Danh mục

ĐOẠN DÂY THỪNG

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.30 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

- Bà cho tôi đoạn dây thừng. Khoảng dăm mét. - Ở đây nhiều loại, ông cần loại nào? - Loại bền bền ấy, càng trơn càng tốt. - Để làm gì? - Để treo cổ tự tử. Bà bán hàng, một người phốp pháp trạc năm mươi, ngừng nhai chiếc bánh rán đang ăn giở, lặng lẽ nhìn ông khách từ đầu đến chân. Một ông già có vẻ tử tế chứ chẳng phải điên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐOẠN DÂY THỪNG ĐOẠN DÂY THỪNG- Bà cho tôi đoạn dây thừng. Khoảng dăm mét.- Ở đây nhiều loại, ông cần loại nào?- Loại bền bền ấy, càng trơn càng tốt.- Để làm gì?- Để treo cổ tự tử.Bà bán hàng, một người phốp pháp trạc năm mươi, ngừng nhai chiếc bánh ránđang ăn giở, lặng lẽ nhìn ông khách từ đầu đến chân. Một ông già có vẻ tử tế chứchẳng phải điên. Rồi bới bới trong đống hàng, bà ta giơ lên cuộn dây ni-lông màuxanh to bằng chiếc đũa:- Ông gầy thế, chắc loại này cũng được?- Ừ, chắc thế, nhưng tôi vẫn muốn loại to hơn một chút. - Thế thì tôi không có. Ông sang bên hàng bà Lợi ở cuối phố, cạnh cây bàng ấy.- Bà kia thản nhiên đáp, và nhai nốt miếng bánh.- Cảm ơn bà. - Ông già nhỏ nhẹ nói rồi đi về phía được chỉ. Ông dừng lại mấy giâytrước cửa hàng bà Lợi, rồi bất chợt bỏ đi.“Cả đến cái chết của mình người ta cũng chẳng thèm quan tâm. Thậm chí khôngmảy may ngạc nhiên hay tò mò khi có người hỏi mua dây thắt cổ.” Ông già chuaxót nghĩ. Chính điều này làm ông thay đổi ý định. Ông chậm chạp chống gậy đi vềphía khu phố của mình, nơi có ô đất trống ông ưa thích và được mọi người gọi là“Vườn công cộng”.Cái “Vườn” ấy chỉ rộng già nửa sân bóng đá, lọt thỏm giữa mấy tòa nhà cao tầngmới mọc lên một cách khoa trương, kiêu ngạo nhìn xuống xung quanh bằng nhữngcon mắt cửa sổ nhôm kính sáng lóe vì ánh mặt trời. Chỉ một lối đi lát gạch đỏ, babồn hoa không người chăm sóc, mấy chiếc ghế đá và ít cây xanh. Nó hoàn toàntách biệt khỏi sự ồn ào của các phố cạnh, là ốc đảo yên tĩnh, dễ thương, dù nằm sátkhu phố cổ chật chội luôn sôi động. Buổi sáng là chỗ tập thể dục của những ngườiđứng tuổi, buổi chiều, tầm tan học, là nơi đùa nghịch của lũ trẻ. Trừ ban đêm thuộcquyền chiếm hữu của bọn nghiện ngập và các thành phần bất hảo khác, phần thờigian còn lại trong ngày thường chỉ lác đác vài ông già nhàn rỗi hoặc cô đơn nhưông.Nó chẳng phải công viên hoặc vườn hoa với đúng nghĩa của từ này. Đơn giản chỉlà một khoảng trống không hiểu sao còn tồn tại đến tận bây giờ, tuy lúc nào cũngđầy kẻ lăm le muốn chiếm. Năm ngoái, nếu người ta không kêu mạnh thì nó đã bịbiến thành chỗ xây ngôi nhà mười lăm tầng làm văn phòng cho thuê. Tuy thế, mốiđe dọa vẫn lơ lửng còn đó và không ai dám chắc sẽ giữ được bao lâu nữa.Ông nhắm mắt, ngả người lên thành ghế đá, hồi lâu suy nghĩ về chuyện vừa rồi.Ánh mặt trời cuối thu ấm áp làm ông nguôi ngoai dần, người như mềm ra một cáchdễ chịu, hơi buồn ngủ, và có lúc ông đã thiếp đi thật. Trên đời này ông chẳng cònai, chẳng còn gì ngoài chút nắng và khu vườn bé nhỏ này.Ngày nào ông cũng ra đây ngồi, từ khi uống xong tách cà phê đen ở quán cô Vui,cho đến giờ tới quán cơm bụi bà Thành Lác phố bên. Buổi chiều, nếu không ngủđược trong căn phòng ẩm lạnh, vắng vẻ nhưng rất gọn sạch của mình, ông diện bộcom lê cũ lạc mốt, đội mũ phớt rồi chống gậy đi lang thang các phố. Không chủ ýđi đâu hoặc gặp ai. Mà rồi ông cũng chẳng muốn gặp ai, dù đang cô đơn ghê gớm.Buổi tối ông đến vũ trường “Hoàng Hôn”, nơi vợ chồng ông trước đây khiêu vũmỗi tuần đều đặn ba lần vào thứ tư, thứ bảy và chủ nhật. Cái tên “Hoàng Hôn”chắc để chỉ câu lạc bộ dành cho người già, giá rẻ. Tuy nhiên, vì giá rẻ mà ngàycàng có nhiều thanh niên tìm đến chen lấn, làm các cụ ngượng ngập vì các kiểunhảy và cách cư xử của họ.Từ khi vợ chết, ông vẫn giữ lệ đến đây vào những ngày đã định, nhưng khôngkhiêu vũ, chỉ ngồi yên nhìn người khác, tận khi đóng cửa mới về. Vũ trường nàychỉ mở đến mười một giờ. Người ta coi ông như ông già lẩn thẩn, đến mức khôngbắt mua vé vào cửa. Một khách quen lịch sự và vô hại không nỡ không cho vào.Nhưng chẳng ai chú ý tới ông.Ông đã hơn bảy mươi. Ở lứa tuổi ấy người ta cảm thấy cô đơn và lạc lõng cũngbình thường, nhất là khi bên cạnh không còn ai thân thích. Nhưng với ông thìkhông đơn giản như vậy. Có thể nói cái cảm giác cô đơn ấy đã đeo đuổi ông gầnnhư cả cuộc đời. Cảm giác rằng mặc dù đã rất cố, cố hết sức để yêu mến, phục vụngười khác mà không hiểu sao người ta như cố tình giữ khoảng cách, thậm chí xalánh ông. Trong ông có cái gì khác người chăng? Không. Ông ăn ở không chânthành, đúng mực chăng? Không. Người ta còn luôn khen ông tốt, có học và lịch sự.Vậy thì vì sao? Chịu. Nếu trên đời này có số như người ta nói, thì có lẽ cái số ôngnó vậy. *Xuất thân từ một gia đình gia giáo và giàu có ở Hà Nội, năm bốn lăm, ở tuổi mườitám và đang học giở trường Canh Nông, với niềm say mê lý tưởng bồng bột củatuổi trẻ, ông từ bỏ gia đình theo cách mạng, sống chín năm ở chiến khu, khi quayvề thì cả nhà chẳng còn ai ở lại Việt Nam. Rồi vẫn bừng bừng nhiệt huyết cáchmạng trong đầu, trước đó không lâu ông được cử phụ trách chỉ đạo cải cách ruộngđất một huyện ở tỉnh H...Chà, cái huyện chiêm trũng ấy của tỉnh H. cùng những năm tháng kỳ cục ấy! Ở đó,ông đã ký lệnh bắt từng làng phải tìm bằng đủ số lượng địa chủ ông cần có, haychính xác hơn, cấp trên ông cần có. Ông ký giấy khiển trách, kỷ luật cán bộ nơinào ...

Tài liệu được xem nhiều: