Danh mục

ĐÔI ĐIỀU VỀ TRANH IN ĐỘC BẢN

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.94 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Triển lãm mang tên Tranh in khắc 2009 do Chi hội Đồ họa Hà Nội đứng ra tổ chức đã diễn ra từ ngày 1 đến 13 tháng 7 năm 2009 tại Nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm tập hợp trên 100 tác phẩm sáng tác trong 5 năm lại đây của 47 tác giả đang và chưa là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ban tổ chức triển lãm gồm các thành viên Ban Chấp hành Chi hội Đồ họa Hà Nội. Nhìn chung, đây là một triển lãm chuyên đề tranh in,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÔI ĐIỀU VỀ TRANH IN ĐỘC BẢN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRANH IN ĐỘC BẢN CASTIGLIONE G.THESEUS - Tìm thấy báu vật của cha - In độc bản đen trắng - 1643 Triển lãm mang tên Tranh in khắc 2009 do Chi hội Đồ họa Hà Nội đứng ra tổ chức đã diễn ra từ ngày 1 đến 13 tháng 7 năm 2009 tại Nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm tập hợp trên 100 tác phẩm sáng tác trong 5 năm lại đây của 47 tác giả đang và chưa là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ban tổ chức triển lãm gồm các thành viên Ban Chấp hành Chi hội Đồ họa Hà Nội. Nhìn chung, đây là một triển lãm chuyên đề tranh in, khắc đã phần nào động viên cho phong trào sáng tác tranh đồ họa in ấn đang rất trầm lắng trong một thập kỷ gần đây. Về vấn đề chất lượng nghệ thuật, tính chuyên nghiệp của triển lãm thì cần phải mạnh dạn và thẳng thắng nhìn nhận là không đáng kể. Theo lời giới thiệu của Ban tổ chức triển lãm thì “Ngành đồ họa coi triển lãm này như một dấu ấn của chặng đường ngắn về sáng tác của các họa sỹ chuyên ngành, rút kinh nghiệm cho những bước đi tiếp của tranh in khắc trong những năm tới”. Tuy nhiên, vẫn như thói quen của đa phần người Việt, Ban tổ chức đã chưa thể hiện việc rút kinh nghiệm như thế nào cho tương lai gần của nền nghệ thuật tranh in ở Hà Nội ngoài hai bài viết cùng của họa sỹ Đỗ Đức - một thành viên của ban - đăng trên báo điện tử Văn hoá & Thể thao ngày 8/7/2009; Bài viết với tựa đề Phải khắt khe thì mới “nâng tầm” được” và bài viết Giấc mơ con đăng trên TCMT số tháng 7/2009 của tác giả này đã thể hiện tình trạng thiếu chuyên nghiệp vẫn thắng thế trong sáng tác tranh in khắc ngày nay. ý họa sỹ Đỗ Đức muốn nói là các tác giả phải khắt khe hơn với chính mình trong sáng tác tranh in và hội đồng tuyển chọn tranh cho triển lãm cũng phải khắt khe hơn trong công việc của mình (để không thông qua những tranh sáng tác cách đây đến 10 năm như ở triển lãm này ! - NNP). Điều đó thật đúng. Nhưng khắt khe phải đi cùng với cái nhìn, sự hiểu biết chuyên nghiệp và tinh thần dân chủ, không định kiến. Đọc bài nói trên của Uỷ viên BCH Chi hội Đồ họa thì người quan tâm đến triển lãm tranh in khắc lần này nghĩ là nó thất bại: tranh khắc gỗ chỉ là đứa trẻ to xác, hời hợt, mờ nhạt, cũ kỹ và buồn tẻ; tranh khắc kim loại thì thiếu bản sắc dân tộc; tranh in độc bản thì nhạt, ít tương lai mặc dù chiếm số lượng áp đảo (1). Nếu xem triển lãm và vựng tập một cách chú tâm, bằng con mắt nhà nghề thì sẽ thấy ngay đây là ý kiến theo kiểu vơ đũa cả nắm, thiếu cái nhìn cụ thể, chân xác. Tuy ít, nhưng đã thấy một số những trăn trở về thực trạng đời sống xã hội đương thời trong nội dung và đặc biệt là những xuất hiện mới (với nước ta) trong kỹ thuật in như: in tranh khắc gỗ nhiều màu bằng mực in gốc dầu, khả năng vờn tả sâu bằng kỹ thuật mezzotint và mềm mại của sáp charbonaise ở tranh khắc kim loại, khả năng chuyển tải hiệu ứng ảnh của in đá trên bản pronto. Nói đặc biệt bởi sự phát triển kỹ thuật chế bản và in ấn luôn là phần quan trọng và không thể tách rời của lịch sử phát triển nghệ thuật tranh in khắc ở mỗi quốc gia. Riêng với tranh in độc bản thì không thể phủ nhận là không có vấn đề gì. Nguyên do của những vấn đề như hoà lẫn tính cách, cái nhìn thẩm mỹ; na ná giống nhau giữa các tác giả như ông Đỗ Đức nhận xét cũng không khó lý giải. Số tranh in độc bản tham gia triển lãm chủ yếu là những sáng tác đầu tay bằng kỹ thuật này của các họa sỹ hội viên (đa phần chuyên sâu ở các bộ môn đò họa hay kỹ thuật khác hoặc không được đào tạo về độ họa trước đó) tại các trại sáng tác đồ họa do Hội Mỹ thuật tổ chức. Chất lượng không chuyên của tranh in độc bản ở triển lãm này không thể là căn cứ đánh giá về bản chất hay đời sống của một phương tiện sáng tác mỹ thuật có bề dày lịch sử. Có quá chủ quan không khi tác giả của bài viết trên báo điện tử Văn hoá và Thể thao cho rằng phương pháp in độc bản là cách sáng tác dễ dãi, căn bản dựa vào sự may rủi? Có quá bất cẩn không khi ông cho rằng: “Nói bây giờ có thể là quá sớm nhưng quả thật kỹ thuật này ít hứa hẹn tương lai cho những tác phẩm có giá trị”?. Đến đây phải nhớ lại là những tác phẩm giá trị trong nghệ thuật không bao giờ do phương tiện hay kỹ thuật sáng tác làm ra mà là do cá nhân hay nhóm nghệ sỹ sáng tạo, chúng được quyết định bởi tài năng, bản lĩnh của nghệ sỹ. Thực tế Tranh In Độc bản đã trở thành một phần hữu cơ của nghệ thuật tranh đồ họa từ nhiều thế kỷ. Và thật ngẫu nhiên, cũng trong tháng 7 này, từ ngày 1 đến 18 tại thành phố San Jose đã diễn ra cuộc hội ngộ hoành tráng của các họa sỹ tranh in độc bản của Mỹ với tên gọi Monotype Marathon 2009 do ICA (Institute of Contemporary Art) tổ chức. Các thông tin về triển lãm này được đưa trên rất nhiều trang web quốc tế. In độc bản là phương pháp sáng tạo tranh in chỉ cho ra một bản in duy nhất bằng cách vẽ, vạch, lau chùi... màu hay mực in trên mặt phẳng in không thấm nước như kính, mica, kim loại... rồi in ra giấy. Cho đến nay vẫn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau... những ghi nhận lịch sử khác nhau về thời gian xuất hiện của ...

Tài liệu được xem nhiều: