Danh mục

Đôi điều về việc tiếp cận vũ trọng phụng theo hướng thi pháp học

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.15 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp cận văn học nói chung và Vũ Trọng Phụng nói riêng, tất nhiên là có nhiều hướng và có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Việc tiếp cận theo tinh thần thi pháp học là xu hướng chung hiện nay. Điểm lại vài nét về việc tiếp cận Vũ Trọng Phụng theo hướng thi pháp của một số nhà nghiên cứu để thấy được phần nào tính chất phong phú khi tiếp cận nhà văn này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đôi điều về việc tiếp cận vũ trọng phụng theo hướng thi pháp học JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science Sci., 2011, Vol. 56, No. 8, pp. 89-93 ĐÔI ĐIỀU VỀ VIỆC TIẾP CẬN VŨ TRỌNG PHỤNG THEO HƯỚNG THI PHÁP HỌC Lê Thị Điển Trường THPT Trưng Vương - Bình Định E-mail: ledien69@gmail.com Tóm tắt. Bài viết đã đưa ra khái niệm thi pháp học và việc vận dụng thi pháp học vào tiếp cận Vũ Trọng Phụng của các nhà nghiên cứu. Tiếp cận văn học nói chung và Vũ Trọng Phụng nói riêng, tất nhiên là có nhiều hướng và có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Việc tiếp cận theo tinh thần thi pháp học là xu hướng chung hiện nay. Điểm lại vài nét về việc tiếp cận Vũ Trọng Phụng theo hướng thi pháp của một số nhà nghiên cứu để thấy được phần nào tính chất phong phú khi tiếp cận nhà văn này. 1. Mở đầu Thi pháp xuất hiện ở Hy Lạp từ thời cổ đại với Nghệ thuật thi ca của Aristote. Nhưng thi pháp học với tư cách là bộ môn khoa học thì hình thành từ đầu thế kỉ XX ở Nga sau đó dịch chuyển sang Âu-Mĩ và lan ra nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, với hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt, trước năm 1975, thi pháp học đã nhập vào miền Nam những chưa có điều kiện phổ biến ra miền Bắc. Mãi đến sau năm 1986, thi pháp học mới được chú ý và nhanh chóng phát triển. Với sự phát triển chung của thi pháp học trong lĩnh vực nghiên cứu văn chương, việc vận dụng thi pháp học vào tiếp cận Vũ Trọng Phụng cũng phát triển. Tìm hiểu Vũ Trọng Phụng, một tác gia phức tạp, các nhà nghiên cứu không chỉ vận dụng hướng tiếp cận thể loại, phương pháp xã hội học. . . như trước kia, mà khoa học thi pháp đã được vận dụng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thi pháp học và việc tiếp nhận Vũ Trọng Phụng theo hướng thi pháp 2.1.1. Khái niệm thi pháp học Hiện nay, có nhiều cách hiểu về Thi pháp học. Theo Từ điển văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên thì: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp 89 Lê Thị Điển biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách, hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật”. Và “Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể nói tới thi pháp của thể loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp của phong cách, thi pháp kết cấu, thi pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ,. . . ” [3;304]. Như vậy theo quan niệm trên thì thi pháp có nhiều cấp độ, nhiều bình diện khác nhau. 2.1.2. Một số nhà nghiên cứu tiếp cận Vũ Trọng Phụng theo hướng thi pháp học 1. Năm 1967, trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học (1) - Sài Gòn, Đỗ Long Vân có đăng bài viết Kĩ thuật tả chân của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ. Nhà nghiên cứu đã sử dụng hai phương pháp thi pháp học và xã hội học để tiếp cận tác phẩm Số đỏ. Trước hết Đỗ Long Vân chú ý đến lối văn trào phúng của Vũ Trọng Phụng. Đó là cách tạo ra những mâu thuẫn trào phúng từ trong các nhân vật. Với nhà họa sĩ TYPN thì: “tung ra những kiểu áo khiêu dâm và hễ mở miệng là chửi dân An Nam ngu dốt không hiểu được những sáng chế tân kì của mình. Nhưng nếu vợ ông mang những kiểu áo ấy ra mặc thì ông phải là người đầu tiên kêu trời là đã vô phúc lấy phải một thứ người mà cái ngôn ngữ của người lương thiện như ông chỉ có thể gọi là con đĩ.”; còn nhân vật Văn Minh “không coi bằng cấp ra gì, nhưng các bạn ông lẽ ra phải là tiến sĩ, đốc tờ, giáo sư, và tuy ông thường tuyên bố là người của giói bình dân là những người duy nhất có một giá trị đích thực, nhưng nếu tình thế bắt buộc phải gả em gái mình cho Xuân tóc đỏ thì ông cho là không có cái họa nào lớn hơn và vội vàng dùng mọi cách để chôn vùi cái dĩ vãng ma-ca-bông của thằng em rể trời giáng và sắm cho nó cái danh giá mới toanh của một giáo sư quần vợt,. . . ” [6;82]. Hay ở các nhân vật vợ cụ cố Hồng, Tuyết,. . . Đỗ Long Vân cũng đã chỉ ra cách khai thác mâu thuẫn trào phúng của họ Vũ để xây dựng nên thế giới “phường chèo” và từ đó khẳng định giá trị của tác phẩm. Bên cạnh đó, Đỗ Long Vân cũng chú ý khai thác kết cấu của truyện Số đỏ. Theo nhà nghiên cứu thì: “Truyện. . . chia ra làm nhiều chương. Và nội dung mỗi chương được tóm tắt trong vài câu khôi hài để trên đầu. Cái lối trình bày theo kiểu những truyện cổ ngược lại với những kĩ thuật tả chân mới,. . . ” [6;84]. Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Thi pháp học xem xét nhân vật ở ba khía cạnh: quan niệm nghệ thuật về con người, tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả nhân vật. Đỗ Long Vân khi phân tích nghệ thuật tả chân trong Số ...

Tài liệu được xem nhiều: