Danh mục

Độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 532.17 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ tính độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930). Trên cơ sở đó, phân tích để rút ra ý nghĩa của nó với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mớiPhần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA VỚI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI ThS. Nguyễn Thị Thu Dung Trường Đại học Hoa Lư Tóm tắt Độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo là một trong các thành tố, tố chất thẩm mỹ quan trọng nhất thuộc cấu trúc nhân cách chủ quan của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930),thành tố, tố chất thẩm mỹ đó được tập trung thể hiện rõ nét và điều đó có ý nghĩa quan trọng, sâu sắc với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới hiện nay. Bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ tính độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930). Trên cơ sở đó, phân tích để rút ra ý nghĩa của nó với công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới hiện nay. Từ khóa: Độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo, Đảng Cộng sản Việt Nam, thời kỳ đổi mới.I. MỞ ĐẦU Cách đây tròn 100 năm, Nguyễn Ái Quốc đến chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấycon đường cứu nước và giải phóng dân tộc. Trong quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác -Lênin vào phong trào yêu nước, phong trào công nhân trong nước, với định hướng mụctiêu là sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, gieo hạt giống cách mạng đầu tiên cho khắpbốn phương trời Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) thểhiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo. Với những hoạt động độc lập, tự chủ, sáng tạo,kiên trì, bền bỉ, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản dẫntới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930). Trong bối cảnh, tình hìnhquốc tế và dân tộc với nhiều chuyển biến phức tạp, khó lường như hiện nay, đứng trướcnhiều cơ hội và thách thức, Đảng ta cần tiếp tục nâng cao tinh thần chủ động, sáng tạotrong xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới để Việt Nam ngày một giàu đẹp, văn minh.|336 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)II. NỘI DUNG2.1. Độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minhtrong cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam a. Chủ động, sáng tạo trong quyết định ra đi tìm đường cứu nước Ngay sau khi thực dân Pháp vào xâm luợc nước ta, hàng loạt các cuộc đấu tranhchồng pháp diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. Nổi bật như phong trào đấu tranh của TrươngĐịnh, Nguyễn Trung Trực,… đặc biệt là phong trào Cần vương do Vua Hàm Nghi vàTôn Thất Thuyết khởi xướng. Tuy nhiên các phong trào đều bị thực dân Pháp dập tắt.Sự thất bại của phong trào Cần vương đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn các phong tràochống Pháp theo khuynh hướng phong kiến. Lúc này, nhiều người yêu nước Việt Namhướng ra nước ngoài, tìm đến những con đường mới để giải phóng dân tộc như conđường Duy Tân của Nhật Bản (1860), con đường Cách mạng tư sản Pháp (1789), conđường Cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc (1911)... Gặp gỡ nhiều vị các mạng tiềnbối, khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Đình phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan BộiChâu, Phan Châu Trinh,... nhưng Nguyễn Ái Quốc không tán thành con đường cứunước của họ. Với mối quan hệ thân tình, Phan Bội Châu đã muốn đưa Nguyễn Ái Quốcvà một số thanh niên sang Nhật, nhưng Nguyễn Ái Quốc đã quyết định không đi theo conđường cách mạng này1. Với suy nghĩ độc lập, tự chủ, Nguyễn Ái Quốc thấy được những hạn chế của conđường cứu nước mà các nhà cách mạng tiền bối lựa chọn cũng như sự bất lực của các tràolưu tư tưởng cải lương từ Trung Quốc, Nhật Bản ảnh hưởng vào nước ta. Qua đó, Ngườinhận thấy rõ phải tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Khác vớitư tưởng hướng về phương Đông như cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn ÁiQuốc quyết định sang phương Tây, nơi đang sống của kẻ thù. Mục đích xuất dương củaNgười cũng khác. Nếu như Cụ Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật để đánh Pháp (khácnào đuổi hổ cửa truớc, ruớc beo cửa sau), Cụ Phan Châu Trinh muốn cải cách xã hội, yêucầu người Pháp trả tự do (khác gì xin giặc rủ lòng thương). Nguyễn Ái Quốc sang phươngTây để tìm con đường cứu nước cho dân tộc. Ngày 5/6/1911, với cái tên Nguyễn Văn Ba, Người đã bắt đầu hành trình đếnphương Tây mang theo hoài bão, khát vọng tìm kiếm con đường mang đến độc lập choTổ quốc. Việc lựa chọn hướng đi đúng đắn là dấu ấn quan trọng đầu tiên thể hiện tính độc1 Trần Dân Tiên (2005), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Nghệ An,tr.13. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: