Đô thị tuần hoàn và một số gợi ý cho thành phố Đà Nẵng
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 637.59 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Đô thị tuần hoàn và một số gợi ý cho thành phố Đà Nẵng" đã chỉ ra để phát triển được đô thị theo hướng tuần hoàn cần áp dụng cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu, phân tích và đề xuất các giải pháp phù hợp. Đối chiếu với thực tiễn, định hướng phát triển của Đà Nẵng, bài viết đã đề xuất gợi ý giải pháp để phát triển đô thị ở Đà Nẵng theo hướng tích hợp các nguyên tắc, giải pháp của kinh tế tuần hoàn vào đề án phát triển đô thị thông minh trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đô thị tuần hoàn và một số gợi ý cho thành phố Đà Nẵng ĐÔ THỊ TUẦN HOÀN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Lại Văn Mạnh Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Tóm tắt Phát triển đô thị theo hướng kinh tế tuần hoàn là một trong những cách tiếp cận đang được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới nhằm đáp ứng lại các áp lực ngày càng cao về khan hiếm tài nguyên, phát sinh chất thải. Bài viết đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về đô thị tuần hoàn, phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước. Theo đó, bài viết đã chỉ ra để phát triển được đô thị theo hướng tuần hoàn cần áp dụng cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu, phân tích và đề xuất các giải pháp phù hợp. Đối chiếu với thực tiễn, định hướng phát triển của Đà Nẵng, bài viết đã đề xuất gợi ý giải pháp để phát triển đô thị ở Đà Nẵng theo hướng tích hợp các nguyên tắc, giải pháp của kinh tế tuần hoàn vào đề án phát triển đô thị thông minh trong thời gian tới. 1. Mở đầu Thuật ngữ kinh tế tuần hoàn (KTTH) được đề cập từ những năm 1970 và ngày càng được sử dụng phổ biến, đến nay đã có nhiều nghiên cứu, hội thảo và quan niệm về khái niệm này (William McDonough, Circular Economy in Cities Evolving the model for a sustainable urban future, 2018). Theo Quỹ Ellen MacArthur (2015) thì kinh tế tuần hoàn là một hệ thống công nghiệp được phục hồi và tái tạo theo thiết kế, dựa trên ba nguyên tắc chính là bảo tồn và tăng cường vốn tự nhiên, tối ưu hóa năng suất tài nguyên và thúc đẩy hiệu quả của hệ thống (Andrew Morl, Delivering the circular economy: a toolkit for policymakers, 2015). Mô hình kinh tế tuyến tính (linear economy) chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất và vứt bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạo ra một lượng phế thải khổng lồ thì mô hình kinh tế tuần hoàn chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Việc tận dụng tài nguyên được thực hiện bằng nhiều hình thức như sửa chữa (repair), tái sử dụng (reuse), tái chế (recycle), và thay vì sở hữu vật chất thì hướng đến chia sẻ (sharing) hoặc cho thuê (leasing). Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn là cách tiếp cận hữu hiệu để giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường, tạo ra khả năng phục hồi lâu dài, cơ hội kinh doanh cũng như mang lại những lợi ích môi trường và 178 | xã hội (William McDonough, Circular Economy in Cities Evolving the model for a sustainable urban future, 2018). Tiếp cận đô thị tuần hoàn là cách tiếp cận tiềm năng để khởi động cho quá trình chuyển đổi để hướng đến kinh tế tuần hoàn. Tại Việt Nam, xu hướng đô thị hóa đang và sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ ở các thành phố kèm theo cả những hệ quả tích cực và tiêu cực, trong đó, các tác động tiêu cực về môi trường đô thị được dự báo là sẽ tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới. Do vậy, bài viết “Đô thị tuần hoàn và một số gợi ý cho thành phố Đà Nẵng” nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, tìm ra cách tiếp cận phù hợp và thảo luận về thực tiễn ở Đà Nẵng nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 2. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - Các cách tiếp cận được sử dụng trong nghiên cứu gồm: tiếp cận hệ thống kinh tế (Hình 1), tiếp cận từ dưới lên, tiếp cận từ trên xuống và tiếp cận dựa vào thị trường để phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự tham gia của tất cả các bên gồm sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, chính phủ và các tổ chức xã hội nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi sang đô thị tuần hoàn ở Việt Nam. Môi trường thiên nhiên Đã tái tuần hoàn (Rrp) Nguyên Chất thải (RP) Thải bỏ (RPd) Liệu Người sản xuất Hàng hoá (G) Thải bỏ Người tiêu thụ Chất thải (RCd) (RC) Đã tái tuần hoàn (Rrc) Môi trường thiên nhiên Hình 1. Tiếp cận hệ thống để nghiên cứu kinh tế tuần hoàn Nguồn: Bariel Field, năm 1994 - Phương pháp chính được sử dụng gồm: (i) Phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk study) được dùng để nghiên cứu từ các nguồn tài liệu đã công bố bởi cơ quan Chính phủ, tổ chức trong nước và quốc tế, các công bố của các nhà khoa học; (ii) tham vấn chuyên gia được sử dụng thông qua hình thức tham vấn với các chuyên | 179 gia trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế; các hiệp hội và doanh nghiệp về nhựa, giấy, trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp và dịch vụ môi trường, kinh tế môi trường, tác động chính sách thông qua các buổi họp, tọa đàm; (iii) phương pháp phân tích chính sách được sử dụng để chỉ ra sự tồn tại hoặc chưa tồn tại, sự phù hợp hoặc chưa phù hợp, tính đồng bộ và khoảng trống chính sách để thực hiện đô thị tuần hoàn. Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là nguồn thứ cấp được công bố chính thức của các cơ quan, đơn vị, cá nhân về chủ đề nghiên cứu. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Đô thị tuần hoàn Theo tổ chứcEllen Macathur Foundation (2015) thì nền kinh tế tuần hoàn là một hệ thống công nghiệp với sự phục hồi và tái tạo thông qua thiết kế dựa trên 3 nguyên tắc chính là (Andrew Morlet, 2015): (i) Bảo tồn và tăng cường vốn tự nhiên thông qua kiểm soát các tài sản hữu hạn và cân bằng các dòng tài nguyên tái tạo nhằm tạo đòn bẩy để tái tạo, số hóa và trao đổi; (ii) tối ưu hóa năng suất tài nguyên thông qua tuần hoàn các sản phẩm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đô thị tuần hoàn và một số gợi ý cho thành phố Đà Nẵng ĐÔ THỊ TUẦN HOÀN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Lại Văn Mạnh Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Tóm tắt Phát triển đô thị theo hướng kinh tế tuần hoàn là một trong những cách tiếp cận đang được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới nhằm đáp ứng lại các áp lực ngày càng cao về khan hiếm tài nguyên, phát sinh chất thải. Bài viết đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về đô thị tuần hoàn, phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước. Theo đó, bài viết đã chỉ ra để phát triển được đô thị theo hướng tuần hoàn cần áp dụng cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu, phân tích và đề xuất các giải pháp phù hợp. Đối chiếu với thực tiễn, định hướng phát triển của Đà Nẵng, bài viết đã đề xuất gợi ý giải pháp để phát triển đô thị ở Đà Nẵng theo hướng tích hợp các nguyên tắc, giải pháp của kinh tế tuần hoàn vào đề án phát triển đô thị thông minh trong thời gian tới. 1. Mở đầu Thuật ngữ kinh tế tuần hoàn (KTTH) được đề cập từ những năm 1970 và ngày càng được sử dụng phổ biến, đến nay đã có nhiều nghiên cứu, hội thảo và quan niệm về khái niệm này (William McDonough, Circular Economy in Cities Evolving the model for a sustainable urban future, 2018). Theo Quỹ Ellen MacArthur (2015) thì kinh tế tuần hoàn là một hệ thống công nghiệp được phục hồi và tái tạo theo thiết kế, dựa trên ba nguyên tắc chính là bảo tồn và tăng cường vốn tự nhiên, tối ưu hóa năng suất tài nguyên và thúc đẩy hiệu quả của hệ thống (Andrew Morl, Delivering the circular economy: a toolkit for policymakers, 2015). Mô hình kinh tế tuyến tính (linear economy) chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất và vứt bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạo ra một lượng phế thải khổng lồ thì mô hình kinh tế tuần hoàn chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Việc tận dụng tài nguyên được thực hiện bằng nhiều hình thức như sửa chữa (repair), tái sử dụng (reuse), tái chế (recycle), và thay vì sở hữu vật chất thì hướng đến chia sẻ (sharing) hoặc cho thuê (leasing). Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn là cách tiếp cận hữu hiệu để giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường, tạo ra khả năng phục hồi lâu dài, cơ hội kinh doanh cũng như mang lại những lợi ích môi trường và 178 | xã hội (William McDonough, Circular Economy in Cities Evolving the model for a sustainable urban future, 2018). Tiếp cận đô thị tuần hoàn là cách tiếp cận tiềm năng để khởi động cho quá trình chuyển đổi để hướng đến kinh tế tuần hoàn. Tại Việt Nam, xu hướng đô thị hóa đang và sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ ở các thành phố kèm theo cả những hệ quả tích cực và tiêu cực, trong đó, các tác động tiêu cực về môi trường đô thị được dự báo là sẽ tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới. Do vậy, bài viết “Đô thị tuần hoàn và một số gợi ý cho thành phố Đà Nẵng” nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, tìm ra cách tiếp cận phù hợp và thảo luận về thực tiễn ở Đà Nẵng nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 2. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - Các cách tiếp cận được sử dụng trong nghiên cứu gồm: tiếp cận hệ thống kinh tế (Hình 1), tiếp cận từ dưới lên, tiếp cận từ trên xuống và tiếp cận dựa vào thị trường để phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự tham gia của tất cả các bên gồm sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, chính phủ và các tổ chức xã hội nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi sang đô thị tuần hoàn ở Việt Nam. Môi trường thiên nhiên Đã tái tuần hoàn (Rrp) Nguyên Chất thải (RP) Thải bỏ (RPd) Liệu Người sản xuất Hàng hoá (G) Thải bỏ Người tiêu thụ Chất thải (RCd) (RC) Đã tái tuần hoàn (Rrc) Môi trường thiên nhiên Hình 1. Tiếp cận hệ thống để nghiên cứu kinh tế tuần hoàn Nguồn: Bariel Field, năm 1994 - Phương pháp chính được sử dụng gồm: (i) Phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk study) được dùng để nghiên cứu từ các nguồn tài liệu đã công bố bởi cơ quan Chính phủ, tổ chức trong nước và quốc tế, các công bố của các nhà khoa học; (ii) tham vấn chuyên gia được sử dụng thông qua hình thức tham vấn với các chuyên | 179 gia trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế; các hiệp hội và doanh nghiệp về nhựa, giấy, trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp và dịch vụ môi trường, kinh tế môi trường, tác động chính sách thông qua các buổi họp, tọa đàm; (iii) phương pháp phân tích chính sách được sử dụng để chỉ ra sự tồn tại hoặc chưa tồn tại, sự phù hợp hoặc chưa phù hợp, tính đồng bộ và khoảng trống chính sách để thực hiện đô thị tuần hoàn. Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là nguồn thứ cấp được công bố chính thức của các cơ quan, đơn vị, cá nhân về chủ đề nghiên cứu. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Đô thị tuần hoàn Theo tổ chứcEllen Macathur Foundation (2015) thì nền kinh tế tuần hoàn là một hệ thống công nghiệp với sự phục hồi và tái tạo thông qua thiết kế dựa trên 3 nguyên tắc chính là (Andrew Morlet, 2015): (i) Bảo tồn và tăng cường vốn tự nhiên thông qua kiểm soát các tài sản hữu hạn và cân bằng các dòng tài nguyên tái tạo nhằm tạo đòn bẩy để tái tạo, số hóa và trao đổi; (ii) tối ưu hóa năng suất tài nguyên thông qua tuần hoàn các sản phẩm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển đô thị tại Đà Nẵng Giải pháp phát triển đô thị Đà Nẵng Phát triển đô thị theo hướng tuần hoàn Phát triển đô thị thông minh Mô hình kinh tế tuần hoànGợi ý tài liệu liên quan:
-
1 trang 48 0 0
-
21 trang 46 1 0
-
59 trang 44 0 0
-
54 trang 38 0 0
-
Kinh tế tuần hoàn: một số lý luận cơ bản, kinh nghiệm của Trung Quốc và gợi mở đối với Việt Nam
11 trang 31 0 0 -
18 trang 28 0 0
-
8 trang 27 0 0
-
Vai trò của mô hình kinh tế tuần hoàn trong giảm thiểu biến đổi khí hậu
7 trang 25 0 0 -
Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế (Tập 2): Phần 1
422 trang 25 0 0 -
Phát triển nền kinh tế thông minh dựa trên đổi mới sáng tạo và hàm ý cho các đô thị của Việt Nam
3 trang 24 0 0