Đô thị trung tâm vùng: Quan niệm và một số nhân tố tác động
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 97.79 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất quan niệm về ĐTTT vùng đồng thời chỉ ra bản chất, các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của nó với mong muốn bổ sung cơ sở lí luận vào các công trình nghiên cứu về ĐTTT vùng vốn ít ỏi trước đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đô thị trung tâm vùng: Quan niệm và một số nhân tố tác động JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 168-174 ĐÔ THỊ TRUNG TÂM VÙNG: QUAN NIỆM VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG Phạm Ngọc Trụ Học viện Chính sách và Phát triển E-mail: phamngoctru@apd.edu.vn Tóm tắt. Các đô thị trung tâm vùng (ĐTTT vùng) tồn tại khách quan, là yêu cầu thực tiễn của phát triển đất nước và vùng hiện nay. Chính vì vậy nó đòi hỏi được xã hội thừa nhận, vun trồng và giám sát trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển ĐTTT vùng ở nước ta hiện nay còn hạn chế, từ đó gây nhiều trở ngại cho việc nhận thức về tầm quan trọng của ĐTTT dẫn tới việc hiểu chưa thống nhất, chưa chính xác về thực thể này trong quá trình phát triển. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất quan niệm về ĐTTT vùng đồng thời chỉ ra bản chất, các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của nó với mong muốn bổ sung cơ sở lí luận vào các công trình nghiên cứu về ĐTTT vùng vốn ít ỏi trước đó. Từ khóa: Đô thị trung tâm vùng, quan niệm, bản chất, nguồn lao động, kinh tế-xã hội, nhân tố.1. Mở đầu Hiện nay, trong nhiều văn bản mang tính pháp quy hoặc các công trình khoa học ởnước ta có nhắc tới thuật ngữ “đô thị trung tâm vùng” (ĐTTT vùng). Trong các công trìnhđó, ĐTTT vùng được hiểu là đô thị đóng vai trò đầu tàu trong việc tạo bộ khung, thúc đẩyphát triển kinh tế - xã hội của vùng. Như vậy, ĐTTT vùng có vai trò hết sức quan trọngđối với một lãnh thổ rộng lớn bao quanh nó. Tuy nhiên các vấn đề lí luận và thực tiễn vềĐTTT vùng ở nước ta còn chưa được quan tâm thỏa đáng. Chính vì vậy, việc làm rõ quanniệm về ĐTTT vùng cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển củanó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nhà nghiên cứu đô thị, các nhà hoạch địnhchính sách phát triển.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Quan niệm về đô thị trung tâm vùng Có rất nhiều quan niệm về ĐTTT vùng. Các lý thuyết về việc hình thành và pháttriển ĐTTT của các nhà nghiên cứu như W. Christaller, F. Perroux, Lê Bá Thảo,... là cơsở lý luận chính cho việc hình thành và phát triển các ĐTTT vùng. Xuất phát từ những lý168 Đô thị trung tâm vùng: quan niệm và một số nhân tố tác độngthuyết đó, trong thực tiễn phát triển ĐTTT vùng ở nước ta, một số tác giả đã đưa ra quanniệm về ĐTTT vùng: Trong đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước: “Tổ chức lãnh thổ Đồng bằngsông Hồng và các tuyến trọng điểm” do GS. Lê Bá Thảo chủ trì, các tác giả đã đưa ranhận định: “Cực tạo vùng hay thành phố “mẹ” (thủ phủ của vùng) đòi hỏi phải có nhiềuđiều kiện: đấy là một thành phố tập trung những chức năng thuộc khu vực thứ ba làmcho nó trở thành một trung tâm điều khiển, nhờ đó nó có sức thu hút và một sự lan tỏaảnh hưởng ra khắp vùng bao quanh”[4]. Mặc dù không trực tiếp sử dụng cụm từ “ĐTTTvùng” nhưng chúng ta có thể hiểu “cực tạo vùng” hay “thành phố “mẹ”, “thủ phủ vùng” ởđây chính là chỉ ĐTTT vùng. Tuy nhiên, ở trên mới chỉ là quan điểm về điều kiện để hìnhthành ĐTTT vùng chứ chưa phải là một quan niệm hoàn chỉnh về nó. Trong số các tài liệu mà chúng tôi thu thập được khi tiến hành nghiên cứu, bản báocáo tổng hợp của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về quy hoạch tổng thể phát triển TPNam Định trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Nam Đồng bằng sôngHồng có đưa ra khái niệm ĐTTT vùng: ĐTTT vùng là trung tâm của một mạng lưới cácđiểm dân cư đô thị, nông thôn bao quanh, nó có chức năng hạt nhân, khả năng tác động,ảnh hưởng đến sự phát triển của các đô thị, điểm dân cư nông thôn bao quanh và bảnthân nó cũng có nhu cầu nhận sự hỗ trợ của các đô thị, điểm dân cư nông thôn này [2]. Khái niệm trên đã chỉ ra được một số đặc điểm của ĐTTT vùng. Tuy vậy, theochúng tôi, khái niệm vẫn chưa làm nổi bật được ý nghĩa “trung tâm” của đô thị. Chính vì vậy, trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi đề xuất quan niệm về ĐTTTvùng như sau: ĐTTT vùng là đô thị có các ưu thế vượt trội về quy mô dân số, sức mạnh kinh tế,khoa học – công nghệ, có khả năng chi phối sự phát triển của các đô thị nhỏ hơn ở xungquanh với vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng.Trong mỗi vùng có thể có từ 1, 2 hoặc 3 ĐTTT, tùy vào đặc điểm riêng của vùng và phạmvi tác động của chúng thường bao trùm gần như toàn bộ lãnh thổ của vùng đó. Bản chất của ĐTTT vùng thể hiện qua vai trò (chức năng) của nó đối với phát triểnvùng lớn bao quanh nó. Chức năng của ĐTTT vùng được quy định bởi nhiều nhân tố nhưquy mô của đô thị, mối quan hệ với các đô thị xung quanh, chiến lược phát triển của Nhànước,. . . Các ĐTTT vùng thường mang tính đa chức năng, trong đó ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đô thị trung tâm vùng: Quan niệm và một số nhân tố tác động JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 168-174 ĐÔ THỊ TRUNG TÂM VÙNG: QUAN NIỆM VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG Phạm Ngọc Trụ Học viện Chính sách và Phát triển E-mail: phamngoctru@apd.edu.vn Tóm tắt. Các đô thị trung tâm vùng (ĐTTT vùng) tồn tại khách quan, là yêu cầu thực tiễn của phát triển đất nước và vùng hiện nay. Chính vì vậy nó đòi hỏi được xã hội thừa nhận, vun trồng và giám sát trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển ĐTTT vùng ở nước ta hiện nay còn hạn chế, từ đó gây nhiều trở ngại cho việc nhận thức về tầm quan trọng của ĐTTT dẫn tới việc hiểu chưa thống nhất, chưa chính xác về thực thể này trong quá trình phát triển. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất quan niệm về ĐTTT vùng đồng thời chỉ ra bản chất, các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của nó với mong muốn bổ sung cơ sở lí luận vào các công trình nghiên cứu về ĐTTT vùng vốn ít ỏi trước đó. Từ khóa: Đô thị trung tâm vùng, quan niệm, bản chất, nguồn lao động, kinh tế-xã hội, nhân tố.1. Mở đầu Hiện nay, trong nhiều văn bản mang tính pháp quy hoặc các công trình khoa học ởnước ta có nhắc tới thuật ngữ “đô thị trung tâm vùng” (ĐTTT vùng). Trong các công trìnhđó, ĐTTT vùng được hiểu là đô thị đóng vai trò đầu tàu trong việc tạo bộ khung, thúc đẩyphát triển kinh tế - xã hội của vùng. Như vậy, ĐTTT vùng có vai trò hết sức quan trọngđối với một lãnh thổ rộng lớn bao quanh nó. Tuy nhiên các vấn đề lí luận và thực tiễn vềĐTTT vùng ở nước ta còn chưa được quan tâm thỏa đáng. Chính vì vậy, việc làm rõ quanniệm về ĐTTT vùng cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển củanó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nhà nghiên cứu đô thị, các nhà hoạch địnhchính sách phát triển.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Quan niệm về đô thị trung tâm vùng Có rất nhiều quan niệm về ĐTTT vùng. Các lý thuyết về việc hình thành và pháttriển ĐTTT của các nhà nghiên cứu như W. Christaller, F. Perroux, Lê Bá Thảo,... là cơsở lý luận chính cho việc hình thành và phát triển các ĐTTT vùng. Xuất phát từ những lý168 Đô thị trung tâm vùng: quan niệm và một số nhân tố tác độngthuyết đó, trong thực tiễn phát triển ĐTTT vùng ở nước ta, một số tác giả đã đưa ra quanniệm về ĐTTT vùng: Trong đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước: “Tổ chức lãnh thổ Đồng bằngsông Hồng và các tuyến trọng điểm” do GS. Lê Bá Thảo chủ trì, các tác giả đã đưa ranhận định: “Cực tạo vùng hay thành phố “mẹ” (thủ phủ của vùng) đòi hỏi phải có nhiềuđiều kiện: đấy là một thành phố tập trung những chức năng thuộc khu vực thứ ba làmcho nó trở thành một trung tâm điều khiển, nhờ đó nó có sức thu hút và một sự lan tỏaảnh hưởng ra khắp vùng bao quanh”[4]. Mặc dù không trực tiếp sử dụng cụm từ “ĐTTTvùng” nhưng chúng ta có thể hiểu “cực tạo vùng” hay “thành phố “mẹ”, “thủ phủ vùng” ởđây chính là chỉ ĐTTT vùng. Tuy nhiên, ở trên mới chỉ là quan điểm về điều kiện để hìnhthành ĐTTT vùng chứ chưa phải là một quan niệm hoàn chỉnh về nó. Trong số các tài liệu mà chúng tôi thu thập được khi tiến hành nghiên cứu, bản báocáo tổng hợp của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về quy hoạch tổng thể phát triển TPNam Định trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Nam Đồng bằng sôngHồng có đưa ra khái niệm ĐTTT vùng: ĐTTT vùng là trung tâm của một mạng lưới cácđiểm dân cư đô thị, nông thôn bao quanh, nó có chức năng hạt nhân, khả năng tác động,ảnh hưởng đến sự phát triển của các đô thị, điểm dân cư nông thôn bao quanh và bảnthân nó cũng có nhu cầu nhận sự hỗ trợ của các đô thị, điểm dân cư nông thôn này [2]. Khái niệm trên đã chỉ ra được một số đặc điểm của ĐTTT vùng. Tuy vậy, theochúng tôi, khái niệm vẫn chưa làm nổi bật được ý nghĩa “trung tâm” của đô thị. Chính vì vậy, trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi đề xuất quan niệm về ĐTTTvùng như sau: ĐTTT vùng là đô thị có các ưu thế vượt trội về quy mô dân số, sức mạnh kinh tế,khoa học – công nghệ, có khả năng chi phối sự phát triển của các đô thị nhỏ hơn ở xungquanh với vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng.Trong mỗi vùng có thể có từ 1, 2 hoặc 3 ĐTTT, tùy vào đặc điểm riêng của vùng và phạmvi tác động của chúng thường bao trùm gần như toàn bộ lãnh thổ của vùng đó. Bản chất của ĐTTT vùng thể hiện qua vai trò (chức năng) của nó đối với phát triểnvùng lớn bao quanh nó. Chức năng của ĐTTT vùng được quy định bởi nhiều nhân tố nhưquy mô của đô thị, mối quan hệ với các đô thị xung quanh, chiến lược phát triển của Nhànước,. . . Các ĐTTT vùng thường mang tính đa chức năng, trong đó ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đô thị trung tâm vùng Nguồn lao động Kinh tế - xã hội Đô thị trung tâm vùng Phát triển đô thị trung tâm Nghiên cứu đô thị trung tâmGợi ý tài liệu liên quan:
-
40 trang 89 0 0
-
Bài giảng Địa lí lớp 12 bài 17: Lao động và việc làm - Trường THPT Bình Chánh
29 trang 31 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Quy Chế Từ Sơn
67 trang 31 0 0 -
Bài giảng Địa lý 7 bài 1: Dân số
17 trang 26 0 0 -
14 trang 26 0 0
-
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM ViỆC CHỈ CÓ THỂ LÀ BẰNG TIỀN?
31 trang 24 0 0 -
Nguồn lao động với phát triển kinh tế
25 trang 24 0 0 -
Nghiên cứu các nguồn lực phát triển kinh tế vùng Đông Bắc
9 trang 22 0 0 -
Tiểu luận phân tích Hình thái KTXH
31 trang 22 0 0 -
27 trang 21 0 0