Danh mục

ĐÔI DÒNG VỀ TỤC NGỮ CA DAO

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 130.38 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một nhà biên khảo gọi Tục ngữ, Ca dao là Kinh Thi Việt NamVới chúng ta,Tục ngữ và Ca dao là kho tàng kiến thức của tiền nhân ta chung góp lại, truyền miệng từ một người sang nhiều người, nhiều nhóm người, qua nhiều thời đại cho đến nay. Vì vậy Tục ngữ, Ca dao không chỉ rõ tác giả hay tác giả là tòan thể dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÔI DÒNG VỀ TỤC NGỮ CA DAOĐÔI DÒNG VỀ TỤC NGỮ CA DAOG.S.Xuân Vũ TRẦN ĐÌNH NGỌCMột nhà biên khảo gọi Tục ngữ, Ca dao là Kinh Thi Việt NamVới chúng ta,Tục ngữ và Ca dao là kho tàng kiến thức của tiền nhân ta chung góplại, truyền miệng từ một người sang nhiều người, nhiều nhóm người, qua nhiềuthời đại cho đến nay. Vì vậy Tục ngữ, Ca dao không chỉ rõ tác giả hay tác giả làtòan thể dân tộc.Giáo sư Dương quảng Hàm trong Việt Nam Văn học sử yếu định nghĩa Tục ngữnhư sau: “Tục: thói quen đã có lâu đời; ngữ: lời nói.” Tục ngữ là những câu nóigọn ghẽ và có ý nghĩa lưu hành tự đời xưa, rồi do cửa miệng người đời truyền đi.Tục ngữ còn gọi là ngạn ngữ vì chữ ngạn nghĩa là lời nói của người xưa truyềnlại.”Giáo sư Dương quảng Hàm cũng chia tục ngữ ra làm hai lọai:Những câu vốn là tục ngữ, tức những câu nói thường do một người phát ra trướctiên rồi vì nó xác đáng, nó gọn ghẽ, người khác nghe đến nhớ ngay cứ thế nhắc lạimà truyền đến bây giờ.Những câu vốn là thơ ca.Thí dụ:Thương người như thể thương thân, vốn là mộtcâu trong Gia Huấn ca của Nguyễn Trãi.(hết trích).Còn Ca dao là những bài hát ngắn, có vần có điệu, theo thể thơ lục bát, lục bát biếnthức hay thơ bốn chữ, thơ năm chữ, cũng là truyền khẩu, mô tả tình cảm, tính tìnhhay phong tục của người dân quê.Trong bài lược khảo này, người viết trước tiên chú ý đến những câu Tục ngữ, Cadao giúp nhà nông làm ruộng vì nước ta từ hồi lập quốc, sau thời kì du mục, vốn làmột nước lấy nông nghiệp làm căn bản (dĩ nông vi bản).Nền nông nghiệp còn phôi thai nên trông cậy vào thời tiết rất nhiều. Mưa thuận gióhòa thì được mùa, người người no ấm; nhà nhà vui tươi. Mưa giông bão dữ hay lụtlội, mùa màng thất bát, đói khổ trông thấy. Vì vậy thời tiết là câu cửa miệng mọingười trao đổi những khi gặp nhau:Gió này ngày mai mưa không?Coi trăng buổi tối, điềm này có lẽ hạn hán mất!Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.Dưa gang, dưa hồng, dưa hấu, dưa chuột (leo) chỉ cần một lượng nước vừa phải,nước nhiều sẽ làm thối rễ. Trái lại, lúa thì càng nhiều nước càng tốt. Có những lọailúa, nước dâng cao tới đâu, lúa trồi lên tới đó.Muốn cho lúa tốt, thu họach khá, ông bà ta dạy con cháu:Ăn kĩ no lâuCày sâu tốt lúa.Khi xưa, một năm cấy được hai vụ lúa, vụ chiêm tháng 5 và vụ mùa tháng 10. Sauvụ mùa, muốn cho ruộng lấy lại mầu mỡ như trước, ngòai phân bón, nông dân phảicày vỡ xong xếp những tảng đất ấy lên như ta xếp gạch, hòn nọ chồng trên hòn kia,cao khỏang 80-100cm, kéo dài suốt chiều dọc hay chiều ngang của ruộng, gọi làxếp ải. Mặt trời rọi ánh nắng mùa Đông qua những chồng ải và gió heo may hunhút thổi làm đất khô đi, mềm tơi ra, lấy lại những chất mầu mỡ nhất là khi ải gặpnước liền tan ra dễ dàng vì đất trở nên xốp, cây lúa gặp đất này là bắt rễ nhanhchóng, phát triển mau lẹ. Nếu không xếp ải, đất bị chai, quánh, cứng như đá câylúa khó lòng bắt rể và nẩy nở được.Ải đã phơi kĩ, đủ nắng nhưng khi đổ ải không nhiều nước thì cũng không tốt:Ải thâm không bằng dầm ngấu.Việc chọn giống thóc tốt rất ảnh hưởng đến cây lúa sau này:Tốt giống, tốt mạ.Tốt mạ, tốt lúa.Nhà nông phải biết những nguyên nhân làm cây lúa không phát triển, như mùaĐông heo may se lạnh quá lúa co cụm lại, mùa Hè ruộng thường thiếu nước:Đông chết seHè chết nước.Làm ruộng phải đúng thời tiết mới mong có kết quả tốt. Làm trái thời tiết dễ thấtbại:Bươn chải không bằng phải thì.Có nhiều người cứ nghĩ mỗi cụm lúa là một lượm lúa nên cố cấy dày. Cấy dày quácây lúa chen chúc không đủ đất ăn sẽ không cho thóc:Cấy thưa thừa thócCấy dày cóc được ăn.Cấy thưa hơn bừa kĩ..Thừa mạ thì bán, chớ có cấy dày ăn rơm. Theo kinh nghiệm, người thợ cấy biếtphải đặt cây lúa cách khỏang bao nhiêu, thí dụ hai gang tay một cây thì cứ con mắthọ nhìn cũng y khỏang cách, không sai biệt bao nhiêu.Vụ lúa mùa, phải cấy sâu cây lúa mới vững. Còn vụ chiêm, vì đã xếp ải lại nhiềunước, cấy nông hơn cây lúa cũng dễ bắt rễ.Tháng sáu thì cấy cho sâuTháng chạp cấy nhảy mau mau mà về.Khi cây lúa đã cấy xong rồi, có hai việc cần làm thường xuyên để săn sóc ruộnglúa là cào cỏ và tát nước. Ruộng không thể để khô, nếu thấy ruộng kém nước làphải tát nước vào. Cây lúa mọc lên, cỏ cũng cứ thế mọc theo, tranh đất với lúa. Lúcnày các cô thôn nữ phải cầm mỗi người một cái cào ra ruộng, đi từng luống càocho cỏ bật gốc và cỏ sẽ chềt. Những dúm cỏ đó, các cô dùng chân đạp dúi sâuxuống bùn, cỏ thối ra lại thành phân bón lúa.Nắm cỏ, giỏ thóc.Như đã nói, làm nghề nông ở xứ ta dựa vào thời tiết rất nhiều. Nếu không đóanđược thời tiết nhiều khi hư hỏng cả vụ lúa đã đến lúc được ăn:Xanh nhà hơn già đồngnghĩa là thà gặt non một chút đưa về nhà còn hơn để ở ngòai đồng lỡ mưa giógiông bão đến bất ngờ, lúc đó không kịp gặt thì gần như mất trắng.Lúa gặt về sân rồi, phải qua nhiều công đọan mới thành ra những thúng thóc. Ngàymùa, mưa gió là đại họa cho nôn ...

Tài liệu được xem nhiều: