Đối chiếu biện pháp tu từ ngoa dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 390.60 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Qua khảo sát 200 câu thành ngữ sử dụng biện pháp tu từ ngoa dụ, bài báo đã đối chiếu và đưa ra một số nhận xét về sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu từ ngoa dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt trên các bình diện kết cấu, đặc điểm ngữ nghĩa nhằm giúp cho việc vận dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập tiếng Trung được tốt hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đối chiếu biện pháp tu từ ngoa dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt ĐỐI CHIẾU BIỆN PHÁP TU TỪ NGOA DỤ TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế Tóm tắt: Qua khảo sát 200 câu thành ngữ sử dụng biện pháp tu từ ngoa dụ, bài báo đã đối chiếu và đưa ra một số nhận xét về sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu từ ngoa dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt trên các bình diện kết cấu, đặc điểm ngữ nghĩa nhằm giúp cho việc vận dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập tiếng Trung được tốt hơn. Từ khóa: thành ngữ, tu từ, ngoa dụ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngôn ngữ là tài sản lâu đời và vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Mọi tinh hoa về văn hóa, kinh nghiệm trong lao động sản xuất của mỗi đất nước đều được đúc kết và tái hiện thông qua ngôn ngữ. Sự độc đáo của ngôn ngữ không chỉ thể hiện thông qua tầng nghĩa của từng con chữ mà còn được thể hiện qua cách phối hợp sử dụng các phương tiện ngôn ngữ hay nói đúng hơn là các biện pháp tu từ. Có rất nhiều biện pháp tu từ, có thể kể đến như biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, ngoa dụ, đối xứng trong đó biện pháp tu từ ngoa dụ thường được nhắc đến như là đỉnh cao của việc sử dụng ngôn từ nhằm tạo ra tác dụng gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh, nổi bật ý nghĩa của lời nói. Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu biện pháp tu từ ngoa dụ trong các lĩnh vực đời sống hàng ngày, trong ngôn ngữ chính luận, trong ca dao hay văn thơ trữ tình; song chưa có công trình nghiên cứu về biện pháp tu từ ngoa dụ trong thành ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt theo phương pháp đối chiếu. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của bài báo này, chúng tôi tập trung “Đối chiếu sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu từ ngoa dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt” trên bình diện cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa. 2. BIỆN PHÁP TU TỪ NGOA DỤ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT 2.1. Biện pháp tu từ ngoa dụ trong tiếng Hán Trong tiếng Hán, biện pháp này gọi là khoa trương, tức cố ý nói quá sự thật, miêu tả khuyếch đại hay thu nhỏ đối với người hay sự vật khách quan. Biện pháp khoa trương được phân thành 3 loại cơ bản: khuyếch đại, thúc tiểu và siêu tiền[7]. - Khoa trương khuyếch đại tức cố ý tả một sự vật bình thường trở nên lớn, nhiều, nhanh, cao, dài, mạnh. Ví dụ: 隔壁千家醉, Cách vách thiên gia túy, 开坛十里香 。 Khai hũ thập lí hương. (Vị rượu đậm đà đến mức khiến người ngàn nhà đều say, hương rượu thơm đến mức vừa mở hũ đã khiến người trong mười dặm đều ngửi thấy). Như vậy, sự thơm ngon của Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(34)/2015: tr. 80-87 ĐỐI CHIẾU SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ NGOA DỤ... 81 vị rượu và hương rượu ở đây được miêu tả một cách quá lời khi chưa uống mà đã có thể khiến người ngàn nhà đều say và người trong mười dặm đều ngửi thấy. - Khoa trương thúc tiểu tức cố ý tả một sự vật bình thường trở nên nhỏ, ít, chậm, thấp, ngắn, yếu. Ví dụ: 可是当兵一当三四年,打仗总打了百十回吧,身上一根汗毛也没碰断。刘白羽 《无敌三勇士》) Làm lính đã ba bốn năm rồi, chiến đấu đã hơn trăm trận rồi, trên người một sợi lông tơ cũng chưa hề đứt. (Lưu Bạch Vũ – Tam dũng sĩ vô địch) Cách miêu tả công cuộc đánh trận vô cùng gian nan, hàng trăm trận mà đến một sợi lông tơ cũng chưa hề đứt thì quả là vô cùng phi lý. - Khoa trương siêu tiền tức trong hai sự việc, cố ý nói sự việc xuất hiện sau thành sự việc xuất hiện trước hoặc đồng thời xuất hiện. 农民们都说:看见这样鲜绿的苗,就嗅出白面包的香味儿来了。 Người nông dân thường nói: trông thấy mạ xanh tươi như thế, đã ngửi thấy mùi thơm của bánh bao rồi. Cây mạ đang còn xanh, chưa phát triển thành cây lúa để gặt mà người nông dân đã ngửi thấy mùi thơm của bánh bao rồi. Đây chính là thủ pháp thể hiện cảm xúc liên tưởng của người nông dân khi nghĩ đến thành quả sau này. 2.2. Biện pháp tu từ ngoa dụ tiếng Việt Trong tiếng Việt, biện pháp này còn được gọi là phóng đại, khoa trương hay thậm xưng. Tác giả Cù Đình Tú trong “Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt” cho rằng: khoa trương là cách tu từ dùng sự cường điệu qui mô của đối tượng được miêu tả so với những biểu hiện bình thường nhằm mục đích nhấn mạnh ý và làm nổi rõ bản chất của hiện tượng [5]. Ví dụ: “Bông chi thơm lạ thơm lùng Thơm cây thơm rễ, người trồng cũng thơm.” (Ca dao) Trong “Phong cách học Tiếng Việt hiện đại”, tác giả cho rằng khoa trương hay phóng đại là biện pháp nói giảm hay nói quá sự thật nhằm diễn tả sự vật hiện tượng dưới cái nhìn châm biếm hoặc hi vọng khách quan [2]. Ví dụ: Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho (Ca dao) Ngoa dụ có thể là nêu một sự vật, hiện tượng trái quy luật, phi thực tế để làm tăng sự phủ định: “Bao giờ cây cải làm đình Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta.” (Ca dao) Ngoa dụ được sử dụng trong một hình thức cô đúc mà nói lên được những cảm xúc mạnh mẽ: “Đau lòng kẻ ở người đi, 82 NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm.” (Nguyễn Du – Truyện Kiều) Sử dụng hình thức đối lập: giọt “lệ” - một chất lỏng, mềm mà có thể ngấm được vào “đá” – một vật rắn và cứng, tạo nên ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đối chiếu biện pháp tu từ ngoa dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt ĐỐI CHIẾU BIỆN PHÁP TU TỪ NGOA DỤ TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế Tóm tắt: Qua khảo sát 200 câu thành ngữ sử dụng biện pháp tu từ ngoa dụ, bài báo đã đối chiếu và đưa ra một số nhận xét về sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu từ ngoa dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt trên các bình diện kết cấu, đặc điểm ngữ nghĩa nhằm giúp cho việc vận dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập tiếng Trung được tốt hơn. Từ khóa: thành ngữ, tu từ, ngoa dụ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngôn ngữ là tài sản lâu đời và vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Mọi tinh hoa về văn hóa, kinh nghiệm trong lao động sản xuất của mỗi đất nước đều được đúc kết và tái hiện thông qua ngôn ngữ. Sự độc đáo của ngôn ngữ không chỉ thể hiện thông qua tầng nghĩa của từng con chữ mà còn được thể hiện qua cách phối hợp sử dụng các phương tiện ngôn ngữ hay nói đúng hơn là các biện pháp tu từ. Có rất nhiều biện pháp tu từ, có thể kể đến như biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, ngoa dụ, đối xứng trong đó biện pháp tu từ ngoa dụ thường được nhắc đến như là đỉnh cao của việc sử dụng ngôn từ nhằm tạo ra tác dụng gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh, nổi bật ý nghĩa của lời nói. Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu biện pháp tu từ ngoa dụ trong các lĩnh vực đời sống hàng ngày, trong ngôn ngữ chính luận, trong ca dao hay văn thơ trữ tình; song chưa có công trình nghiên cứu về biện pháp tu từ ngoa dụ trong thành ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt theo phương pháp đối chiếu. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của bài báo này, chúng tôi tập trung “Đối chiếu sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu từ ngoa dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt” trên bình diện cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa. 2. BIỆN PHÁP TU TỪ NGOA DỤ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT 2.1. Biện pháp tu từ ngoa dụ trong tiếng Hán Trong tiếng Hán, biện pháp này gọi là khoa trương, tức cố ý nói quá sự thật, miêu tả khuyếch đại hay thu nhỏ đối với người hay sự vật khách quan. Biện pháp khoa trương được phân thành 3 loại cơ bản: khuyếch đại, thúc tiểu và siêu tiền[7]. - Khoa trương khuyếch đại tức cố ý tả một sự vật bình thường trở nên lớn, nhiều, nhanh, cao, dài, mạnh. Ví dụ: 隔壁千家醉, Cách vách thiên gia túy, 开坛十里香 。 Khai hũ thập lí hương. (Vị rượu đậm đà đến mức khiến người ngàn nhà đều say, hương rượu thơm đến mức vừa mở hũ đã khiến người trong mười dặm đều ngửi thấy). Như vậy, sự thơm ngon của Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(34)/2015: tr. 80-87 ĐỐI CHIẾU SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ NGOA DỤ... 81 vị rượu và hương rượu ở đây được miêu tả một cách quá lời khi chưa uống mà đã có thể khiến người ngàn nhà đều say và người trong mười dặm đều ngửi thấy. - Khoa trương thúc tiểu tức cố ý tả một sự vật bình thường trở nên nhỏ, ít, chậm, thấp, ngắn, yếu. Ví dụ: 可是当兵一当三四年,打仗总打了百十回吧,身上一根汗毛也没碰断。刘白羽 《无敌三勇士》) Làm lính đã ba bốn năm rồi, chiến đấu đã hơn trăm trận rồi, trên người một sợi lông tơ cũng chưa hề đứt. (Lưu Bạch Vũ – Tam dũng sĩ vô địch) Cách miêu tả công cuộc đánh trận vô cùng gian nan, hàng trăm trận mà đến một sợi lông tơ cũng chưa hề đứt thì quả là vô cùng phi lý. - Khoa trương siêu tiền tức trong hai sự việc, cố ý nói sự việc xuất hiện sau thành sự việc xuất hiện trước hoặc đồng thời xuất hiện. 农民们都说:看见这样鲜绿的苗,就嗅出白面包的香味儿来了。 Người nông dân thường nói: trông thấy mạ xanh tươi như thế, đã ngửi thấy mùi thơm của bánh bao rồi. Cây mạ đang còn xanh, chưa phát triển thành cây lúa để gặt mà người nông dân đã ngửi thấy mùi thơm của bánh bao rồi. Đây chính là thủ pháp thể hiện cảm xúc liên tưởng của người nông dân khi nghĩ đến thành quả sau này. 2.2. Biện pháp tu từ ngoa dụ tiếng Việt Trong tiếng Việt, biện pháp này còn được gọi là phóng đại, khoa trương hay thậm xưng. Tác giả Cù Đình Tú trong “Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt” cho rằng: khoa trương là cách tu từ dùng sự cường điệu qui mô của đối tượng được miêu tả so với những biểu hiện bình thường nhằm mục đích nhấn mạnh ý và làm nổi rõ bản chất của hiện tượng [5]. Ví dụ: “Bông chi thơm lạ thơm lùng Thơm cây thơm rễ, người trồng cũng thơm.” (Ca dao) Trong “Phong cách học Tiếng Việt hiện đại”, tác giả cho rằng khoa trương hay phóng đại là biện pháp nói giảm hay nói quá sự thật nhằm diễn tả sự vật hiện tượng dưới cái nhìn châm biếm hoặc hi vọng khách quan [2]. Ví dụ: Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho (Ca dao) Ngoa dụ có thể là nêu một sự vật, hiện tượng trái quy luật, phi thực tế để làm tăng sự phủ định: “Bao giờ cây cải làm đình Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta.” (Ca dao) Ngoa dụ được sử dụng trong một hình thức cô đúc mà nói lên được những cảm xúc mạnh mẽ: “Đau lòng kẻ ở người đi, 82 NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm.” (Nguyễn Du – Truyện Kiều) Sử dụng hình thức đối lập: giọt “lệ” - một chất lỏng, mềm mà có thể ngấm được vào “đá” – một vật rắn và cứng, tạo nên ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đối chiếu biện pháp tu từ ngoa dụ Biện pháp tu từ ngoa dụ Tu từ ngoa dụ Thành ngữ tiếng Hán Thành ngữ tiếng ViệtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đặc điểm cấu trúc - hình thái và ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt có từ 'ăn'
15 trang 128 0 0 -
Phân tích đặc điểm thành ngữ liên quan đến giáo dục trong tiếng Hán
10 trang 63 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
72 trang 45 0 0 -
Nghiên cứu thành ngữ Trung - Việt mang thành tố rồng
11 trang 44 1 0 -
Vài nét về việc sử dụng hình ảnh 'con chó' trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
3 trang 43 0 0 -
Nghiên cứu hiện tượng ẩn dụ, hoán dụ liên quan đến 'mặt, tay' trong thành ngữ, tục ngữ Anh - Việt
11 trang 37 0 0 -
Để hiểu đúng và sử dụng chính xác thành ngữ tiếng Việt
8 trang 26 0 0 -
Ẩn dụ ý niệm về 'sợi chỉ' trong thành ngữ và ca dao tiếng Việt
8 trang 24 0 0 -
Danh sách các thành ngữ có yếu tố gốc Hán trong tiếng Việt
34 trang 24 0 0 -
Hán tự thành ngữ trong tiếng Hàn
9 trang 23 0 0