Thông tin tài liệu:
Chiến lược công nghiệp phải dựa trên phân tích tình hình thế giới và vị trí hiện tại và tương laicủa Việt Nam trong bối cảnh đó. Các xu hướng phát triển ở Đông Á đặc biệt quan trọng. Người takhông thể lập chính sách chỉ dựa trên nhu cầu và mong muốn trong nước nữa
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới chính sách công nghiệp2(1) Chiến lược công nghiệp phải dựa trên phân tích tình hình thế giới và vị trí hiện tại vàtương laicủa Việt Nam trong bối cảnh đó. Các xu hướng phát triển ở Đông Á đặc biệt quan trọng.Người takhông thể lập chính sách chỉ dựa trên nhu cầu và mong muốn trong nước nữa.(2) Trong nền kinh tế thị trường, việc công ty nào hay sản phẩm nào cuối cùng sẽ dành phầnthắngđược quyết định bởi cầu của thị trường và nỗ lực của mỗi công ty, không phải do các chỉ tiêumàchính phủ đưa ra.(3) Chính sách công nghiệp phải mang tính gián tiếp và hướng dẫn chứ không mang tính trựctiếpvà bắt buộc. Chính phủ Việt Nam phải tạo ra các công cụ và kênh chính sách để tạo điềukiện chocác doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài, các thành phần đang ngày càng trở nên quan trọng ởViệtNam.Rõ ràng là phương pháp lập kế hoạch định lượng đã lỗi thời và cần phải được thay thế bằngmộtkhung chính sách mới. Sự cần thiết phải cải cách chính sách được công nhận rộng rãi tronggiới lậpchính sách, nhưng những bước cụ thể để đạt được điều đó thì chưa được xác định. Vì vậy,phươngpháp lập kế hoạch cũ vẫn tiếp tục được sử dụng khi xây dựng chính sách công nghiệp baogồm cảKế hoạch 5 năm hiện nay và một số lượng lớn các quy hoạch tổng thể cho từng ngành côngnghiệp.Trong nền kinh tế thế giới, công nghiệp hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế không phải làmột khókhăn mới xuất hiện. Trong quá khứ, rất nhiều nước đã phải đối mặt với thách thức này vàđạt đượcnhững kết quả rất khác nhau, từ thành công rực rỡ đến thất bại thảm hại. Giống như nhiềutrườnghợp khác, việc sao chép nguyên si chính sách của các nước khác vào Việt Nam sẽ không manglạikết quả tốt đẹp vì tình hình ở các nước rất khác nhau. Nhưng nếu những bài học từ các nướckhácđược đánh giá cẩn thận và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế mới, giải pháp vượtqua thửthách này sẽ trở nên khá rõ ràng. Dưới đây, chúng tôi xin đề xuất tách biệt bài học còn có thểápdụng cho Việt Nam và các yếu tố chính sách mới hình thành.Khung chính sách vẫn còn có thể áp dụng cho Việt NamMặc dù tình hình thay đổi theo thời gian và từng nước, khung chính sách chung để xây dựngchínhsách công nghiệp là giống nhau. Những gì cần phải điều chỉnh theo đặc điểm riêng của mỗinước làcác yếu tố cụ thể trong khung chính sách đó, chứ không phải bản thân khung chính sách. Việcxâydựng chính sách công nghiệp cần được tiến hành theo trình tự lôgíc được nêu lên dưới đây.Tất cảcác quy hoạch tổng thể phải theo cấu trúc chung này.Thứ nhất, điều kiện bên ngoài phải được phân tích cẩn thận. Trong trường hợp Việt Nam,tình hìnhở khu vực Đông Á - Trung Quốc và ASEAN4 - có vai trò chủ chốt. Nhật Bản, Mỹ và EU cũngquan trọng với tư cách là các thị trường tiêu thụ và các nước cung cấp FDI và công nghệ.Nhữngcam kết quốc tế như FTA và việc gia nhập WTO cũng phải được xem xét.Thứ hai, tiềm năng trong nước phải được đánh giá không kém phần kỹ lưỡng và phải đượcđặttrong bối cảnh các điều kiện quốc tế nêu trên. Trong trường hợp của Việt Nam, tổng giá trịFDI,3các ngành công nghiệp hỗ trợ, chi phí kinh doanh, cung về lao động có kỹ năng, nguồn chotăngtrưởng và mức độ tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực hiện tại phải được nghiên cứu.Thứ ba, các mục tiêu tham vọng nhưng thực tế phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giácácyếu tố bên ngoài và bên trong. Các mục tiêu này phải là các mục tiêu tham vọng theo nghĩachúngsẽ biến đổi Việt Nam, một cách mạnh mẽ và kiêu hãnh, thành một nền kinh tế công nghiệpcó vaitrò đáng kể. Các mục tiêu này cũng phải là các mục tiêu thực tế theo nghĩa việc kết hợp chínhsáchđúng đắn và nỗ lực hết mình của doanh nghiệp sẽ có thể đạt được những mục tiêu đó.Thứ tư, để đạt được những mục tiêu này, cần phải xây dựng và thực hiện các kế hoạch hànhđộng.Những kế hoạch hành động này càng cụ thể càng tốt, được xây dựng kèm theo các thời gianbiểu vàmục tiêu giữa kỳ hợp lý. Cần phải dự thảo các luật cần thiết và cử một nhóm công tác cónăng lựcphù hợp để thực hiện kế hoạch hành động đề ra.Thật sự là tất cả các chiến lược công nghiệp của nước Nhật hiện đại, từ giữa thế kỷ 19 chođến nay,đều được xây dựng theo phương pháp này. Khi ngành công nghiệp dệt hiện đại được đưa vàoNhậtBản năm 1883, mục tiêu là sản xuất sợi bông có thể cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu từAnh.Ông Eiichi Shibusawa, một doanh nhân tài năng và các đồng sự của mình đã tổ chức vốn, côngnghệ và quản lý sản xuất để thành lập Công ty Xe sợi Osaka. Vào đầu thế kỷ 20, Nhật Bảnđã trởthành nước xuất khẩu sản phẩm dệt lớn nhất trên thế giới. Tương tự, khi Bộ Ngoại thươngvà Côngnghiệp (MITI) thực hiện chính sách thúc đẩy ngành cơ khí và điện tử vào những năm 1960,mụctiêu là để sống sót và cạnh tranh có hiệu quả với các đối thủ sừng sỏ nước ngoài (đặc biệt làM ỹ)trong khi phải giảm thuế toàn diện theo yêu cầu gia nhập OECD và Vòng đàm phán Kennedy.Ngành cơ khí và điện tử đã dần trở thành những trụ cột vững chắc của nền kinh tế ...