Lâu nay, hầu như ai cũng đồng ý là: a) mỹ thuật Việt Nam khá lạc hậu; hơn nữa b) có vẻ như càng ngày càng lạc hậu (các cuộc triển lãm gần đây có vẻ kém hẳn năm mười năm trước!) (1)
Vấn đề: nguyên nhân do đâu?
Giả thuyết: a) Do nghệ sĩ: tài năng kém; không được đào tạo đến nơi đến chốn; không quyết tâm với nghệ thuật; dễ bị dư luận và thị trường lung lạc, v.v… (2) b) Do quần chúng: kém hiểu biết về nghệ thuật; không đóng vai trò kẻ tiêu thụ tranh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đôi điều về vấn đề quản lý sinh hoạt mỹ thuật
Đôi điều về vấn đề quản lý sinh
hoạt mỹ thuật *
Lâu nay, hầu như ai cũng đồng ý là:
a) mỹ thuật Việt Nam khá lạc hậu; hơn nữa
b) có vẻ như càng ngày càng lạc hậu (các cuộc triển lãm gần đây có vẻ
kém hẳn năm mười năm trước!) (1)
Vấn đề: nguyên nhân do đâu?
Giả thuyết:
a) Do nghệ sĩ: tài năng kém; không được đào tạo đến nơi đến chốn;
không quyết tâm với nghệ thuật; dễ bị dư luận và thị trường lung lạc,
v.v… (2)
b) Do quần chúng: kém hiểu biết về nghệ thuật; không đóng vai trò kẻ
tiêu thụ tranh để thúc đẩy sáng tác; không biết đặt yêu sách cho nghệ sĩ,
v.v… (3)
Tuy nhiên, một lý do quan trọng hơn hết, theo tôi, là: vấn đề quản lý.
Tôi chỉ giới hạn vấn đề quản lý ở cấp ngành, ban, hội. Tôi không đề
cập đến vấn đề quản lý của nhà nước. Bởi, cho đến nay, về phương
diện lý thuyết, chúng ta thấy nhà nước đề cao nghệ thuật, trong đó có
mỹ thuật khá cao; về phương diện thực tiễn, nhà nước cũng bỏ tiền cho
giới mỹ thuật khá nhiều. Nhưng chúng ta đã sử dụng sự đánh giá cao và
số tiền lớn ấy như thế nào? (4)
Câu trả lời: thất bại:
Hãy thử xem, những khoảng tiền đầu tư lớn nói trên, bao năm qua, đã
mang lại những kết quả gì? Bao nhiêu tiền đầu tư cho sáng tác, nhưng
có ra nổi một tác phẩm “nghệ thuật cách mạng” bất hủ nào không? Tất
cả, đều là những thứ tầm tầm, bày ra một lần rồi đưa về đâu đó, có mặt
mà vẫn cứ như không, không lưu lại trong tâm trí ai một chút gì cho dù
chỉ như một khái niệm. Còn các trại sáng tác, cho dù được khoác cho
bao nhiêu mỹ từ-nào “về nguồn”, nào “đi vào thực tế đời sống” v.v…-
và đầu tư tốn kém, nhưng qua các triển lãm tổng kết, quay qua, quay lại
cũng lẩn quẩn những tác phẩm ghi chép tự nhiên hay ấn tượng chủ
nghĩa cũ xì, hay, thể hiện một lối tư duy tượng trưng chủ nghĩa-thực ra,
phần lớn là minh họa ý niệm-thô thiển. Nếu lấy số lương “tác phẩm” có
được làm tiêu chuẩn đánh giá, thì các trại sáng tác này thành công.
Nhưng trong nghệ thuật, số lượng có ý nghĩa gì đâu! Không biết có ai
đã làm công việc phân tích, tổng hợp các thành phần tham gia và kết
quả các trại sáng tác này một cách hệ thống chưa. Nhưng nếu có ai đó
đã làm, tôi tin chắc, sẽ chỉ còn biết thở dài. Tôi đã từng nghe loáng
thoáng từ ai đó: “các trại sáng tác, chỉ là để hợp thức hóa chuyện mấy
ông trốn vợ đi chơi!”. Đùa, nhưng không hẳn không có chút sự thực
nào.
Nói chung, đầu tư như thế chẳng khác nào đem muối bỏ biển. Riêng
đối với tổ chức Hội thì cũng chỉ như truyền nước biển cầm hơi! Không
làm cho mỹ thuật Việt Nam mạnh lên, đó chỉ là một phản ứng, một dấu
hiệu của sự bất lực và, bất cập (thời thế).(5)
Cách đầu tư - thực chất là quản lý - như thế - xuất phát từ những cách
nhìn lạc hậu về nghệ thuật. Những kiểu khuyến khích, kêu gọi, đề cao
(đã nói ở trên) như vậy, chỉ có tác dụng nghiêm trọng hóa các vấn đề
nội dung tư tưởng, khóa chặt nghệ thuật trong các quan hệ hiện thực
với tính cách lãng mạn chủ nghĩa (thậm chí niêm chặt họa sĩ trong lối
tư duy minh họa ý niệm đã lỗi thời từ lâu). . Điều đó, thực sự, đã cản
trở mọi ý hướng đổi mới. Không chỉ vậy, cản trở luôn sự định hình và
phát triển của nền văn minh thị giác Việt Nam-không biết có ai đã bao
giờ tự đặt câu hỏi là tại sao các lãnh vực mỹ thuật ứng dụng ở Việt
Nam đã không phát triển nổi chưa? Nếu có, người đó chắc sẽ tìm thấy
ngay câu trả lời: tiếc thay, đa số họa sĩ Việt Nam là những kẻ “ngọai
đạo” trước ngôn ngữ tạo hình! Họ là những người biết vẽ, khéo tay, có
thể có nhiều ý tưởng hay, nhưng không hiểu gì về hội họa!...(6)
Đặc điểm của cách nhìn làm nền tảng cho cung cách quản lý hoàn toàn
không hiệu quả ấy là gì? Theo tôi, có hai đặc điểm chính:
Thứ nhất, đó là cách nhìn gắn liền với tư duy thời chiến: Nó vừa đơn
giản hóa vấn đề vừa đậm màu sắc duy ý chí.
Thời chiến tranh, để giành chiến thắng, chúng ta phải huy động mọi
nguồn lực nhằm cấu thành một lực lượng mạnh, thống nhất. Người
nghệ sĩ lúc này cũng là chiến sĩ, là cán bộ. Nhiệm vụ của họ là góp
phần thuyết phục, liên kết các thành phần cơ bản làm nên lực lượng
mạnh và thống nhất đó; góp phần hướng tâm trí mọi người vào những
vấn đề lớn, chung và kêu gọi sự hy sinh bản thân. Nghệ thuật ở đây,
trong một mức độ nhất định, đồng nghĩa với nghệ thuật tuyên truyền,
cổ động. Nó phải đi vào cuộc sống, phải dễ hiểu với số đông công
chúng, phải có nội dung tư tưởng sáng rõ, và cần thông qua các hình
tượng mang tính điển hình. Mọi mong muốn tìm tòi, thể nghiệm đổi mới
nghệ thuật về hình thức và ngôn ngữ là lý tưởng, là nhu cầu tự nhiên
nơi người nghệ sĩ đành phải tạm gác lại. Và đồng thời, yêu cầu phổ cập
kiến thức nghệ thuật, nâng cao trình độ nhận thức nghệ thuật nơi số
đông công chúng, cũng chỉ dừng lại ở múc độ thích ứng với nhiệm vụ
tuyên truyền, cổ động của nghệ thuật… Cho đến ngày nay, chúng ta
cần phải tỉnh táo và thẳng thắn thừa nhận điều kiện bất thường của
cuộc sống thời chiến đã đòi hỏi nghệ thuật phải tồn tại khác thường.
Đó chỉ là giải pháp tình thế, là khả chấp trong điều kiện ...