Danh mục

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo - thực tiễn và xu thế phát triển

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.23 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (DNKNST). Bên cạnh thuận lợi là số vốn đầu tư của hoạt động khởi nghiệp không lớn nhưng lợi nhuận thu về của doanh nghiệp lại tương đối cao thì các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản pháp lý lớn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích thực tiễn và xu thế phát triển của DNKNST thời đại 4.0.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo - thực tiễn và xu thế phát triểnDOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO - THỰC TIỄN VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN ThS. Nguyễn Chu Du Trường Đại học Công đoàn Nguyễn Thị Thùy Dung Trường Đại học Luật Hà Nội Tóm tắt Làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng mạnh mẽ tới mọi mặt của đờisống kinh tế - xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (DNKNST).Bên cạnh thuận lợi là số vốn đầu tư của hoạt động khởi nghiệp không lớn nhưng lợinhuận thu về của doanh nghiệp lại tương đối cao thì các doanh nghiệp cũng phải đốimặt với nhiều khó khăn và rào cản pháp lý lớn. Trong phạm vi bài viết này, tác giảtập trung phân tích thực tiễn và xu thế phát triển của DNKNST thời đại 4.0. Từ khóa: Doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, cách mạng công nghiệp 4.0. 1. Khái quát về DNKNST Làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 tác động ngày càng mạnh mẽ tới mọimặt của đời sống kinh tế - xã hội. Doanh nghiệp trong thời kỳ này dựa trên động lựckhông có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo. Song, cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0 đang tạo ra nhiều thách thức khiến một số doanh nghiệp, một số ngành lạcnhịp về công nghệ phải thu hẹp đáng kể và bị đào thải. Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung đã đẩy mạnh hoạtđộng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup). Trong tiếng Anh, thuật ngữ “start-up”có hai nghĩa: Một là, phản ánh một trạng thái bắt đầu của một công việc kinh doanhhoặc một dự án; Hai là, một doanh nghiệp được thành lập để thực hiện ý tưởng trêncơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năngtăng trưởng nhanh. Theo nghiên cứu của Paul Graham, DNKNST là doanh nghiệpđược lập ra với kỳ vọng tăng trưởng nhanh. Tốc độ tăng trưởng gắn với ý tưởng sángtạo mới là yếu tố quan trọng nhất xác định đó là một doanh nghiệp khởi nghiệp. Cácyếu tố khác (như doanh nghiệp mới thành lập, thuộc lĩnh vực công nghệ, được quỹđầu tư rủi ro tài trợ, vv.) chỉ có ý nghĩa phụ trợ (Paul Graham, 2005). Theo MandelaSchumacher - Hodge cho rằng, đối với một doanh nghiệp khởi nghiệp thì tính đột phálà điều bắt buộc. DNKNST có thể tạo ra những thứ chưa hề có trên thị trường hoặctạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn. Công nghệ thường là đặc tínhtiêu biểu của sản phẩm từ một doanh nghiệp khởi nghiệp. Mặc dù, ngay cả khi sản210phẩm không dựa nhiều vào công nghệ, thì doanh nghiệp khởi nghiệp cũng cần ápdụng công nghệ để đạt được mục tiêu kinh doanh và tham vọng tăng trưởng (Lê XuânTrường, 2018). Tại Việt Nam khái niệm DNKNST mới được đưa vào văn bản chính thứcđầu tiên là “loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khaithác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới”( Quyết định số 844/QĐ–TTg ngày 18/5/2016). Trên thực tế, các quy định liên quan đến hỗ trợ doanhnghiệp khởi nghiệp đã xuất hiện từ những năm đầu 2010, khi Nghị định về trợgiúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chính phủ (Nghị định số56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009) được ban hành. Tuy nhiên hệ thống pháp lý hỗtrợ các doanh nghiệp khởi nghiệp được đề cập chính thức tại các văn bản quyphạm pháp luật của Việt Nam từ năm 2016, cho đến nay vẫn đang trong quá trìnhxây dựng và hoàn thiện. 2. DNKNST thực tiễn và xu thế phát triển 2.1. Hệ thống chính sách của Nhà nước về DNKNST Việt Nam thực hiện một số nhiệm vụ lớn, mang tính chiến lược đó là cơ cấulại nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và thực hiện mô hình tăng trưởng từ chủ yếudựa theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mởrộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả (Văn kiện Đại hội XI,2011). Nghị quyết Quốc hội cũng khẳng định: xác định mục tiêu tổng quát là tậptrung nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực phát triển, xác định trọngtâm chính sách của Chính phủ là vấn đề phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhântrong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài, cải thiện môi trường kinhdoanh (Quốc hội, 2016) Nghị quyết của Chính phủ với mục tiêu đặt ra là sẽ xâydựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững; cả nướccó ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp quy môlớn, nguồn lực mạnh; khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp khoảng 48 - 49% tổngsản phẩm quốc nội (GDP), khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; năng suất cácnhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp khoảng 30- 35% GDP; năng suất lao động xã hộităng khoảng 5%/năm. Hàng năm, khoảng 30- 35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạtđộng đổi mới sáng tạo (Chính phủ, 2016). Ngoài các văn bản chung về DNKNST các cơ quan Nhà nước đã ban hành cácvăn bản, quy định pháp luật về hỗ trợ khuyến khích các DNKNS ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: