Danh mục

Doanh nghiệp - mắt xích quan trọng và là khâu đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.62 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra các kiến nghị về cơ chế, chính sách cũng như đề xuất các giải pháp từ phía cơ sở GDNN và doanh nghiệp nhằm phát triển sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo nghề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp - mắt xích quan trọng và là khâu đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao DOANH NGHIỆP - MẮT XÍCH QUAN TRỌNG VÀ LÀ KHÂU ĐỘT PHÁ TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Nguyễn Thị Mỹ Hạnh* TÓM TẮT: Hợp tác nhà trường - doanh nghiệp là một giải pháp quan trọng để nâng cao kỹ năng nghề cho sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Bài viết dưới đây đánh giá thực trạng hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) hiện nay và từ phân tích những khó khăn trong hợp tác nhà trường và doanh nghiệp từ góc nhìn của doanh nghiệp, người học và cơ sở GDNN, bài viết đưa ra các kiến nghị về cơ chế, chính sách cũng như đề xuất các giải pháp từ phía cơ sở GDNN và doanh nghiệp nhằm phát triển sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo nghề. Từ khóa: hợp tác, gắn kết, doanh nghiệp, giáo dục nghề nghiệp, thực trạng giải pháp. I. Thực trạng hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong GDNN Trước những thách thức và cơ hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, GDNN cần có những chuyển biến thích nghi với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn tới, cần gắn kết, phát huy ưu điểm của việc liên kết các bên trong đào tạo. Trong chiến lược phát triển của mình, một số trường đào tạo nghề đã xác định phát triển mối liên kết doanh nghiệp là một trong những giải pháp then chốt để đột phá nhằm: - Khai thác tối đa ưu thế trang thiết bị, kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp của doanh nghiệp trong việc triển khai thực tập nghề nghiệp cho học sinh sinh viên và nhà giáo; - Khai thác nhu cầu việc làm cho học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là việc làm đáp ứng nhu cầu chất lượng cao cho doanh nghiệp; - Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất tại doanh nghiệp. Luật Giáo dục nghề nghiệp ban hành có hiệu lực từ 7/2015 đã quy định cụ thể quyền của doanh nghiệp trong hoạt động GDNN tại Điều 51 với các nội dung cụ thể về cho phép doanh nghiệp được thành lập cơ sở GDNN; được Nhà nước * Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt 297 hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người khuyết tật vào học tập và làm việc cho doanh nghiệp; được phối hợp với các cơ sở hoạt động GDNN khác để tổ chức đào tạo các trình độ; quy định các khoản chi cho hoạt động đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế… Ngoài ra, còn có các văn bản khác hướng dẫn thực thi Luật Giáo dục nghề nghiệp: Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật GDNN; Thông tư số 29/2017/ TT-BLĐTBXH “Quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo” quy định, nhà trường và doanh nghiệp có thể liên kết tổ chức đào tạo. Trong đó, doanh nghiệp đảm nhận 40% chương trình đào tạo; Công văn số 786/LĐTBXH- TCGDNN về việc “Gắn kết GDNN với doanh nghiệp”… Kết quả đạt được: Trong thời gian qua, sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề đã có chuyển biến tích cực. Gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp có nhiều ưu điểm như người học nghề được học những nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp; các kiến thức và kỹ năng nghề mà người học được đào tạo đáp ứng được lợi ích của cả người học và người sử dụng lao động. Người học nghề ngoài việc học lý thuyết nghề tại trường còn được thực tập ngay trên các máy móc, thiết bị đang sử dụng tại doanh nghiệp, giúp cho người học có thể vận dụng được những kiến thức đã học, đồng thời nâng cao được kỹ năng nghề. Việc gắn kết đào tạo trên đã làm tăng mối quan hệ hiểu biết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Cơ sở GDNN không phải tăng đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị thực hành, người học có thể tiếp thu bài học nhanh hơn. Doanh nghiệp có thể sử dụng được những học sinh học nghề để tạo ra những sản phẩm mới hoặc có cơ hội lựa chọn được những người lao động có ý thức, kỷ luật và kỹ năng tay nghề tốt cho mình, giảm hiện tượng phải đào tạo lại cho phù hợp với thực tiễn tại doanh nghiệp. Có nhiều hình thức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, như tổ chức cho học sinh sinh viên thực tập, hỗ trợ đầu tư trang thiết bị thực tập nghề cho cơ sở GDNN; doanh nghiệp đặt hàng cơ sở GDNN đào tạo và các hoạt động hợp tác khác để nâng cao chất lượng đào tạo. Nhiều trường và doanh nghiệp phối hợp để học sinh sinh viên sau khi học lý thuyết tại trường được thực tập, thực hành tại doanh nghiệp. Các trường còn phối hợp với doanh nghiệp để tổ chức cho giáo viên đi thực tế tại các công trình, trực tiếp hướng dẫn sinh viên ngay tại hiện trường. Các cơ sở GDNN và doanh nghiệp có nhiều hình thức đào tạo rất linh hoạt thông qua chuỗi liên kết đào tạo tại các doanh nghiệp thành viên trong cùng tập đoàn (đào tạo tại chỗ làm việc - liên kết nội bộ). Một số doanh nghiệp đã trực tiếp đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở GDNN để có thể đào tạo được những nghề ở những trình độ doanh nghiệp mong muốn, như các doanh nghiệp ô tô (TOYOTA Việt Nam, Huyndai...). 298 Hình thức đào tạo theo hợp đồng đang trở thành xu hướng hiện nay trong hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, thông qua việc thống nhất từ khâu tuyển sinh, nội dung, mục tiêu, chương trình đào tạo, đến mô hình dạy nghề… Ngoài sự hợp tác trong đào tạo, giữa nhà trường và doanh nghiệp có sự phối hợp tư vấn nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên. Về phía doanh nghiệp, đó là tư vấn về những công việc, những yêu cầu mà một người lao động cần có, để từ đó học sinh có thể lựa chọn nghề học phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Về phía nhà trường, đó là tư vấn, giới thiệu về khả năng thu hút lao động của doanh nghiệp; tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận các thông tin về doanh nghiệp để họ có thể đến làm việc trư ...

Tài liệu được xem nhiều: