phức tạp về văn hóa cư dân đô thị với cả hai mặt tích cực và tiêucực của nó.ABSTRACTUrbanization is an important factor of every nation in its economic, commercial development.There are many features consisting of economic, political, social, and cultural factors in theprocess of urbanization in Saigon-Ho Chi Minh City.Through the history, thanks to the favourable geography position and good commercialconditions, the urbanization of Sai Gon appeared and developed rapidly. In Sai Gon, there wasalso a compulsory urbanization caused by wars conducted by French colonism and Americanneo-colonism during two centuries (1860-1975). After 1975, the process of urbanization in HoChi Minh City was really remarked since Viet Nam carried out open-door policy and renewal in1986. The quick urbanization creates economic development, but it also recuperates complicatedboth positive and negative changes in social and economic development of Ho Chi Minh City.The article suggests some solutions to make this city modern, civilized, and developed in thefuture.1. ĐẶT VẤN ĐỀĐô thị hóa là quá trình tất yếu của các quốc gia gắn với quá trình phát triển kinh tế công thươngnghiệp. Nhìn từ góc độ lịch sử văn hóa, quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minhcó những nét đặc trưng gồm nhiều yếu tố phức hợp về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Tronglịch sử, do vị trí địa kinh tế cực kì thuận lợi về giao thương, nên quá trình đô thị hóa ở Sài Gòndiễn ra tương đối sớm và rất nhanh chóng. Tuy nhiên, không chỉ có nguyên nhân kinh tế chiphối, ở Sài Gòn còn diễn ra quá trình đô thị hóa cưỡng bức dưới tác động chiến tranh xâm lượccủa chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân suốt hàng thế kỉ. Quá trình đô thị hóa ở thànhphố Hồ Chí Minh sau giải phóng, đặc biệt từ thời điểm mở cửa gắn liền với sự tăng trưởng kinhtế mau chóng, nhưng đồng thời cũng kéo theo những biến đổi lớn lao và phức tạp về văn hóa cưdân đô thị với cả hai mặt tích cực và tiêu cực của nó.(*) TS, Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường Đại học Sài GònBài viết đề cập đến vấn đề quá trình đô thị hoá Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lịchsử-văn hoá trong khoảng thời gian trên.2. NỘI DUNG2.1. Quá trình đô thị hoá và những ảnh hưởng của nó ở Sài Gòn thời kỳ Pháp thuộc (từ năm 1860đến năm 1954)Ngay từ 1859-1860, Pháp đã phát triển Sài Gòn, nhằm mục đích khai thác tài nguyên, vật lực, đểlấy chiến tranh nuôi dưỡng chiến tranh, đánh chiếm Nam Kỳ lục tỉnh và toàn cõi Đông Dương.Cuối năm 1859, lính thủy trên chiến hạm Catinat đã cùng công binh thuộc địa Pháp khai phá vàlàm con đường từ bến sông Sài gòn đến Nhà thờ Đức Bà dành riêng cho người Pháp đi lại.Khoảng 3000 giáo dân ở Đà Nẵng và phụ cận thành Gia Định đã đến đây lập phố xá, cửa hiệuphục vụ cho sinh hoạt, ăn ở của lính thủy và viên chức người Pháp (5). Ngày 22 tháng 2 năm1860, thực dân Pháp cho mở hải cảng Sài Gòn đón thương thuyền của Pháp và các nước ChâuÂu và để xuất cảng lúa gạo, nông sản Nam Kì (2). Pháp bắt đầu cho xây dựng khu hành chínhtrung tâm, cùng hàng loạt các công trình giao thông, dinh thự, nhà thờ cùng các cơ sở hạ tầng,làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của đô thị Sài Gòn.Sơ đồ quy hoạch đô thị Sài Gòn được Coffyn trung tá công binh Pháp vẽ trên cơ sở của Nghịđịnh do Charner phác họa ngày 11-2-1861. Phác đồ này gồm nhiều khu hành chính, thương mại,nhà ở công chức Pháp, trại lính v.v. dành cho số dân là 500.000 người. Đề án của Coffyn đượcđánh giá là hết sức viển vông và bị người Pháp bác bỏ vì họ cho rằng không bao giờ Sài Gòn cóđủ số dân đó (cả Nam Bộ lúc đó chỉ có gần 1 triệu dân). Coffyn đã đúng, nhưng có lẽ ông cũngchưa hình dung hết quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn lại diễn ra quá nhanh chóng. Đến năm 1865khi Sài Gòn và Chợ Lớn đã tiến sát vào nhau thì các làng quê nằm giữa hai thành phố này nhưPhú Thạnh, Tân Hòa, Phước Hưng, Tân Kiểng, An Đông v.v. đã bị đô thị hóa hết. D ...

Tài liệu được xem nhiều: