Danh mục

Vai trò của mô hình kinh tế tuần hoàn trong giảm thiểu biến đổi khí hậu

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 295.72 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Vai trò của mô hình kinh tế tuần hoàn trong giảm thiểu biến đổi khí hậu" thông qua tổng quan các nghiên đã có cũng như số liệu thống kê liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính để chỉ rõ vai trò của áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu cụ thể hơn đối với nhựa và một số điểm cần lưu ý trong chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của mô hình kinh tế tuần hoàn trong giảm thiểu biến đổi khí hậu RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT VAI TRÒ CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG GIẢM THIỂU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Trịnh Thị Tuyết Dung* Tóm tắt: Biến đổi khí hậu đang ngày càng có xu hướng gia tăng với nhiều hiện tượng cực đoan lệch khỏi quy luật trước đây ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người, xóa bỏ thành tựu của phát triển kinh tế trong thời gian dài. Báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu tiếp tục cảnh báo những tác động khôn lường của biến đổi khí hậu nếu không có động thái quyết liệt và mạnh mẽ hơn giảm lượng phát thải khí nhà kính. Tiếp cận mô hình kinh tế tuần hoàn trong khoảng 1 thập kỷ trở lại đây đã và đang được chứng minh là có hiệu quả trong giảm thiểu biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu. Bài viết thông qua tổng quan các nghiên đã có cũng như số liệu thống kê liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính để chỉ rõ vai trò của áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu cụ thể hơn đối với nhựa và một số điểm cần lưu ý trong chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn. Từ khóa: Giảm thiểu biến đổi khí hậu; Kinh tế tuần hoàn. 1. Đặt vấn đề Sự thay đổi vòng tuần hoàn nhiệt và ẩm của trái đất là nguyên nhân của ấm lên toàn cầu, mực nước biển tăng, băng tan là những xu hướng rõ rệt đã được quan sát trong vài thập kỷ trở lại đây. Nhiệt độ tăng nên lượng nước tham gia vào vòng tuần hoàn ẩm tăng lên, kéo theo mưa bão với cường độ lớn hơn, bất thường hơn, trong khi đó các khu vực khác lại chịu ảnh hưởng của khô hạn, hạn hán và cháy rừng với tần suất cao. Năm 2021, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu như Đức đã phải trải qua những đợt mưa lớn kéo dài và lũ lụt chưa có trong lịch sử hay nhiệt độ tăng cao đạt cực trị mới ở các quốc gia Địa Trung Hải như Italia, cháy rừng thảm khốc ở Thổ Nhĩ Kỳ. Những con số thực tế này minh chứng rõ ràng hơn cho những biểu hiện ngày càng khó lường với mức độ tàn phá lớn của biến đổi khí hậu (BĐKH). Giảm phát thải khí nhà kính (KNK) là mấu chốt quan trọng nhằm giảm thiểu BĐKH toàn cầu. Do đó, cần tìm ra mô hình kinh tế phù hợp giải quyết bài toán cân bằng giữa giảm phát thải và lợi ích kinh tế. Chính vì thế, trong khoảng 1 thập kỷ trở lại đây, các nghiên cứu về giảm thiểu biến đổi khí hậu chuyển sang khai thác việc chuyển đổi mô hình kinh tế tuyến tính sang chiều kinh tế tuần hoàn (KTTH) nhằm tăng hiệu suất của các quá trình sản xuất, giảm tối đa lượng chất thải ra môi * Thạc sĩ, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, email: tuyetdungsp@gmail.com. 37 QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG trường, từ đó giảm phát thải không cần thiết nhằm giữ vững kịch bản nhiệt độ trái đất tăng lên 1,5 độ C vào cuối thế kỷ. Để đạt được mục tiêu trên thì không chỉ cần sự nỗ lực của các ngành, lĩnh vực phát thải lớn mà phải có sự tham gia của tất cả các ngành, lĩnh vực có phát thải. 2. Tình hình nghiên cứu Các nghiên cứu xác định mối quan hệ, vai trò của mô hình kinh tế tuần hoàn trong giảm thiểu BĐKH thông qua giảm lượng phát thải khí nhà kính cho thấy tính hiệu quả trong giảm KNK khi thực hiện chiến lược kinh tế tuần hoàn. Có nghiên cứu mang tính tổng hợp về cách thức kinh tế tuần hoàn ứng phó với BĐKH(EMF, 2019) trong khi một số khác tập trung vào các lĩnh vực riêng lẻ như trong xây dựng (Gallego-Schmid và cộng sự, 2020), tái chế nhựa (Liu, Z. và cộng sự, 2018), chất thải sinh hoạt đô thị (Christis, M. và cộng sự, 2019), nông nghiệp (Gallego-Schmid,A. và cộng sự, 2020). Nghiên cứu của Lauselet và cộng sự (2017) xem xét và so sánh mức độ giảm CO2 của mô hình kinh tế tuần hoàn với các mô hình xử lý chất thải ngành năng lượng; quy trình thu giữ và lưu trữ cacbon; kịch bản chôn lấp. Nhìn chung, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa mô hình kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu BĐKH tập trung vào làm rõ mô hinh kinh tế tuần hoàn hữu ích như thế nào trong việc giảm phát thải KNK mà vẫn đạt được lợi ích về kinh tế. Một số các nghiên cứu khác lại so sánh hiệu quả giảm KNK và các ô nhiễm của mô hình KTTH với một số mô hình khác trong xử lý chất thải. Bài viết này sẽ tổng hợp và làm rõ hơn vai trò của việc thực hiện các chiến lược KTTH trong giảm thiểu BĐKH bao gồm hiệu quả trong giảm thiểu KNK và tăng cường khả năng thích ứng của hệ sinh thái. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Bối cảnh môi trường và biến đổi khí hậu Biểu hiện của BĐKH ở cấp độ toàn cầu ngày càng được quan sát rõ rệt và có thêm nhiều bằng chứng củng cố nhận định nguyên nhân của nó phần lớn do hoạt động của con người. Báo cáo mới nhất của IPCC (2021) một lần nữa đưa ra thông số về sự ấm lên của khí quyển, đại dương, các vùng đất và băng. Trong đó, nhiệt độ toàn cầu giai đoạn 2010-2019 tăng lên 0,8 đến 1,3 độ C so với giai đoạn 1850-1900; lượng mưa trung bình toàn cầu trên đất liền tăng nhanh hơn từ những năm 1980; Giảm diện tích sông băng và băng ở Bắc Cực từ những năm 1990; Đại dương ấm lên từ những năm 1970 do axit hóa đại dương toàn cầu; mực nước biển tăng 0,2m từ 1901 đến 2018; thay đổi khác trong sinh quyển (đới khí hậu có xu hướng di Nguồn: chuyển về 2 bán cầu, mùa sinh trưởng EMF,2019È kéo dài thêm trung bình 2 ngày/10 năm Hình 1: Giải quyết phát thải bị bỏ sót 38 RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT kể từ những năm 50); gia tăng các hiện tượng khí hậu và thời tiết cựu đoan ở nhiều khu vực trên toàn cầu (IPCC, 2021). Nguyên nhân chính được xác định là việc gia tăng hỗn hợp các loại KNK từ hoạt động của con người trong đó CO2 là nguyên nhân chủ yếu. Chỉ tính riêng 8 năm từ 2011 đến 2019, n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: