Doanh nghiệp: Tìm đường sống
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 99.74 KB
Lượt xem: 31
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Vốn eo hẹp, thị phần co cụm, hàng tồn kho ngày càng nhiều, chi phí đầu vào tăng…; giữa muôn trùng khó khăn như thế, nhiều doanh nghiệp phải tìm lối thoát bằng những cách làm táo bạo. Sức mua đã và đang giảm khá mạnh nhưng thị trường tiêu thụ trong nước vẫn còn “dư địa”. Nhận thấy điều đó, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chọn phân khúc thị trường hợp lý và hướng tiếp cận khách hàng mới lạ, qua đó kỳ vọng chuyện làm ăn sẽ khởi sắc.
Mới lạ hơn Trong khi đại bộ phận DN dùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp: Tìm đường sống Doanh nghiệp: Tìm đường sống Vốn eo hẹp, thị phần co cụm, hàng tồn kho ngày càng nhiều, chi phí đầu vào tăng…; giữa muôn trùng khó khăn như thế, nhiều doanh nghiệp phải tìm lối thoát bằng những cách làm táo bạo. Sức mua đã và đang giảm khá mạnh nhưng thị trường tiêu thụ trong nước vẫn còn “dư địa”. Nhận thấy điều đó, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chọn phân khúc thị trường hợp lý và hướng tiếp cận khách hàng mới lạ, qua đó kỳ vọng chuyện làm ăn sẽ khởi sắc. Mới lạ hơn Trong khi đại bộ phận DN dùng quảng cáo, truyền thông để đưa sản phẩm đến gần người tiêu dùng thì Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Quốc tế (ICC) hạn chế tối đa chi phí cho hoạt động marketing, PR mà chọn cách tiếp cận khách hàng bằng con đường… truyền miệng. “Sản phẩm của ICC là đồ vệ sinh răng miệng và chất tẩy rửa, cùng ngành hàng với các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, P&G. Họ có nhiều ưu thế và chiếm phần lớn thị phần, chúng tôi không thể đối đầu cạnh tranh trực tiếp với họ nên chọn những thị trường ngách, nơi mà họ chưa bao quát hết. Tôi tin rằng đây là hướng đi tốt, người tiêu dùng sẽ không quay lưng”. Ba năm trở lại đây, người tiêu dùng ở các tỉnh từ miền Trung trở vào đã quen với hình ảnh nhân viên của ICC mang hàng ra chợ, giới thiệu tại chỗ và bán trực tiếp cho khách. Với sự trở lại của nhãn hiệu kem đánh răng Dạ Lan, ICC được nhiều khách hàng nhiệt tình ủng hộ. Sau 3 năm đi “bán hàng rong”, doanh số của công ty tăng khá tốt, đã dần phục hồi sau một thời gian dài sóng gió. Đang đà phát triển, ICC hướng đến việc xây dựng hệ thống bán hàng căn cơ hơn. “Hàng vào siêu thị phải chịu lép vế vì các công ty đa quốc gia đã mua hết những vị trí đẹp, mặt tiền. Bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng chỉ là giải pháp ngắn hạn, về lâu dài phải thiết lập hệ thống phân phối. Không vào được các cửa hàng, đại lý lớn, ICC chọn các nhà bán sỉ quy mô nhỏ làm nhà phân phối và đẩy mạnh hệ thống nhân viên bán hàng. “Với kế hoạch này, chúng tôi không tốn nhiều chi phí mà chủ yếu thay đổi cách thức kinh doanh. Lợi nhuận sẽ được ưu tiên trích cho các khoản hoa hồng, chiết khấu, thưởng doanh số, thưởng trưng bày… cho đại lý, nhân viên. Hiện công ty đang xây dựng hệ thống đại lý và xúc tiến đầu tư nhà máy trị giá 10 triệu USD ở Myanmar để sản xuất, bán hàng tại đây” - ông Nhơn nói. Chuyên nghiệp và đột phá hơn Suy thoái kinh tế đặt DN vào tình thế phải làm mới mình để tồn tại. Riêng ngành quảng cáo, sự ảnh hưởng bởi kinh tế ảm đạm thể hiện rõ ràng hơn. Ngoại trừ một vài công ty quảng cáo lớn vẫn duy trì được mức tăng trưởng 5% - 10% trong 3 tháng đầu năm, hầu hết các công ty quảng cáo phải cật lực làm mới để giữ mối và săn tìm thêm hợp đồng. Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc Công ty CP Quảng cáo Âu Lạc, việc này không dễ bởi khách hàng mong muốn hiệu quả mang lại từ quảng cáo cao hơn, đòi hỏi công ty quảng cáo phải chuyên nghiệp hơn. Giai đoạn này, bên cạnh lợi nhuận, việc giữ và chăm sóc khách hàng được ưu tiên hàng đầu, song song đó là sắp xếp nhân sự, tạo môi trường làm việc thân thiện để khích lệ tinh thần nhân viên nhằm tạo sự ổn định. Ngoài ra, đơn vị đang hợp tác với một số DN dệt may để mở siêu thị, cửa hàng phục vụ nhu cầu mua sắm của công nhân lao động tại DN và cụm dân cư tại chỗ, bước đầu mang lại hiệu quả khá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghiệp: Tìm đường sống Doanh nghiệp: Tìm đường sống Vốn eo hẹp, thị phần co cụm, hàng tồn kho ngày càng nhiều, chi phí đầu vào tăng…; giữa muôn trùng khó khăn như thế, nhiều doanh nghiệp phải tìm lối thoát bằng những cách làm táo bạo. Sức mua đã và đang giảm khá mạnh nhưng thị trường tiêu thụ trong nước vẫn còn “dư địa”. Nhận thấy điều đó, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chọn phân khúc thị trường hợp lý và hướng tiếp cận khách hàng mới lạ, qua đó kỳ vọng chuyện làm ăn sẽ khởi sắc. Mới lạ hơn Trong khi đại bộ phận DN dùng quảng cáo, truyền thông để đưa sản phẩm đến gần người tiêu dùng thì Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Quốc tế (ICC) hạn chế tối đa chi phí cho hoạt động marketing, PR mà chọn cách tiếp cận khách hàng bằng con đường… truyền miệng. “Sản phẩm của ICC là đồ vệ sinh răng miệng và chất tẩy rửa, cùng ngành hàng với các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, P&G. Họ có nhiều ưu thế và chiếm phần lớn thị phần, chúng tôi không thể đối đầu cạnh tranh trực tiếp với họ nên chọn những thị trường ngách, nơi mà họ chưa bao quát hết. Tôi tin rằng đây là hướng đi tốt, người tiêu dùng sẽ không quay lưng”. Ba năm trở lại đây, người tiêu dùng ở các tỉnh từ miền Trung trở vào đã quen với hình ảnh nhân viên của ICC mang hàng ra chợ, giới thiệu tại chỗ và bán trực tiếp cho khách. Với sự trở lại của nhãn hiệu kem đánh răng Dạ Lan, ICC được nhiều khách hàng nhiệt tình ủng hộ. Sau 3 năm đi “bán hàng rong”, doanh số của công ty tăng khá tốt, đã dần phục hồi sau một thời gian dài sóng gió. Đang đà phát triển, ICC hướng đến việc xây dựng hệ thống bán hàng căn cơ hơn. “Hàng vào siêu thị phải chịu lép vế vì các công ty đa quốc gia đã mua hết những vị trí đẹp, mặt tiền. Bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng chỉ là giải pháp ngắn hạn, về lâu dài phải thiết lập hệ thống phân phối. Không vào được các cửa hàng, đại lý lớn, ICC chọn các nhà bán sỉ quy mô nhỏ làm nhà phân phối và đẩy mạnh hệ thống nhân viên bán hàng. “Với kế hoạch này, chúng tôi không tốn nhiều chi phí mà chủ yếu thay đổi cách thức kinh doanh. Lợi nhuận sẽ được ưu tiên trích cho các khoản hoa hồng, chiết khấu, thưởng doanh số, thưởng trưng bày… cho đại lý, nhân viên. Hiện công ty đang xây dựng hệ thống đại lý và xúc tiến đầu tư nhà máy trị giá 10 triệu USD ở Myanmar để sản xuất, bán hàng tại đây” - ông Nhơn nói. Chuyên nghiệp và đột phá hơn Suy thoái kinh tế đặt DN vào tình thế phải làm mới mình để tồn tại. Riêng ngành quảng cáo, sự ảnh hưởng bởi kinh tế ảm đạm thể hiện rõ ràng hơn. Ngoại trừ một vài công ty quảng cáo lớn vẫn duy trì được mức tăng trưởng 5% - 10% trong 3 tháng đầu năm, hầu hết các công ty quảng cáo phải cật lực làm mới để giữ mối và săn tìm thêm hợp đồng. Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc Công ty CP Quảng cáo Âu Lạc, việc này không dễ bởi khách hàng mong muốn hiệu quả mang lại từ quảng cáo cao hơn, đòi hỏi công ty quảng cáo phải chuyên nghiệp hơn. Giai đoạn này, bên cạnh lợi nhuận, việc giữ và chăm sóc khách hàng được ưu tiên hàng đầu, song song đó là sắp xếp nhân sự, tạo môi trường làm việc thân thiện để khích lệ tinh thần nhân viên nhằm tạo sự ổn định. Ngoài ra, đơn vị đang hợp tác với một số DN dệt may để mở siêu thị, cửa hàng phục vụ nhu cầu mua sắm của công nhân lao động tại DN và cụm dân cư tại chỗ, bước đầu mang lại hiệu quả khá.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Doanh nghiệp với những khó khăn thách thức thực trạng phát triển doanh nghiệp giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ nền kinh tế thị trường phát triển kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 269 0 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 214 0 0 -
Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
132 trang 193 0 0 -
167 trang 184 1 0
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin (Dành cho bậc đại học hệ chuyên lý luận chính trị): Phần 1
240 trang 179 0 0 -
Hoàn thiện pháp luật về ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Phần 1
190 trang 173 0 0 -
Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Dùng cho hệ cao đẳng nghề - Tái bản lần thứ ba): Phần 2
98 trang 171 0 0 -
Những lợi thế và khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế miền tây Nghệ An
5 trang 149 0 0 -
Bài giảng Chính trị - Bài 5: Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam
33 trang 122 0 0 -
Mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương tại Việt Nam
19 trang 121 0 0