Doanh nghiệp khởi nghiệp: Từ chính sách của chính phủ đến kinh nghiệp quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 417.64 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong khuôn khổ nghiên cứu nhỏ này, tác giả sẽ tổng hợp những cơ chế, chính sách của Chính phủ, đến những thuận lợi, khó khăn của Doanh nghiệp khởi nghiệp, cùng một vài kinh nghiệm từ thế giới từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách cho doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp khởi nghiệp: Từ chính sách của chính phủ đến kinh nghiệp quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP: TỪ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐẾN KINH NGHIỆP QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Nguyễn Thị Việt Nga* 1 TÓM TẮT: Trong thời gian qua, doanh nghiệp khởi nghiệp và chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển được Đảng và nhà nước ta dành nhiều sự quan tâm đặc biệt. “Khởi nghiệp” không chỉ đơn thuần là “bắt đầu sự nghiệp kinh doanh” như nghĩa gốc của nó. Hiện nay có nhiều khái niệm và cách hiểu về doanh nghiệp khởi nghiệp, có khái niệm cho rằng doanh nghiệp khởi nghiệp được hiểu là một doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu hoạt động bằng vốn từ chính người sáng lập, đang nỗ lực để tận dụng phát triển một hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà họ cho rằng thị trường đang có nhu cầu, tuy nhiên do doanh thu hạn chế hoặc do chi phí cao nên hầu hết các hoạt động quy mô nhỏ này không bền vững và thường thiếu sự đầu tư vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm. Trong khuôn khổ nghiên cứu nhỏ này, tác giả sẽ tổng hợp những cơ chế, chính sách của Chính phủ, đến những thuận lợi, khó khăn của Doanh nghiệp khởi nghiệp, cùng một vài kinh nghiệm từ thế giới từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách cho doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam. Từ khóa: Doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển bền vững, sáng tạo. công nghệ sáng tạo. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vào những năm 1990, doanh nghiệp khởi nghiệp chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ dotcom, và một trong doanh nghiệp khởi nghiệp thành công là amazon.com và eBay1. Gần đây (tháng 2/2016) Bộ Thương 2 mại và công nghiệp Ấn độ đã đưa ra khái niệm về doanh nghiệp khởi nghiệp nếu hội đủ các điều kiện như được thành lập, đăng ký hoạt động chưa quá 05 năm; Doanh thu tài chính mỗi năm không vượt quá 250 triệu Rupi; Hoạt động nhằm hướng tới sự đổi mới, phát triển, triển khai và thương mại hóa các sản phẩm mới, quy trình hoặc các dịch vụ dựa trên công nghệ hoặc sở hữu trí tuệ2. Tựu chung lại, doanh nghiệp khởi nghiệp 3 thường được hiểu là doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu của quá trình kinh doanh, thường là 5 năm đầu, có quy mô nhỏ, hoạt động nhằm hướng đến đổi mới, sáng tạo, sử dụng công nghệ để tạo ra sự đột phá, nhưng chưa chắc chắn về khả năng tạo doanh thu. Ở Việt nam hiện nay chưa thực sự có văn bản pháp luật nào chuẩn hóa khái niệm về doanh nghiệp khởi nghiệp. Dự thảo luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang xin ý kiến đã đưa ra khái niệm về khởi nghiệp và start up3, trong đó doanh nghiệp khởi nghiệp được hiểu là 4 doanh nghiệp đang trong quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình thành lập, vận hành, * Khoa Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam. 1 http://www.investopedia.com/terms/s/startup.asp 2 http://dipp.nic.in/English/Investor/startupindia/Definition_Startup_GazetteNotification.pdf 3 Theo Dự thảo Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Khái niệm “ Khởi nghiệp là quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán”. Khái niệm start up được sử dụng đối với khởi nghiệp sáng tạo, là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1093 với thời gian 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán; còn doanh nghiệp startup được hiểu là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong phạm vi bài viết, doanh nghiệp khởi nghiệp được dùng để chỉ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (start up). 2. MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Từ Đại hội VII đến nay, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó lực lượng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Nối tiếp chủ trương trên, ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết 14-NQ/TW về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Ngày 9/2/2010 ban hành Kết luận số 64- KL/TW về kết quả kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết 14-NQ/TW... Nội dung các văn kiện Đại hội XII của Đảng cũng đã chỉ rõ: Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, để hỗ trợ cho phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, tạo động lực quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể là: Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, DN khởi nghiệp; Tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh DN tư nhân để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để DN tư nhân tiếp cận bình đẳng mọi cơ hội, các nguồn lực, nhất là về vốn, đất đai, tài nguyên; Tăng cường trợ giúp để phát triển mạnh DNNVV, kinh tế hộ gia đình; Hỗ trợ DN khởi nghiệp. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi phát triển DNNVV như: Luật Đầu tư sửa đổi, Luật DN sửa đổi, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập DN, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Phá sản (sửa đổi), Luật Hải quan (sửa đổi), Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật Đầu tư công.... ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp khởi nghiệp: Từ chính sách của chính phủ đến kinh nghiệp quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP: TỪ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐẾN KINH NGHIỆP QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Nguyễn Thị Việt Nga* 1 TÓM TẮT: Trong thời gian qua, doanh nghiệp khởi nghiệp và chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển được Đảng và nhà nước ta dành nhiều sự quan tâm đặc biệt. “Khởi nghiệp” không chỉ đơn thuần là “bắt đầu sự nghiệp kinh doanh” như nghĩa gốc của nó. Hiện nay có nhiều khái niệm và cách hiểu về doanh nghiệp khởi nghiệp, có khái niệm cho rằng doanh nghiệp khởi nghiệp được hiểu là một doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu hoạt động bằng vốn từ chính người sáng lập, đang nỗ lực để tận dụng phát triển một hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà họ cho rằng thị trường đang có nhu cầu, tuy nhiên do doanh thu hạn chế hoặc do chi phí cao nên hầu hết các hoạt động quy mô nhỏ này không bền vững và thường thiếu sự đầu tư vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm. Trong khuôn khổ nghiên cứu nhỏ này, tác giả sẽ tổng hợp những cơ chế, chính sách của Chính phủ, đến những thuận lợi, khó khăn của Doanh nghiệp khởi nghiệp, cùng một vài kinh nghiệm từ thế giới từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách cho doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam. Từ khóa: Doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển bền vững, sáng tạo. công nghệ sáng tạo. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vào những năm 1990, doanh nghiệp khởi nghiệp chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ dotcom, và một trong doanh nghiệp khởi nghiệp thành công là amazon.com và eBay1. Gần đây (tháng 2/2016) Bộ Thương 2 mại và công nghiệp Ấn độ đã đưa ra khái niệm về doanh nghiệp khởi nghiệp nếu hội đủ các điều kiện như được thành lập, đăng ký hoạt động chưa quá 05 năm; Doanh thu tài chính mỗi năm không vượt quá 250 triệu Rupi; Hoạt động nhằm hướng tới sự đổi mới, phát triển, triển khai và thương mại hóa các sản phẩm mới, quy trình hoặc các dịch vụ dựa trên công nghệ hoặc sở hữu trí tuệ2. Tựu chung lại, doanh nghiệp khởi nghiệp 3 thường được hiểu là doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu của quá trình kinh doanh, thường là 5 năm đầu, có quy mô nhỏ, hoạt động nhằm hướng đến đổi mới, sáng tạo, sử dụng công nghệ để tạo ra sự đột phá, nhưng chưa chắc chắn về khả năng tạo doanh thu. Ở Việt nam hiện nay chưa thực sự có văn bản pháp luật nào chuẩn hóa khái niệm về doanh nghiệp khởi nghiệp. Dự thảo luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang xin ý kiến đã đưa ra khái niệm về khởi nghiệp và start up3, trong đó doanh nghiệp khởi nghiệp được hiểu là 4 doanh nghiệp đang trong quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình thành lập, vận hành, * Khoa Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam. 1 http://www.investopedia.com/terms/s/startup.asp 2 http://dipp.nic.in/English/Investor/startupindia/Definition_Startup_GazetteNotification.pdf 3 Theo Dự thảo Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Khái niệm “ Khởi nghiệp là quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán”. Khái niệm start up được sử dụng đối với khởi nghiệp sáng tạo, là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1093 với thời gian 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán; còn doanh nghiệp startup được hiểu là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong phạm vi bài viết, doanh nghiệp khởi nghiệp được dùng để chỉ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (start up). 2. MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Từ Đại hội VII đến nay, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó lực lượng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Nối tiếp chủ trương trên, ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết 14-NQ/TW về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Ngày 9/2/2010 ban hành Kết luận số 64- KL/TW về kết quả kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết 14-NQ/TW... Nội dung các văn kiện Đại hội XII của Đảng cũng đã chỉ rõ: Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, để hỗ trợ cho phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, tạo động lực quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể là: Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, DN khởi nghiệp; Tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh DN tư nhân để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để DN tư nhân tiếp cận bình đẳng mọi cơ hội, các nguồn lực, nhất là về vốn, đất đai, tài nguyên; Tăng cường trợ giúp để phát triển mạnh DNNVV, kinh tế hộ gia đình; Hỗ trợ DN khởi nghiệp. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi phát triển DNNVV như: Luật Đầu tư sửa đổi, Luật DN sửa đổi, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập DN, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Phá sản (sửa đổi), Luật Hải quan (sửa đổi), Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật Đầu tư công.... ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Doanh nghiệp khởi nghiệp Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh đầu tưGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 167 0 0
-
90 trang 91 0 0
-
Một số giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam
9 trang 63 0 0 -
Tạp chí Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 19/2017
23 trang 36 0 0 -
Từ khởi sự kinh doanh đến doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh An Giang
12 trang 34 0 0 -
Thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và mô hình
4 trang 33 0 0 -
Quyết định số 942/QĐ-BCT năm 2024
21 trang 33 0 0 -
Các yếu tố thành công then chốt đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
10 trang 32 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam
237 trang 32 0 0 -
Tạp chí Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 27/2018
24 trang 31 0 0