Danh mục

Đôi điều suy nghĩ về đối tượng giáo dục, giáo hóa của nho giáo

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 247.16 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nho giáo là một trong những trường phái triết học lớn của Trung Hoa cổ, trung đại. Vấn đề con người và đào tạo con người được các nhà Nho đề cao, xem trọng. Tuy nhiên, do là hệ tư tưởng của giai cấp địa chủ phong kiến nên các quan điểm của Nho giáo cũng vẫn còn những hạn chế nhất định. Song, ở khía cạnh về giáo dục Nho giáo lại có những đóng góp tích cực. Trong quan niệm về đối tượng giáo dục, giáo hóa các nhà Nho đã có nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau để từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục, giáo hóa con người nhằm đưa xã hội Trung Quốc bấy giờ thoát khỏi cảnh loạn lạc, trở nên trật tự, ổn định, phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đôi điều suy nghĩ về đối tượng giáo dục, giáo hóa của nho giáoThăng Văn LiêmTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ121(07): 177 - 180ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC,GIÁO HÓA CỦA NHO GIÁOThăng Văn Liêm*Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái NguyênTÓM TẮTNho giáo là một trong những trường phái triết học lớn của Trung Hoa cổ, trung đại. Vấn đề conngười và đào tạo con người được các nhà Nho đề cao, xem trọng. Tuy nhiên, do là hệ tư tưởng củagiai cấp địa chủ phong kiến nên các quan điểm của Nho giáo cũng vẫn còn những hạn chế nhấtđịnh. Song, ở khía cạnh về giáo dục Nho giáo lại có những đóng góp tích cực. Trong quan niệm vềđối tượng giáo dục, giáo hóa các nhà Nho đã có nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau để từ đó đềxuất các biện pháp giáo dục, giáo hóa con người nhằm đưa xã hội Trung Quốc bấy giờ thoát khỏicảnh loạn lạc, trở nên trật tự, ổn định, phát triển.Từ khoá: Nho giáo, giáo dục, giáo hoá, con người, Khổng TửĐẶT VẤN ĐỀ*Nho giáo (Nho gia) do Khổng Tử sáng lập ra,là một trong những trường phái triết học lớncủa Trung Hoa cổ đại. Nó ra đời vào thời kỳquá độ từ chiếm hữu nô lệ lên xã hội phongkiến. Trong bối cảnh lịch sử ấy, mối quan tâmhàng đầu của các nhà tư tưởng Trung Hoa cổđại là những vấn đề thuộc đời sống chính trị đạo đức của xã hội. Để trị nước và ổn địnhtrật tự xã hội, Nho giáo đã đưa ra rất nhiềucác thuyết khác nhau như: nhân trị, đức trị, lễtrị… Trong đó, vấn đề về giáo dục được Nhogiáo đề cao và coi trọng. Tư tưởng về giáodục được các nhà Nho đề cập đến như là mộtthành tố trong hệ thống những tư tưởng kháccủa Nho giáo. Giáo dục không chỉ là mộtthành tố mà còn gắn chặt với tư tưởng chínhtrị - xã hội, tư tưởng đạo đức, với đường lốiĐức trị (hay Nhân trị, Lễ trị). Nho giáo coi giáohóa con người là phương tiện, biện pháp hiệuquả nhất để đào tạo con người, hoàn thiện conngười đi đến ổn định, phát triển xã hội.CƠ SỞ ĐỂ NHO GIÁO ĐỀ RA ĐƯỜNGLỐI GIÁO DỤC, GIÁO HÓANho giáo xuất hiện vào thời Xuân Thu –Chiến quốc, loạn lạc, chiến tranh xảy ra liênmiên. Sự tranh giành về quyền lực, địa vị xãhội đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào sựhỗn loạn. Khổng Tử nói rằng đó là thời kỳ*Tel: 0912 797737“quân bất quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tửbất tử” (vua không phải đạo vua, tôi khôngphải đạo tôi, cha không phải đạo cha, conkhông phải đạo con) [2, tr.483]. Những cuộcchiến tranh đều nhằm mục đích tranh bá,tranh vương. Mạnh Tử nói rằng: “đánh nhaugiành đất, giết người thây chất đầy đồng,đánh nhau giành thành, giết người thây chấtđầy thành”[4, tr.26-27]. Sinh ra và lớn lêntrong thời loạn lạc, Khổng Tử nhận thấy rằngxã hội bất ổn, có chiến tranh là do con người“vô đạo” (không có đạo đức), do đó, theoông, cần phải đưa con người trở về “hữuđạo” (có đạo đức) bằng cách “giáo hóa” (giáodục). Chính vì thế, Khổng Tử đã rất coi trọngvấn đề giáo dục. Theo ông mọi người đều cầnđược giáo dục; nội dung của giáo dục là đạođức và nhân cách để làm hoàn thiện conngười; để đưa xã hội vào một vòng trật tựnhất định, thịnh vượng, thái bình. Điều nàycho thấy, Nho giáo nói riêng và nhiều trườngphái triết học Trung Hoa thời bấy giờ đã luônxem trọng vấn đề giáo dục, giáo hóa conngười, coi đó như một cách thức, biện phápgóp phần vào sự ổn định xã hội, làm cho xãhội trở lên tốt đẹp hơn.Như vậy, cơ sở cũng như xuất phát điểm đểcác nhà Nho đề xuất ra đường lối giáo dục,coi trọng nó chính bắt nguồn từ yêu cầu và lợiích của giai cấp địa chủ phong kiến TrungQuốc trước một thực trạng xã hội hết sức rối177Thăng Văn LiêmTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆloạn; đồng thời, cũng xuất phát từ quan niệmcủa các nhà Nho cho rằng: bằng giáo dục cóthể thay đổi bản tính vốn có của con người.Chính vì vậy trong sách Luận ngữ, Khổng Tửđã coi công việc giáo dục là công việc chínhsự quan trọng nhất của nhà cầm quyền, làbiện pháp cần thiết hơn biện pháp kinh tế.Ông quan niệm “khi dân đã đông thì nhà cầmquyền phải giúp họ làm giàu. Và khi họ đãgiàu thì phải giáo hóa họ”. [3, tr.203]. CònMạnh Tử coi giáo hóa là công việc quan trọngnhất của kế sách giữ nước. Ông nói: Thànhquách chẳng hoàn bị, đồ kinh pháp chẳngnhiều, chẳng phải tai nạn trong nước vậy;ruộng nương chẳng mở mang, của cải chẳngtích tụ, chẳng phải là sự nguy hại cho nướcvậy. Người trên không có lễ giáo, người dướikhông có học thức, kẻ dân tàn tặc dấy lên,nước mất đến nơi.Từ thời Hán về sau, giáo dục, giáo hóa lạiđược chính quyền phong kiến coi như mộtcông cụ đắc lực nhất để duy trì bảo vệ địa vịthống trị giai cấp. Chính Đổng Trọng Thư đãnói: Kìa muôn dân chạy theo cái lợi, nhưnước chảy xuống chỗ thấp, nếu không lấygiáo hóa mà ngăn chặn thì không thể giữ lạiđược. Thế cho nên, giáo hóa xây dựng đượcthì gian tà đều ngừng lại và việc ngăn ngừamới hoàn thành, giáo hóa mà bị phế bỏ thìgian tà đua nhau mà nảy ra, hình phạt khôngthể kể xiết, việc ngăn ngừa bị hỏng. Các bậcvua xưa hiểu rõ điều đó, thế nên họ cứ ngồiyên mà trị thiên hạ, không ai coi việc giáo hóalà việc lớn.Nh ...

Tài liệu được xem nhiều: