Ngôn từ nghệ thuật trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngôn từ nghệ thuật trong phóng sự của Vũ Trọng PhụngNGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG NGUYỄN HOÀI THANH(*)TÓM TẮTNhững thiên phóng sự của Vũ Trọng Phụng độc đáo không chỉ vì đã bóc trần được những mảnghiện thực xã hội đen tối đầy những bi hài mà còn ở lối thuật kể có duyên và hấp dẫn của mộtnghệ sĩ ngôn từ tài năng. Phóng sự của ông được viết bằng dạng ngôn ngữ đời sống, trong đóchất khẩu ngữ nổi lên như một đặc điểm cơ bản của ngôn từ nghệ thuật. Những lớp từ khẩu ngữvà một lượng thành ngữ, tục ngữ phong phú được gia công, trau truốt đã trở nên đắc dụng trongviệc tái hiện những bức tranh đời sống sinh động như chính bản thân cuộc đời. Lời văn nghệthuật đậm chất khẩu ngữ này đã góp phần tạo nên giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩmphóng sự và gần gũi, mới mẻ cả với người đọc hôm nay.ABSTRACTThe long reports of Vu Trong Phung not only show the really tragic and unfair society but alsoexpress the telling style with lovely and attractive of the talent speech art. His reports werewritten by the lively language, along with the way of speaking as the basic trait of arting speech.The ways of speaking and a lot of abundant phrases and proverbs are polished up every sentenceand reperformed the picture of lively life in the society at that time. The arting style of writingwith quality ways of speaking created realistic values and the humanization of reporting workand keep in close touch with the readers today.1. ĐẶT VẤN ĐỀTuy được viết cách đây gần bảy mươi năm, nhưng các thiên phóng sự của Vũ Trọng Phụng vẫnmới mẻ, đồng hành cùng với thời gian. Có được điều này không phải chỉ vì họ Vũ đã hướng ốngkính phóng sự của mình vào những đề tài là những vấn đề xã hội có tính thời sự lâu dài như nạncờ bạc bịp (Cạm bẫy người), tệ tham nhũng (Một huyện ăn Tết), nạn mại dâm (Lục xì),v.v. màcòn do ông đã viết phóng sự bằng một thứ ngôn ngữ đời sống, trong đó, chất khẩu ngữ nổi lênnhư một yếu tố cơ bản của lời văn nghệ thuật.2. NỘI DUNGSự đậm đà màu sắc khẩu ngữ trong lời văn phóng sự của Vũ Trọng Phụng được thể hiện ở độphân bố của khẩu ngữ, ở các lớp khẩu ngữ, ở lượng thành ngữ, tục ngữ và các biện pháp tu từmang màu sắc khẩu ngữ. Họ Vũ đã huy động cái sức mạnh tổng hợp của khối lượng khẩu ngữphong phú, dồi dào này vào việc phản ánh, đánh giá hiện thực, vào việc xây dựng nhân vật, khắchọa tính cách,v.v. hướng thẳng vào mỗi nội dung vấn đề mà mình trình bày, mô tả.Ở bất cứ trang phóng sự nào của Vũ Trọng Phụng, người đọc cũng có thể nhận ra cái giọng vănkhẩu ngữ thân quen và bị lôi cuốn bởi giọng văn này. Khẩu ngữ tự nhiên không chỉ “có mặt”trong lời nhân vật mà còn xuất hiện ngay trong lời kể, lời tả của nhân vật Tôi – Tác giả - Ngườikể chuyện. Hầu hết các câu kể ở các thiên phóng của họ Vũ mang đậm chất khẩu ngữ. Có thểnói khẩu ngữ tự nhiên dày đặc trong các trang phóng sự của Vũ Trọng Phụng làm cho lời văncủa ông vang động những âm thanh như chính cuộc đời và có sức lôi cuốn, hấp dẫn mạnh mẽ.(*) TS, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm TP. HCMLớp nhà văn cùng thời với Vũ Trọng Phụng đều quen dùng, ưa dùng khẩu ngữ và khai thác triệtđể các “ nguồn” khẩu ngữ. Qua các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, người ta thấy ông rất sànhlớp khẩu ngữ của dân thành thị. Trong những tác phẩm của Ngô Tất Tố, có thể thấy tác giả Tắtđèn, Việc làng… rất thạo lớp khẩu ngữ nông thôn. Còn ở phóng sự Vũ Trọng Phụng, người tathấy ông như thành thục tất cả, vì trong đó có khẩu ngữ của đủ các hạng người: từ me Tây, gáiđiếm, đám cờ gian bạc bịp, lính lệ, lính cơ,v.v. ở thị thành, cho đến đám con đòi con ở từ thônquê mới ra. Có thể thấy, các nhân vật trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng đều được tác giả chonói năng theo đúng ngôn ngữ và giọng điệu của chính nó. Vì khẩu ngữ ở đây rất đỗi tự nhiên, “yhệt” như từng hạng người, nên đã tạo ra một hợp âm tiếng nói như chính đời sống. Giới me Tâyvới âm ngọng nghịu của thứ tiếng Tây “giả cầy” pha tiếng Việt “Maniet Bay dan, don Bố cu tốt! Toa vù lòa ê pu dê”; “Bạc đồng me sừ chớ có mà phát xê”… “Dân con trời” lại nói tiếng quanthoại xen với tiếng Việt thành một thứ tiếng “hẩu lốn”, như “Tủi nà ma nị ấy có được không?” .Giới cờ bạc bịp có hẳn một “kênh” ngôn ngữ riêng, thứ biệt ngữ pha rất nhiều tiếng lóng: mòng,két, thiếc, trạc xếch, giác mùi, giác bóng, róc mấu, xiếc, v.v.Có thể nói các lớp từ khẩu ngữ đủ loại trong phóng sự Vũ Trọng Phụng đã là một thành tố làmnên tính hiện thực sinh động cho tác phẩm. Những từ chạy làng, lệch nghiệp, trần, ít xu đã phảnánh nỗi khốn cùng của những kiếp me. Tiếng Tây bồi cát cút đích thị là ngôn ngữ của “vợ” Tây.Và những thành ngữ thân làm tội đời, lệch mạng mỡ,v.v. cho thấy sự khốn cùng của tình cảnhgia đình kẻ đi ở. Hoặc chỉ cần những yếu tố khẩu ngữ như, có lườn (có tiền), đông tấy lên, chianăm xẻ bảy cũng đã “cung cấp” cho ta thấy sự tràn lan của ng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ngôn từ nghệ thuật Vũ Trọng Phụng Dạng ngôn ngữ đời sống Chất khẩu ngữ Văn học Việt NamTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 373 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 341 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 258 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 229 0 0 -
91 trang 181 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 166 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 149 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 138 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 131 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 125 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 122 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 117 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 111 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 108 0 0 -
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 106 0 0 -
112 trang 103 0 0
-
Những khả năng và thách thức nghiên cứu văn học Việt Nam
37 trang 99 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 2 (Tập 2)
78 trang 95 4 0 -
26 trang 88 0 0
-
229 trang 83 0 0