Danh mục

Tiểu luận: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Nho gia và triết học Đạo gia ở Trung Quốc thời kỳ cổ đại

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 401.04 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Nho gia và triết học Đạo gia ở Trung Quốc thời kỳ cổ đại để hiểu rõ thêm những cơ sở lý luận của hai trường phái triết học này và vận dụng chúng vào thực tế cuộc sống, công việc. Tìm hiểu bối cảnh ra đời, những nội dung cơ bản hai trường phái triết học Nho gia và Đạo gia, những điểm tương đồng và khác biệt của hai trường phái triết học này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Nho gia và triết học Đạo gia ở Trung Quốc thời kỳ cổ đại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCĐề tài số 3: “SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮATRIẾT HỌC NHO GIA VÀ TRIẾT HỌC ĐẠO GIA Ở TRUNG QUỐC THỜI KỲ CỔ ĐẠI ” GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA SVTH : HUỲNH QUANG SƠN Lớp : Cao học Ngày 4 K22 STT : 57 – Nhóm 6 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học LỜI MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Nho gia và Đạo gia là hai trường phái triết học lớn, được hình thành và pháttriển trong thời Xuân thu - Chiến quốc, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nhiềuhọc thuyết, tư tưởng triết học ở Trung Quốc. Hai trường phái triết học này có ảnhhưởng lớn đến thế giới quan của Triết học sau này, không những của ngườiTrung Hoa mà cả những nước chịu ảnh hưởng của nền Triết học Trung Hoa,trong đó có Việt Nam. Việc nghiên cứu hai trường phái triết học này là cần thiết,vì vậy em đã chọn đề tài “Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Nho gia vàtriết học Đạo gia” để hiểu rõ thêm những cơ sở lý luận của hai trường phái triếthọc này và vận dụng chúng vào thực tế cuộc sống, công việc.2. Mục tiêu của đề tài Tìm hiểu bối cảnh ra đời, những nội dung cơ bản hai trường phái triết họcNho gia và Đạo gia, những điểm tương đồng và khác biệt của hai trường pháitriết học này.3. Phạm vi nghiên cứu Phân tích những nội dung cơ bản và những nét tương đồng, khác biệt giữahai trường phái triết học Nho gia và triết học Đạo gia ờ Trung Quốc trong thời kỳXuân Thu – Chiến Quốc.4. Phương Pháp Nghiên Cứu Chủ yếu sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của Triết học Mác –Lênin kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phươngpháp lôgic và lịch sử; phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp đối chiếu– so sánh.SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 1GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết họcCHƯƠNG I: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC NHO GIA VÀTRIẾT HỌC ĐẠO GIA1. Bối cảnh lịch sử ra đời của hai trường phái triết học Nho gia và Đạo gia Theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, triết học, hai trường phái triết học Nhogia và Đạo gia ra đời cùng một thời kỳ, vào cuối thời Xuân Thu bởi hai nhà tưtưởng nổi tiếng của Trung Quốc là Khổng Tử và Lão Tử. Khổng Tử (551 – 479 TCN) tên Khâu, hiệu Trọng Ni, người nước Lỗ (SơnĐông) là nhà tư tưởng, nhà giáo dục lớn và đầu tiên của Trung Quốc. Dù có làmmột số chức quan ở nước Lỗ trong mấy năm, nhưng phần lớn thời gian trongcuộc đời mình, ông chu du nhiều nước để trình bày chủ trương chính trị củamình, và sau đó mở trường dạy học.1 Lão Tử (khoảng thế kỷ VI TCN), còn gọi là Lão Đam, tên Lỹ Nhĩ, ngườinước Sở, có thời gian làm quan sử giữ kho sách ở Lạc Ấp.2 Về kinh tế: đây là thời kỳ nền sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệpphát triển mạnh mẽ. Sự phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất ngàycàng cao. Sự phát triển của lực lượng sản xuất có tác động mạnh đến hình thứcsở hữu ruộng đất, kết cấu và địa vị kinh tế của các giai tầng trong xã hội. Về chính trị: đây là thời kỳ tranh giành địa vị của các thế lực cát cứ, đẩy xãhội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh liên miên, xã hội chuyển biến từchế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến. Về tư tưởng triết học: triết học tư duy trực giác; nhấn mạnh tinh thần nhânvăn; tập trung vào lĩnh vực luân lý đạo đức; nhấn mạnh sự hài hòa, thống nhấtgiữa các mặt đối lập. Sự biến chuyển sôi động của thời đại đã đặt ra và làm xuất hiện những tụđiểm, những trung tâm các “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ranhững hình mẫu của một xã hội tương lai. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ1 Nguồn: Trang 52, Triết học phần I - Đại cương về lịch sử triết học, Chủ biên: TS. Bùi Văn Mưa.2 Nguồn: Trang 64, Triết học phần I - Đại cương về lịch sử triết học, Chủ biên: TS. Bùi Văn Mưa.SVTH: HUỲNH QUANG SƠN 2GVHD: BÙI VĂN MƯA Tiểu luận Triết học“Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia minh tranh” (trăm nhà đuatiếng). Chính trong quá trình ấy đã sản sinh các tư tưởng lớn và hình thành nêncác trường phái triết học khá hoàn chỉnh, trong đó có Nho gia và Đạo gia.2. Những nội dung cơ bản của triết học Nho giaa. Quan điểm triết học Nho gia về đạo đức xã hội Nho gia lấy nền tảng của gia đình - xã hội là những quan hệ đạo đức - chínhtrị, đặc biệt là ba quan hệ vua - tôi, ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: